Cúng tất niên trong nhà hay ngoài sân, ngoài trời?

Cập nhật: 28/03/2024

Năm hết Tết đến, các gia đình người Việt vẫn luôn giữ nét truyền thống từ bao đời đó chính là tục lệ cúng tất niên. Tuy nhiên, cúng tất niên trong nhà hay ngoài sân, ngoài trời thì không phải ai cũng nắm rõ. Trong bài viết này, sẽ chia sẻ tới bạn những thông tin, giúp bạn có thể trả lời câu hỏi ấy.

Cúng tất niên là gì?

1.

Cúng tất niên là một phong tục tập quán lâu đời của người Việt Nam nhằm ghi nhận việc kết thúc một năm cũ và chuẩn bị bước sang năm mới. Phong tục này là một bữa tiệc liên hoan cuối năm Âm lịch bắt đầu từ ngày 30 tháng Chạp (nếu năm đủ) hoặc ngày 29 (nếu năm thiếu).

Cúng tất niên 2024 vào ngày giờ nào tốt?

2.

Thường lễ tất niên sẽ được cúng vào chiều 30 Tết (năm đủ) hoặc 29 Tết (năm thiếu). Tuy nhiên, một số gia đình chọn cúng buổi trưa hoặc tối muộn. Tùy vào từng điều kiện và hoàn cảnh của mỗi gia đình mà lễ cúng tất niên sẽ được diễn ra. Gia chủ chỉ cần chuẩn bị mâm cỗ tươm tất, trang phục chỉnh tề, tấm lòng thành tâm, bảy tỏ sự tri ân đất trời, thần linh, ông bà, tô tiên... một năm qua đã phù hộ gia đạo bình an.

Như vậy, năm 2024, lễ cúng tất niên sẽ được tổ chức vào trưa/chiều/tối ngày 30 tháng 12 Âm lịch, tức thứ Bảy ngày 9/2/2024 Dương lịch.

Cúng tất niên trong nhà hay ngoài sân

Mâm cúng tất niên 2024 gồm những gì?

3.

Tùy vào từng địa phương, từng nơi ở mà mâm cúng tất niên sẽ được chuẩn bị sao cho chu đáo và tươm tất. Tuy nhiên, mâm cúng tất niên chung thường sẽ có những món như sau: Mâm ngũ quả, hương hoa, giấy tiền vàng mã, trầu cau, trà, rượu, mâm cỗ, bánh chưng/bánh tét, đèn nến... Trong đó, mâm ngũ quả và hương hoa sẽ được đặt trên bàn thờ và thờ xuyên Tết. Còn mâm cỗ mặn sẽ được đặt ở bên cạnh các đồ lễ hoặc bàn thờ phụ, bàn nhỏ đặt trước bàn thờ chính...

Cúng tất niên có ý nghĩa gì?

4.

Người Việt Nam từ xa xưa luôn quan niệm rằng mỗi năm sẽ có một vị Thần cai quản mọi chuyện dưới hạ giới, và cứ hết năm vị Thần cũ sẽ bàn giao lại công việc cho vị Thần mới tiếp quản. Chính vì thế, vào ngày cuối cùng của năm cũ (có thể là ngày 30 Tết hoặc 29 Tết tùy từng năm), các gia đình sẽ tổ chức cúng tất niên dâng lên bàn thờ gia tiên, thần linh, trước là để tiễn đưa vị Thần của năm cũ, đón vị Thần của năm mới, sau là để thể hiện lòng thành kính với tổ tiên, trời đất đã phù hộ cho cả gia đình có một năm mưa thuận gió hòa, gia đạo ấm êm.

Và truyền thống ấy ngày này vẫn được người Việt Nam duy trì.

Cúng tất niên trong nhà hay ngoài sân, ngoài trời?

5.

Cúng tất niên trong nhà hay ngoài sân? Lễ cúng tất niên trong nhà hay ngoài trời? Đây là câu hỏi được khá nhiều người quan tâm. Theo các chuyên gia văn hóa, thông thường lễ cúng tất niên sẽ được diễn ra ở bàn thờ gia tiên, Thần linh trong mỗi gia đình. Trước ngày cúng tất niên, các gia đình thường sẽ dọn dẹp, bày biện lại bàn thờ cho sạch sẽ, tươm tất. Đến ngày cúng tất niên, mọi thành viên trong gia đình sẽ cùng quây quần, nấu bữa cơm ngày cuối năm để dâng lên Thần linh, gia tiên.

Và nếu gia đình nào khá giả thì cũng có thể chuẩn bị thêm lễ cúng tất niên ở ngoài sân, ngoài trời, tuy nhiên điều này là không bắt buộc.

Cúng tất niên trong nhà hay ngoài sân

>>> Xem thêm về phong tục cúng tất niên của người Việt Nam:

Một số lưu ý khi cúng tất niên

6.

Khi cúng tất niên, bạn cần lưu ý một số điều như sau:

  • Trước khi làm lễ cúng tất niên, gia chủ cần lau dọn bàn thờ thật sạch.
  • Người làm lễ cần phải là người chủ gia đình, ăn mặc gọn gàng, quần áo dài, chỉnh tề, đứng nghiêm trang khi làm lễ, tuyệt đối không cười đùa, nói tục... khi đang làm lễ.
  • Khi chuẩn bị cúng, gia chủ cần cẩn thận, tránh làm đổ vỡ đồ đạc.
  • Không gian thờ cúng cần phải được yên tĩnh, không đi qua đi lại quá nhiều.

Hy vọng rằng những chia sẻ trên đây của chúng tôi đã giúp bạn biết được cúng tất niên trong nhà hay ngoài sân, ngoài trời. Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết.

Đừng quên truy cập chuyên mục Quà Tết trên để tham khảo thêm nhiều thông tin hữu ích bạn nhé!