Đám hỏi là gì? Đám hỏi cần chuẩn bị những gì?
Đám hỏi là một trong những nghi thức quan trọng trong phong tục cưới hỏi của người Việt Nam. Để biết chắc chắn đám hỏi là gì, ý nghĩa của đám hỏi và đám hỏi cần chuẩn bị gì, mời bạn theo dõi bài viết dưới đây của chúng tôi nhé.
Đám hỏi là gì? Ăn hỏi là gì?
Đám hỏi (hay còn gọi là lễ ăn hỏi, ăn hỏi, lễ đính hôn) là một nghi thức quan trọng bậc nhất và bắt buộc phải có trước khi thực hiện lễ cưới. Trong ngày lễ ăn hỏi này, nhà trai sẽ mang sính lễ sang nhà gái để xin phép được kết duyên cau trầu với cô dâu. Sau khi thực hiện xong lễ ăn hỏi, cặp đôi sẽ chính thức trở thành vợ chồng sắp cưới của nhau và chỉ còn đợi ngày cưới chính thức để thông báo với 2 bên họ hàng cùng bạn bè gần xa.
Thành phần tham dự sẽ bao gồm:
- Nhà trai: Chú rể, ông bà, cha mẹ, các thành viên trong gia đình, họ tộc, bạn bè và đội bê tráp gồm những nam thanh niên chưa vợ.
- Nhà gái: Cô dâu, ông bà, cha mẹ, các thành viên trong gia đình, họ tộc cùng bạn bè và đội bê tráp gồm những cô gái chưa chồng (số lượng sẽ tương ứng với số nam thanh niên bê tráp của nhà trai).
>> Xem thêm: Lễ dạm ngõ là gì, cần những gì? Phân biệt dạm ngõ và ăn hỏi
Ý nghĩa của đám hỏi
Đám hỏi chính là bước khởi đầu trong quá trình về chung một nhà của cô dâu và chú rể. Đây cùng chính là dịp để 2 bên gia đình có thể thể hiện thành ý, mục đích với nhau, đồng thời báo cáo với tổ tiên, các bậc bề trên về mối nhân duyên và xin các bậc bề trên, ông bà, tổ tiên tác thành, phù hộ cho việc trọng đại diễn ra thuận lợi, cho cặp đôi được hạnh phúc bền lâu.
Ngoài ra, lễ ăn hỏi cũng thể hiện sự chu đáo, thành ý và sự tôn trọng của nhà trai dành cho nhà gái cũng như với người con dâu tương lai của gia đình, đồng thời thể hiện lòng biết ơn với nhà gái đã có công sinh thành, dưỡng dục để cô dâu trở thành dâu con của họ.
Đám hỏi cần chuẩn bị những gì?
Thông thường khi thực hiện đám hỏi, nhà trai sẽ chuẩn bị lễ vật, sính lễ để mang sang nhà gái. Các mâm lễ vật sẽ có sự khác nhau tùy thuộc vào từng vùng miền, địa phương cũng như điều kiện của từng gia đình.
Lễ vật trong nghi lễ đám hỏi ở miền Nam
Đám hỏi của người miền Nam sẽ diễn ra với các nghi thức chính như sau:
- Nghi thức rước mâm quả dẫn lễ
- Nghi thức chào hỏi, đón lễ ăn hỏi
- Nghi thức mời nước, trò chuyện
- Nghi thức đón dâu ra mắt 2 bên gia đình
- Nghi thức thắp hương bàn thờ tổ tiên
- Hai bên gia đình bàn về đám cưới
- Nghi thức lại quả
- Mời tiệc họ nhà trai
Mâm quả trong đám hỏi của người miền Nam thường được lựa chọn là số chẵn 4, 6, 8 hoặc 10. Số mâm sẽ tùy thuộc vào điều kiện của từng gia đình.
Thông thường, mâm quả trong đám hỏi của người miền Nam sẽ gồm có:
- Mâm trầu cau: Số cau được chuẩn bị trong lễ ăn hỏi của người miền Nam thường là số lẻ, 105 quả, đồng thời mỗi quả cau lại có thêm 2 lá trầu. Con số 105 có ý nghĩa cho sự sinh sôi, nảy nở, thể hiện ước mong về sự bền chặt, hạnh phúc cho các cặp đôi.
- Mâm trà, rượu, nến: Hương vị cay nồng của rượu thể hiện cho mong muốn về cuộc sống mới ấm áp, nồng nàn của đôi vợ chồng trẻ. Đặc biệt, trong đám hỏi của người miền Nam, họ nhà trai còn chuẩn bị 1 cặp nến khắc long phụng để thắp lên ban thờ của nhà gái khi diễn ra lễ ăn hỏi.
- Mâm bánh su sê: Người miền Nam quan niệm bánh su sê còn là cặp bánh âm dương, biểu trưng cho sự hài hòa của trời đất, thể hiện sự gắn bó bền chặt của vợ chồng. Vì thế, bánh su sê là lễ vật không thể nào thiếu trong đám hỏi của người miền Nam.
- Mâm xôi gấc: Xôi gấc thể hiện cho sự ấm no, đủ đầy, màu đỏ của xôi cũng như lời chúc phúc tới các cặp đôi.
- Mâm hoa quả: Người miền Nam thường chọn các loại quả như mãng cầu, đu đủ, xoài, táo và tránh các loại quả như cam, lê, lựu, chuối hay những quả có vị đắng, cay, chát...
- Mâm heo quay: Người miền Nam thường quan niệm đã có vị ngọt ngào của trái cây thì cần phải có vị mặn của thịt nên họ thường chọn heo sữa quay làm mâm quả trong lễ ăn hỏi.
Ngoài ra, các gia đình có điều kiện có thể chuẩn bị thêm nhiều mâm quả khác nhau, thậm chí có thể chọn áo quần, đồ trang sức cho cô dâu...
Lễ vật trong lễ ăn hỏi miền Bắc
Nghi lễ ăn hỏi của người miền Bắc cũng khá giống với nghi lễ của người miền Nam khi trải qua các bước như rước mâm quả dẫn lễ; chào hỏi, đón lễ ăn hỏi; mời nước, trò chuyện; đón dâu ra mắt 2 bên gia đình; thắp hương bàn thờ tổ tiên, hai bên gia đình bàn về đám cưới; nghi thức lại quả; mời tiệc họ nhà trai (tùy vùng miền, gia đình).
Các mâm lễ vật trong đám hỏi của người miền Bắc thường được chọn là số lẻ 3, 5, 7, 9 và số lượng mâm lễ cùng tùy vào điều kiện của mỗi gia đình.
Thông thường, các mâm lễ sẽ gồm:
- Nếu là 3 tráp thì gồm: Trầu cau, chè, mứt hạt sen.
- Nếu là 5 tráp thì gồm: Trầu cau, chè, mứt sen, rượu và thuốc lá, bánh cốm (hoặc bánh phu thê).
- Nếu là 7 tráp thì gồm: Trầu cau, chè, bánh cốm, rượu và thuốc lá, bánh phu thê, bánh đậu xanh, lẵng hoa quả kết hình rồng phượng.
- Nếu là 9 tráp thì gồm: Trầu cau, chè, bánh cốm, rượu và thuốc lá, bánh phu thê, bánh đậu xanh, lẵng hoa quả kết hình rồng phượng, hạt sen, heo quay.
Ngoài các mâm lễ vật thì nhà trai cũng có thể chuẩn bị mâm lễ đen gồm tiền hoặc vàng mà nhà gái thách cưới. Lễ đen không mặc định con số cụ thể là bao nhiêu mà hoàn toàn tùy thuộc vào từng địa phương, từng gia đình.
Lễ vật đám hỏi của người miền Trung
Nghi lễ thực hiện đám hỏi của người miền Trung cũng khá giống với nghi lễ của miền Bắc và miền Nam. Về lễ vật, người miền Trung thường sẽ chuẩn bị 5 mâm lễ vật cho đám hỏi, số mâm này cũng có thể thay đổi tùy vào điều kiện kinh tế của từng gia đình.
Các mẫm lễ trong đám hỏi của người miền Trung thường gồm: Trầu cau, mâm trà và rượu, mâm bánh kem, mâm nem chả, mâm ngũ quả. Ngoài ra, nhà trai cũng sẽ chuẩn bị 1 mâm nhỏ bên trong có tiền mặt gọi là mâm lễ đen. Với những gia đình khá giả thì còn có thể chuẩn bị thêm 1 mâm đựng đồ trang sức, áo dài cho cô dâu.
Ngoài ra, bên cạnh lễ đen thì mẹ chú rể có thể trao cho cô dâu một phong bì tiền mừng để thể hiện tình cảm, sự quan tâm của mẹ chồng với nàng dâu mới.
Hi vọng rằng những chia sẻ trên đây của chúng tôi đã giúp bạn biết được đám hỏi là gì và đám hỏi cần chuẩn bị những gì. Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết.
Đừng quên thường xuyên truy cập website để cập nhật thêm nhiều thông tin hữu ích bạn nhé.
>> Tham khảo thêm:
- Lễ nạp tài là gì, gồm những thủ tục gì? Tiền nạp tài bao nhiêu?
- Các mẫu nail cô dâu đơn giản, móng tay cô dâu đẹp cho ngày cưới, chụp ảnh cưới
- Những điều cần biết về trang điểm cô dâu ngày cưới
- Những kiểu tóc cô dâu đơn giản mà đẹp, dễ thương
- Cách chăm sóc da cho cô dâu và chú rể trước ngày cưới
- Ý nghĩa hoa cưới hướng dương là gì? Cách bó hoa cầm tay cô dâu hướng dương đẹp, đơn giản
Xem thêm
Cúng mùng 5 tháng 5 trong nhà hay ngoài sân?
Thơ chế ngày cá tháng Tư hay, vui, hài hước
[Tìm hiểu] Lễ hội Đền Hùng được tổ chức ở đâu? Có ý nghĩa gì?
Diễn văn bế mạc hội nghị cán bộ công chức
Các ngày nghỉ lễ trong năm 2024 được hưởng nguyên lương theo quy định Nhà nước
Ngày 15/8 là ngày gì? Ngày 15 tháng 8 là cung gì?
30/4 1/5 được nghỉ mấy ngày? Lịch nghỉ lễ 30/4 1/5 năm 2024
Ngày Sách Việt Nam 2023 là ngày nào? Ý nghĩa ngày Sách Việt Nam
Bài phát biểu gặp mặt hội đồng ngũ