5 Cách trích dẫn tài liệu tham khảo chuẩn, chuyên nghiệp nhất

Cập nhật: 28/03/2024

Trong quá trình làm báo cáo, luận văn, tiểu luận... việc trích dẫn tài liệu tham khảo là rất quan trọng. Tuy nhiên không phải ai cũng nắm được cách trích dẫn tài liệu tham khảo đúng chuẩn. Bài viết dưới đây của chúng tôi sẽ giúp bạn nắm được chi tiết cách trích dẫn tài liệu đúng, chuyên nghiệp nhất. Hãy cùng theo dõi nào!

Cách trích dẫn tài liệu tham khảo

Cách trích dẫn tài liệu tham khảo theo Harvard

1.

Phương pháp trích dẫn này thường được sử dụng trong các ngành nhân văn. Trích dẫn tài liệu tham khảo theo Harvard bao gồm 2 kiểu là trích dẫn nguyên văn và trích dẫn danh mục tham khảo.

Trích dẫn nguyên văn

Trích dẫn nguyên văn thường được sử dụng khi người viết dùng toàn bộ ý tưởng của tác giả vào bài viết của mình. Khi muốn trích dẫn nguyên văn bạn chỉ việc nêu tác giả và năm xuất bản của tác phẩm/tài liệu ấy trong ngoặc đơn.

Ví dụ:

Ý tưởng này được đưa ra lần đầu vào năm 1995 (Nguyễn Nam 2001).

Trích dẫn danh mục tham khảo

Ngoài ra, bạn có thể chọn cách ghi nguồn tại danh mục tài liệu tham khảo.

1. Ví dụ với tài liệu sách, bạn trích dẫn theo cấu trúc như sau

Tên tác giả (họ và chữ cái đầu của tên) + Năm xuất bản + Tên sách + Thứ tự tái bản + Nhà xuất bản + Số trang.

2. Với tài liệu tạp chí chuyên ngành, bạn trích dẫn theo cấu trúc sau

Tên tác giả (họ và chữ cái đầu của tên) + Năm xuất bản + Tên bài viết + Tên tạp chí + Số đăng + Số trang.

3. Tài liệu bài viết chuyên ngành online, cách trích dẫn như sau

Tên tác giả (họ và chữ cái đầu của tên) + Năm xuất bản + Tên bài viết + Tên báo + Số báo + Số trang + Link website.

4. Tài liệu PDF, Ebook, cách trích dẫn như sau

Tên tác giả (họ và chữ cái đầu của tên) + Năm xuất bản + Tên tài liệu + Số lần xuất bản + Nhà xuất bản + Số trang + Link Ebook hoặc PDF.

Cách trích dẫn tài liệu tham khảo

Cách trích dẫn tài liệu tham khảo theo Bộ Giáo dục

2.

Dưới đây là chi tiết cách trích dẫn tài liệu tham khảo theo hướng dẫn của Bộ Giáo dục:

1. Dẫn liệu của 1 tác giả

Cách viết này áp dụng chung cho cách viết của đồng tác giả hoặc của nhiều tác giả.

Ví dụ:

  • Theo Nair (1987), kỹ thuật canh tác theo băng có thể giữ vai trò quan trọng ...
  • Hoặc kỹ thuật canh tác theo băng có thể giữ vai trò quan trọng … (Nair, 1987).

2. Dẫn liệu của đồng tác giả

Càn liệt kê đủ hai tác giả, nối với nhau bằng liên từ "và".

Ví dụ:

East và West (1972) đã phát triển một kỹ thuật có giá trị. Không được phép dùng dấu "&" thay cho từ "và" trong bài viết.

3. Dẫn nhiều hơn 2 tác giả

Bạn chỉ cần nêu tên tác giả thứ nhất và ctv.

Ví dụ: .... giúp duy trì lượng hữu cơ và độ phì trong đất (Kang và ctv, 1984)

4. Dẫn liệu từ hai tác phẩm của nhiều tác giả khác nhau

Bạn phải liệt kê đủ các tác giả và phân biệt nhau bằng dấu chấm phẩy (;).

Ví dụ:

Có nhiều loại mô hình thủy lợi đã được phát triển trong các hệ thống canh tác khác nhau (Mahbub và ctv, 1975; Kraazt, 1975).

5. Bài báo đăng trên tạp chí khoa học

Phải ghi đầy đủ tên tác giả, năm xuất bản, tên bài báo, tên tạp chí, Volume, số Tạp chí, và số trang có bài báo.

Ví dụ:

Matthews R.B., and Hunt L.A., 1994. A model describing the growth of cassava

(Manihot esculenta L. Crantz). Field Crops Research 36 (4): 69-84.

Tên tạp chí (in nghiêng) Volume (Số tạp chí):Trang được tham khảo

El-Hassanin A.S., Labib T.M., and Gaber I.E., 1993. Effect of vegetation Cover and slop on runoff and soil losses from the watershed of Burundi. Agriculture,

Ecosystems and Environment 43: 301-308.

Cách trích dẫn tài liệu tham khảo là luận văn, khóa luận

3.

Bạn cần ghi đầy đủ các thông tin sau đây:

  • Tên các tác giả hoặc cơ quan ban hành (không có dấu phẩy hoặc chấm cuối phần tên).
  • Sau đó đến năm xuất bản đặt trong ngoặc đơn, dấu phẩy sau ngoặc đơn.
  • Tiếp đến là tên sách, luận án hoặc báo cáo, in nghiêng, dấu phẩy cuối tên.
  • Sau đó đến nhà xuất bản, có dấu phẩy cuối tên nhà xuất bản.
  • Cuối cùng là nơi xuất bản, có dấu chấm kết thúc tài liệu tham khảo.

Ví dụ:

Đoàn Quốc Hưng (2006). Nghiên cứu lâm sàng, cận lâm sàng và điều trị ngoại khoa bệnh thiếu máu chi dưới mạn tính do vữa xơ động mạch, Luận án tiến sĩ y học, Trường Đại học Y Hà Nội.

Nguyễn Hoàng Thanh (2011). Nghiên cứu mức sẵn sàng chi trả cho cải thiện điều kiện vệ sinh môi trường tại huyện Kim Bảng, Hà Nam năm 2010, Luận văn Thạc sĩ y tế công cộng,Trường Đại học Y Hà Nội.

Cách trích dẫn tài liệu tham khảo

Cách trình bày tài liệu tham khảo là sách ghi

4.

Bạn trình bày theo cấu trúc như sau:

  • Tên tác giả/cơ quan ban hành; năm xuất bản (đặt trong ngoặc đơn)
  • Tên sách (ghi nghiêng, dấu phẩy cuối)
  • Lần xuất bản (chỉ ghi mục này với lần xuất bản thứ hai trở đi)
  • Nhà xuất bản (dấu phẩy cuối tên nhà xuất bản)
  • Nơi xuất bản (ghi tên thành phố, không phải ghi tên quốc gia, đặt dấu chấm kết thúc)

Nếu sách có hai tác giả thì sử dụng chữ và (hoặc chữ and) để nối tên hai tác giả. Nếu sách có 3 tác giả trở lên thì ghi tên tác giả thứ nhất và cụm từ cộng sự (hoặc et al.).

Ví dụ:

  • Trần Thừa (1999). Kinh tế học vĩ mô, Nhà xuất bản Giáo dục, Hà Nội.
  • Phạm Thắng và Đoàn Quốc Hưng (2007). Bệnh mạch máu ngoại vi, Nhà xuất bản Y học, Hà Nội.
  • Boulding K.E (1995). Economic Analysis, Hamish Hamilton, London

Cách ghi tài liệu tham khảo theo thứ tự ABC họ tên tác giả của tài liệu

5.

Bạn trình bày theo cấu trúc sau:

  • Xếp thứ tự theo tên của tác giả đầu tiên trong danh sách.
  • Tác giả là người nước ngoài: xếp thứ tự ABC theo họ.
  • Tác giả là người Việt Nam: xếp thứ tự ABC theo tên nhưng vẫn giữ nguyên thứ tự thông thường của tên người Việt Nam, không đảo tên lên trước họ.
  • Tài liệu không có tên tác giả thì xếp theo thứ tự ABC từ đầu của tên cơ quan ban hành báo cáo hay ấn phẩm

Ví dụ:

Tổng cục Thống kê xếp vào vần T, Bộ Giáo dục và Đào tạo xếp vào vần B, v.v….

Trên đây là gợi ý 5 cách trích dẫn tài liệu tham khảo chuẩn, chuyên nghiệp mà chúng tôi muốn chia sẻ tới bạn. Mong rằng những thông tin này sẽ hữu ích và giúp bạn tự tin hơn khi trích dẫn tài liệu nào đó. Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết.

>>> Có thể bạn quan tâm: