Lễ ăn hỏi gồm những gì? Ý nghĩa các lễ vật trong đám hỏi
Lễ ăn hỏi (hay còn được gọi là đám hỏi, lễ đính hôn) là một trong những nghi lễ truyền thống, có ý nghĩa quan trọng trong phong tục cưới hỏi của người Việt Nam từ xưa tới nay. Vậy lễ ăn hỏi gồm những gì? Ý nghĩa các lễ vật trong đám hỏi ra sao? Mời bạn theo dõi bài viết này của chúng tôi để có được câu trả lời nhé!
Ý nghĩa của lễ ăn hỏi
Lễ ăn hỏi là một nghi thức quan trọng trong phong tục cưới hỏi của người Việt. Trong lễ ăn hỏi, gia đình nhà trai sẽ chuẩn bị lễ vật mang tới nhà gái, trước là để dâng lên ban thờ tổ tiên của nhà gái, sau là để xin phép gia đình nhà gái cho chú rể và cô dâu được se duyên.
Nghi lễ ăn hỏi này chính là một hình thức để hợp thức hóa mối quan hệ của đôi bạn trẻ, sau lễ ăn hỏi họ sẽ trở thành vợ chồng sắp cưới của nhau. Lễ ăn hỏi cũng là dịp để nhà trai thể hiện sự chu đáo, thành ý của mình, sự tôn trọng, biết ơn tới gia đình nhà gái đã có công sinh thành, nuôi dạy cô dâu. Bên cạnh đó, đây cũng là dịp để 2 bên gia đình cùng ngồi lại để trao đổi, bàn bạc về lễ cưới chính thức của đôi bạn trẻ.
Nghi lễ đám hỏi gồm những thủ tục gì?
Mặc dù mỗi vùng miền, địa phương sẽ có những nghi lễ, thủ tục riêng cho đám hỏi, tuy nhiên về cơ bản thì một đám hỏi sẽ bao gồm các thủ tục sau đây:
- Mời nước, trò chuyện, rước lễ vật: Hai bên gia đình sẽ cùng nhau ngồi nói chuyện, giới thiệu các thành phần tham dự. Nhà trai sẽ có đại diện đứng lên phát biểu, đồng thời trao mâm quả cho nhà gái để tiến hành nghi thức ăn hỏi. Nhà gái cũng có đại diện phát biểu, chấp nhận mâm lễ của nhà trai.
- Cô dâu ra mắt 2 bên gia đình: Sau khi 2 bên gia đình nói chuyện xong, chú rể sẽ vào phòng đón cô dâu ra để ra mắt 2 bên họ hàng.
- Thắp hương gia tiên tại nhà gái: Sau khi cô dâu ra mắt 2 bên gia đình, mẹ của cô dâu (hoặc đại diện nhà gái) sẽ lấy mâm lễ mà nhà trai mang tới đem lên ban thờ gia tiên để cô dâu, chú rể thực hiện thắp hương báo cáo với các bậc bề trên.
- Bàn về lễ cưới: Hai bên gia đình sẽ tiếp tục bàn về thủ tục của ngày cưới. Trong thời gian này, chú rể và cô dâu có thể chụp ảnh kỷ niệm với bạn bè...
- Lại quả nhà trai: Nhà gái sẽ lấy một số lễ vật mà nhà trai mang tới và đưa lại cho nhà trai, đây gọi là lễ lại quả (hay lễ lại mặt). Sau đó, nhà trai sẽ xin phép để quay về.
>> Xem thêm: Những bài phát biểu trong lễ ăn hỏi của đại diện họ nhà gái, nhà trai hay
Lễ ăn hỏi gồm những gì? Ý nghĩa các lễ vật trong đám hỏi
Tùy thuộc vào từng vùng miền, phong tục của từng địa phương mà lễ vật trong đám hỏi sẽ khác nhau. Số lượng các tráp ăn hỏi cũng sẽ khác nhau tùy vào vùng miền, ví dụ như ở miền Bắc, các tráp ăn hỏi sẽ là số lẻ 3, 5, 7 hoặc 9 tráp còn ở miền Nam thì số tráp ăn hỏi lại là số chẵn 4, 6, 8 hoặc 10 tráp.
Mặc dù có sự khác nhau, tuy nhiên, lễ ăn hỏi ở cả 3 miền cũng có những nét tương đồng về các mâm lễ chính. Dưới đây sẽ là những mâm lễ cơ bản, thường thấy trong các đám hỏi ở cả 3 miền và ý nghĩa các lễ vật trong đám hỏi. Mời bạn cùng theo dõi nhé.
Mâm trầu cau
Dù là đám hỏi ở vùng miền nào thì cũng không thể thiếu được sự hiện diện của mâm trầu cau. Cha ông ta từ xưa đã có câu "miếng trầu là đầu câu chuyện". Chính vì thế, đây là mâm lễ vật không thể nào thiếu trong đám hỏi của người Việt Nam.
Quả cau tròn trịa cùng với lá trầu xanh tượng trưng cho tình yêu lâu bền, son sắt, mặn nồng của đôi vợ chồng trẻ. Theo quan niệm của thời xưa, trầu cau còn thể hiện cho tấm lòng thủy chung của đôi lứa, thể hiện cho sự gắn bó và ước mong một cuộc sống lâu bền, hạnh phúc sau này.
Mâm rượu, trà và thuốc lá
Mâm lễ này thể hiện cho lời xin phép của cháu con gửi tới ông bà, gia tiên, đồng thời cầu mong ông bà, gia tiên phù hộ, chứng giám cho lòng thành kính, hiếu thảo của con cháu và phù hộ cho đám cưới của đôi bạn trẻ được diễn ra thuận lợi, vui vẻ.
Vị cay nồng của rượu cùng vị thơm đắng của trà cũng sẽ góp thêm những hương vị cho cuộc sống mới của đôi bạn trẻ thêm ấm áp, nồng nàn hơn.
Mâm bánh ăn hỏi
Mâm lễ này có thể là bánh cốm, bánh phu thê, bánh kem, bánh pía... Đây đều là những loại bánh truyền thống và được sử dụng nhiều trong các đám hỏi. Trong số đó, bánh phu thê được sử dụng phổ biến hơn cả bởi nó gắn liền với câu chuyện đầy ý nghĩa về tình cảm vợ chồng, thể hiện mong ước về tình yêu mặn nồng, bền chặt.
Mâm bánh cũng thể hiện cho sự cân bằng về Âm - Dương, biểu trưng cho sự hài hòa của trời đất, thể hiện sự gắn bó bền chặt của vợ chồng.
Mâm hoa quả
Mâm trái cây tươi cũng là một trong những mâm lễ vật thường thấy trong các lễ ăn hỏi. Người ta thường lựa chọn những loại quả thơm, có vị ngọt như xoài, táo, nho, na... để thể hiện cho lời chúc phúc tới đôi bạn trẻ sớm được con đàn, cháu đống, hạnh phúc sum vầy. Ngoài ra, ở một số địa phương còn kiêng chọn những loại quả có vị cay, chát, đắng hay các loại quả như lê, cam...
Mâm mứt sen, trà
Mâm lễ này thường có trong các đám hỏi của người miền Bắc. Trà có vị chát, đắng nhưng đi kèm với mứt sen ngọt ngào sẽ có được sự cân bằng, hài hòa. Đây cũng chính là thể hiện cho mong ước các cặp vợ chồng mới cưới có thể hòa hợp, cân bằng, bổ trợ cho nhau để tạo nên một cuộc sống mới êm ấm, hạnh phúc.
Mâm xôi gấc
Xôi gấc thể hiện cho sự ấm no, đủ đầy, màu đỏ của xôi cũng như lời chúc phúc tới các cặp đôi.
Mâm heo quay
Mâm lễ này thường có trong lễ ăn hỏi của người miền Trung - Nam. Họ thường quan niệm đã có vị ngọt ngào của trái cây thì cần phải có vị mặn của thịt nên họ thường chọn heo sữa quay làm mâm quả trong lễ ăn hỏi.
Mâm lễ đen
Một số địa phương sẽ có mâm lễ đen bên trong có tiền mặt. Số tiền trong tráp lễ này tượng trưng cho việc thách cưới của nhà gái đối với nhà trai. Bên cạnh đó, lễ đen cũng như một lời cảm ơn, một món quà ý nghĩa để nhà trai gửi gắm tới nhà gái đã có công sinh thành, nuôi dạy cô dâu.
Hi vọng rằng với những chia sẻ trên đây của chúng tôi, bạn đã biết lễ ăn hỏi gồm những gì và ý nghĩa các lễ vật trong đám hỏi như thế nào. Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết.
Đừng quên thường xuyên truy cập website để cập nhật thêm nhiều thông tin hữu ích bạn nhé.
>> Tham khảo thêm:
- Lễ dạm ngõ là gì, cần những gì? Phân biệt dạm ngõ và ăn hỏi
- Bài khấn lễ gia tiên ngày cưới hỏi và lễ vật cần chuẩn bị
- Các mẫu nail cô dâu đơn giản, móng tay cô dâu đẹp cho ngày cưới, chụp ảnh cưới
- Những điều cần biết về trang điểm cô dâu ngày cưới
- Những kiểu tóc cô dâu đơn giản mà đẹp, dễ thương
- Cách chăm sóc da cho cô dâu và chú rể trước ngày cưới
- Ý nghĩa hoa cưới hướng dương là gì? Cách bó hoa cầm tay cô dâu hướng dương đẹp, đơn giản
- Lời mời báo hỷ hay nhất, tin nhắn báo hỷ ngắn gọn
- Lời mời đám cưới hay ngắn gọn, hài hước nhất
Xem thêm
Kinh Phật Đản
Ngày Quốc khánh là ngày gì? Ý nghĩa ngày Quốc khánh 2/9
30/4, 1/5 là thứ mấy? Có được nghỉ bù không?
Kế hoạch tổ chức ngày Quốc tế thiếu nhi 1-6
Tại sao Thất tịch ăn chè đậu đỏ? Ăn chè đậu đỏ Thất Tịch có người yêu?
Thất tịch tiếng Trung là gì? Lễ Thất tịch ở Trung Quốc như thế nào?
Ngày 5/9 là ngày gì? Tại sao khai giảng là ngày 5/9?
Mẫu nội dung thiệp cưới nhà gái, nhà trai hay, độc đáo nhất
Ngưu Lang Chức Nữ gặp nhau ngày nào, ở đâu? Sự tích Ngưu Lang Chức nữ