Nguyệt thực là gì? Hiện tượng nguyệt thực xảy ra khi nào, do đâu?

Cập nhật: 28/03/2024

Nguyệt thực là gì? Hiện tượng nguyệt thực xảy ra khi nào, do đâu? Để trả lời những câu hỏi này, mời bạn theo dõi bài viết dưới đây của nhé.

Nguyệt thực là gì?

1.

Hiện tượng nguyệt thực là gì? Nguyên nhân nào dẫn đến hiện tượng nguyệt thực? Trước hết, bạn cần biết rằng, Mặt Trăng không tự phát ra ánh sáng. Sở dĩ chúng ta có thể nhìn thấy vệ tinh tự nhiên duy nhất của Trái Đất là do Mặt Trăng phản lại ánh sáng của Mặt Trời chiếu vào nó.

Thế nhưng, thời điểm Mặt Trăng, Trái Đất, Mặt Trời thẳng hàng với nhau thì ánh sáng của Mặt Trời chiếu đến Mặt Trăng bị Trái Đất chặn lại, tức là Mặt Trăng bị khuất sau bóng Trái Đất nên bị tối đen dần. Và hiện tượng này chính là nguyệt thực.

Vì Trái Đất chỉ chắn được một phần ánh sáng của Mặt Trời nên nguyệt thực chỉ có thể xảy ra khi Mặt Trăng đi qua một số vùng của bóng Trái Đất.

>> Xem thêm: [Giải thích] Nhật thực là gì? Hiện tượng nhật thực xảy ra khi nào?

Nguyệt thực là gì

Hiện tượng nguyệt thực có mấy loại?

2.

Hiện tượng nguyệt thực được phân loại gồm 3 loại là nguyệt thực toàn phần, nguyệt thực nửa tối và nguyệt thực một phần.

  • Nguyệt thực toàn phần: Hiện tượng này xảy ra khi Mặt Trăng đi vào vùng bóng tối (Umbra) của Trái Đất. Khi đó, Mặt Trăng sẽ bị che khuất hoàn toàn. Khi hiện tượng này xảy ra chỉ có các tia Mặt Trời có bước sóng dài (đỏ, cam) chiếu tới Mặt Trăng, các tia sáng bước sóng ngắn đã bị bầu khí quyển ở vùng rìa Trái Đất cản lại hết. Mặt Trăng phản xạ lại ánh sáng đỏ, cam này, khi quan sát từ Trái Đất chúng ta sẽ thấy Mặt Trăng có màu đỏ tối. Hiện tượng này được gọi là trăng máu.
  • Nguyệt thực một phần: Hiện tượng nguyệt thực một phần này xảy ra khi Mặt Trời, Trái Đất và Mặt Trăng nằm trên đường gần thẳng. Khi đó, Mặt Trăng bị khuyết đi một phần do chỉ có một phần ở vùng bóng tối của Trái Đất.
  • Nguyệt thực nửa tối: Nó xảy ra khi Mặt Trăng đi vào vùng bóng nửa tối (Penumbra) của Trái Đất nên độ sáng của hành tinh này chỉ giảm đi một chút. Nguyệt thực bán phần rất khó quan sát được bằng mắt thường.

>> Xem thêm: 20+ hình ảnh nguyệt thực đẹp nhất

Hiện tượng nguyệt thực 2021 xảy ra khi nào?

3.

Theo NASA, ở vùng quan sát thuận lợi nhất, nguyệt thực một phần dài nhất thế kỷ sẽ kéo dài tận 3 giờ, 28 phút và 23 giây rạng sáng ngày 19-11 sắp tới.

Rất tiếc Việt Nam của chúng ta chỉ nằm ở khu vực "rìa" của vùng có thể quan sát nguyệt thực một phần dài nhất thế kỷ. Theo tính toán của trang Date and Time, định vị tại TP HCM cho thấy tổng thời gian quan sát là 1 giờ, 36 phút và 56 giây. Góc nhìn từ TP HCM bất lợi bởi dự báo thời tiết cho thấy trời sẽ nhiều mây.

Tại Việt Nam, vào ngày 19/11 tới, bạn sẽ chỉ thấy Mặt Trăng ửng đỏ một góc trong một quãng thời gian ngắn, trước và sau đó là "nguyệt thực nửa tối", tức Mặt Trăng không đổi màu mà sẽ có một chiếc bóng mờ lướt qua ở phần trên của Mặt Trăng. (Nguồn: Nguoilaodong.vn).

Nguyệt thực là gì

>>> Xem thêm:

Hy vọng rằng qua bài viết này, bạn đã biết được nguyệt thực là gì và hiện tượng nguyệt thực xảy ra khi nào, do đâu. Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết.

Nếu có nhu cầu trang bị các sản phẩm đồ gia dụngđiện máy điện lạnhy tế sức khỏethiết bị văn phòng... chính hãng, chất lượng, bạn vui lòng tham khảo và đặt mua tại website  hoặc liên hệ tới số hotline bên dưới để được nhân viên hỗ trợ thêm.