Những điều nên và không nên làm trong ngày Rằm tháng Giêng
Cúng rằm tháng Giêng 2024 thế nào? Lưu ý khi cúng Rằm tháng Giêng, tránh điều kiêng kỵ, được VnAsk tổng hợp trong bài viết dưới đây mời các bạn cùng theo dõi để biết những điều nên và không nên làm trong ngày Rằm tháng Giêng.
Cúng rằm tháng Giêng 2024
- I. Rằm tháng Giêng 2024 là ngày nào?
- II. Những điều nên làm trong dịp Tết Nguyên Tiêu
- III. Những kiêng kỵ trong Rằm tháng Giêng
- 1. Kiêng để có tiếng khóc trong nhà
- 2. Kiêng sát sinh
- 3. Không đến nơi nhiều âm khí
- 4. Kiêng quan hệ nam nữ
- 5. Kiêng không cho mượn tiền
- 6. Kiêng mặc quần áo đen trắng
- 7. Kiêng đổ vỡ đồ đạc
- 8. Kiêng để hết gạo hết lửa trong nhà
- 9. Cẩn trọng lời ăn tiếng nói
- 10. Kiêng không cắt tóc nhổ răng
- 11. Kiêng chải tóc soi gương nửa đêm
- 12. Kiêng sinh con gái ngày rằm tháng Giêng
- 13. Kiêng câu cá ngày trăng tròn
- 14. Kiêng ngồi ăn ở bàn có góc nhọn
- 15. Kiêng dùng nến trang trí nhà cửa
I. Rằm tháng Giêng 2024 là ngày nào?
Năm nay, cúng Rằm tháng Giêng 2024 diễn ra vào ngày 15 tháng 1 năm Giáp Thìn, tức thứ bảy ngày 24/2/2024.
II. Những điều nên làm trong dịp Tết Nguyên Tiêu
Những việc làm trong ngày Rằm tháng Giêng luôn được người Việt coi trọng và chú ý. Cùng VnAsk tìm hiểu về những việc nên làm vào Rằm tháng Giêng để gặp may mắn, thành công cả năm này nhé:
1. Dọn dẹp ban thờ ngày Rằm tháng Giêng
Vào ngày rằm tháng Giêng, các gia đình nên lau dọn bàn thờ. Khi làm việc này lưu ý không xê dịch bát hương, trước khi lau dọn nên thắp 1 nén hương khấn xin Thần linh Thổ địa, tổ tiên về việc sẽ lau dọn ban thờ để chuẩn bị lễ cúng Rằm tháng Giêng.
2. Sắm đồ cúng lễ Rằm tháng Giêng
Nên mua hoa tươi để dâng ban thờ, tuyệt đối không dùng hoa quả giả, hoa để dâng ban thờ thường là hoa cúc vàng, cúc vạn thọ, huệ trắng.
Ngày rằm tháng Giêng các gia đình sắm 2 lễ: Lễ cúng Phật và lễ cúng gia tiên. Lễ cúng Phật là mâm lễ chay tinh khiết gồm hương, hoa, đèn, nến, hoa quả tươi. Lễ cúng gia tiên có hương hoa, đèn nến, trầu cau, rượu và mâm cỗ mặn gồm nhiều món như thịt gà luộc, đĩa giò, đĩa xào, bát canh.
3. Phải sử dụng đồ mới để cúng lễ
Các đồ dùng để đựng các lễ cúng mặn như bát, đĩa, đũa, thìa... cần phải sử dụng những đồ mới, hoặc đồ riêng biệt. Không nên dùng những đồ đã dùng chung, sẵn với các việc khác trong gia đình. Bởi, đồ thờ cúng cần phải sạch sẽ, không uế tạp.
4. Lưu ý khi thắp hương cúng Rằm tháng Giêng
Khi thắp hương, người ta thường thắp theo số lẻ, bởi số lẻ tượng trưng cho phần âm. Do đó, có thể thắp 1, 3, 5, 7 hoặc 9 nén hương trên mỗi bát hương.
Chú ý khi thắp hương cần phải ăn mặc chỉnh tề, không mặc quần đùi, áo cộc hay ăn mặc luộm thuộm...
Khi khấn cần phải liền mạch, thành tâm cúng bái nhằm thể hiện sự tôn trọng với các vị phật, thần linh và tổ tiên.
5. Ý nghĩa của số nén hương khi thắp
Ý nghĩa của việc thắp các nén hương (nhang) theo quan niệm dân gian như sau:
- Thắp 1 nén: ngụ ý bình an.
- Thắp 3 nén: có thể linh ứng báo tin, bảo vệ người trong nhà và đánh đuổi tai ương.
- Thắp 5 nén: là cách mà các thầy pháp dự báo hung cát cho người khác hoặc mời gọi thần linh.
- Thắp 7 nén: dùng để mời gọi thiên thần, thiên binh thiên tướng, nếu không phải việc bất đắc dĩ thì không nên dùng hương này.
- Thắp 9 nén: tín hiệu cầu cứu, nếu như bất đắc dĩ, không còn nơi nào cầu giúp đỡ, nhân lực không thể cứu vãn, hi vọng Ngọc Hoàng Đại Đế và Thập điện Diêm Vương cứu giúp muôn dân, cứu khổ cứu nạn. Chín nén hương thường được bày theo ba hàng ba cột.
Không nên đốt quá nhiều vàng mã
Nhà nghiên cứu văn hóa Trịnh Sinh cho rằng từ một ngày lễ có nguồn gốc từ Trung Hoa, rằm tháng Giêng đã trở thành một ngày Tết mang bản sắc rất riêng của người Việt, thấm nhuần Phật pháp.
Trọng tâm của hội rằm tháng Giêng tại các chùa là lễ cầu quốc thái dân an, cầu nguyện an lành, khỏe mạnh, no đủ, thịnh vượng. Người dân có thể tham dự những lễ cầu an này. Tuy nhiên đạo Phật không dạy phải đốt vàng mã cho người đã mất, cũng không cổ súy việc đốt vàng mã, vừa phí phạm lại ô nhiễm môi trường. Vậy nên người dân đi lễ nên bằng tấm lòng kính, chứ không phải cố sắm mâm cao cỗ đầy, hoặc đốt quá nhiều vàng mã gây lãng phí.
III. Những kiêng kỵ trong Rằm tháng Giêng
Tháng Giêng là một tháng quan trọng bởi đây là tháng khởi đầu của một năm mới, khởi đầu của năm Giáp Thìn. Chính vì vậy những điều kiêng kỵ trong tháng Giêng thường được người xưa truyền nhau và lưu giữ cho tới bây giờ. Làm gì thì làm, song chớ phạm phải những điều cấm kỵ rằm tháng Giêng kẻo bớt phần may mắn. Để biết đó là những kiêng kỵ gì, hãy cùng theo dõi bài viết dưới đây:
1. Kiêng để có tiếng khóc trong nhà
Người xưa thường nói “đi lễ quanh năm không bàng ngày rằm tháng Giêng” nhằm chỉ sự quan trọng của ngày này. Chính vì vậy, trong ngày này bạn nên kiêng để trẻ con khóc, bởi trẻ con khóc sẽ làm gia đình không may mắn, dễ xảy ra một số việc không mong muốn, vào ngày này cha mẹ không nên để con cái khóc nhiễu.
2. Kiêng sát sinh
Nếu sát sinh trong ngày rằm tháng Giêng sẽ bị suy giảm tài vận, gặp tai nạn, bệnh tật, trong khi các loại thịt như thịt chó, mèo, vịt... thường được cho là sẽ mang lại xui xẻo.
3. Không đến nơi nhiều âm khí
Trong ngày rằm tháng Giêng bạn nên kiêng đi đến những nơi âm khí nặng như mồ mả, nơi hoang vu hoặc bệnh viện, nhất là những người sức khỏe yếu kém, sẽ bị vận xui đeo bám.
4. Kiêng quan hệ nam nữ
Trong ngày Tết, mùng 1, ngày rằm, người phương Đông có quan niệm kiêng khem, tránh việc gần gũi nam nữ. Bởi lẽ, theo quan niệm cổ xưa, việc quan hệ nam nữ vào những ngày này sẽ dẫn đến những điều vận hạn đen đủi, không may mắn, thậm chí là đại hạn.
5. Kiêng không cho mượn tiền
Cho mượn cũng giống như là bạn đang cho đi tài khí của chính mình, tài vận sẽ kém.
6. Kiêng mặc quần áo đen trắng
Trong ngày này bạn nên mặc quần áo màu sắc tươi tắn một chút, nên kiêng mặc đồ màu trắng và màu đen vì hai màu này liên quan đến người đã mất. Người mặc hai màu đen trắng vào ngày này làm việc gì cũng khó thành.
7. Kiêng đổ vỡ đồ đạc
Trong ngày rằm tháng Giêng bạn nên tránh đánh vỡ, làm hỏng đồ đạc trong nhà, bởi vì điều đó đồng nghĩa với việc năm tới tài phúc hao tổn, mọi việc diễn ra khó lòng như ý.
8. Kiêng để hết gạo hết lửa trong nhà
Ngày rằm tháng Giêng là ngày đặc biệt trong năm nên bạn không được để thùng gạo trong nhà lộ đáy, thùng gạo trống rỗng chẳng khác gì nhà bạn sẽ đói kém. Bên cạnh đó, bạn cũng không nên để trong nhà hết lửa bởi lửa tượng trưng cho sự may mắn, hòa thuận giữa các thành viên trong gia đình bạn.
9. Cẩn trọng lời ăn tiếng nói
Trong ngày rằm tháng Giêng cần đặc biệt lưu ý trong lời nói, tránh đề cập tới chuyện xui xẻo, điềm gở bởi có thể gặp nhiều điều không may. Nếu nói tục, chửi bậy hay bôi nhọ, xúc phạm người khác sẽ dễ gặp chuyện thị phi, rắc rối.
10. Kiêng không cắt tóc nhổ răng
Người xưa thường nói rằng “cái răng cái tóc là góc con người” nên trong ngày này bạn không nên cắt tóc nhổ răng để bảo vệ sức khỏe của mình.
11. Kiêng chải tóc soi gương nửa đêm
Nghe có vẻ kì lạ vì chải tóc soi gương đâu có động chạm đến ai, nhưng theo quan niệm dân gian, đây là điều nên tránh trong đêm rằm tháng Giêng, bởi lúc này ngày đêm giao thoa, các cô hồn dã quỷ vất vưởng ngoài đường.
Khi chải tóc, tóc rụng thì dương khí cũng theo đó mà toát ra, dương suy âm thịnh, còn gương lại là cánh cửa thông giữa âm dương. Nếu bạn có thói quen chải tóc soi gương trước khi đi ngủ thì hãy tạm dừng điều này lại, ít nhất là trong đêm rằm tháng đầu tiên của năm mới nhé.
12. Kiêng sinh con gái ngày rằm tháng Giêng
“Trai mồng 1, gái hôm rằm”, điều này đã ăn sâu vào trong tâm thức của người Việt Nam. Người xưa quan điểm rằng các em bé sinh vào thời điểm này là ngày độc, sẽ rất khó nuôi. Đó là thời điểm mà năng lượng âm của đất trời cực vượng, ảnh hưởng nhiều đến vận khí của các bé.
Tuy nhiên, con cái là lộc trời cho, dù cuộc đời có những lúc khó khăn nhưng cũng có cơ hội thăng hoa rực rỡ.
13. Kiêng câu cá ngày trăng tròn
Vào ngày rằm, người ta kiêng đi câu cá vì cho rằng điều đó sẽ đem tới vận xui, khiến cho người đi câu gặp phải những chuyện ngoài ý muốn.
14. Kiêng ngồi ăn ở bàn có góc nhọn
Ý nghĩa của Tết Nguyên Tiêu rằm tháng Giêng là đoàn viên, vì thế mà việc ngồi ăn ở bàn có góc nhọn là điều cấm kỵ, bởi nó mang lại sát khí, gây bất lợi cho tình cảm gia đình.Đặc biệt cần phải chú ý điều này trong bữa cơm gia đình, tốt nhất nên chọn bàn hình tròn hay hình bầu dục để thể hiện sự viên mãn, đủ đầy, gia đình hòa thuận, cát khí lan tràn
15. Kiêng dùng nến trang trí nhà cửa
Ánh nến lung linh mờ ảo được những người lãng mạn vô cùng ưa chuộng. Bữa tối dưới ánh nến có lẽ là điều mà cô gái nào cũng thấy rung động trong lòng.
Song phong thủy cho rằng phòng ăn nên dùng đèn chiếu sáng thay vì nến, bởi ánh nến tuy lãng mạn nhưng không mang ý tốt lành, tượng trưng cho điềm xui xẻo hay tang thương sắp tới.
Tuy nhiên, những thông tin trên chỉ là quan niệm dân gian, lời truyền miệng từ đời này sang đời khác chỉ mang tính tham khảo. May mắn của mỗi người phụ thuộc nhiều vào bản thân họ.
16. Không để bàn thờ bụi bẩn
Trước khi cúng rằm tháng Giêng, các gia đình cần lau chùi, dọn dẹp bàn thờ gia tiên cho sạch sẽ. Nên thắp một nén nhang khấn xin thần linh, tổ tiên về việc lau dọn. Tuyệt đối không xê dịch bát hương trong quá trình lau dọn bàn thờ. Các vật phẩm cúng được bày biện gọn gàng, đúng thứ tự, tránh đổ vỡ.
(*) Một số thông tin chỉ mang tính tham khảo, chiêm khảo.
Trên đây VnAsk.com vừa gửi tới bạn đọc bài viết Những điều nên và không nên làm trong ngày Rằm tháng Giêng để cả năm may mắn. Hi vọng qua bài viết này bạn đọc có thêm tài liệu bổ ích nhé.
Tham khảo thêm các bài viết khác tại VnAsk.com
Xem thêm
Cách trang trí bàn thờ gia tiên đám cưới đẹp, đơn giản
Ý nghĩa ngày Thương binh liệt sỹ là gì? Các hoạt động tri ân, tưởng nhớ
Bài phát biểu ngày 26/3 hay và ý nghĩa nhất
Ngày Sách Việt Nam 2023 là ngày nào? Ý nghĩa ngày Sách Việt Nam
Hình ảnh chúc Tết Đoan Ngọ đẹp kèm lời chúc hay, ý nghĩa
Ngày 15/8 là ngày gì? Ngày 15 tháng 8 là cung gì?
21/4 là ngày gì? 21 tháng 4 là cung gì?
10/6 là ngày gì? Ngày 10 tháng 6 thuộc cung gì?
Tết Đoan Ngọ tiếng Trung là gì? Tết Đoan Ngọ ở Trung Quốc bắt nguồn từ đâu?