Cách giới thiệu bản thân khi phỏng vấn hay, ấn tượng với nhà tuyển dụng

Cách giới thiệu bản thân khi phỏng vấn hay, ấn tượng với nhà tuyển dụng

Giới thiệu bản thân là một việc làm mà các ứng viên thường phải thực hiện trong mỗi buổi phỏng vấn tuyển dụng. Vậy làm thế nào để biến những lời giới thiệu ấy thành điểm nhấn thu hút và ấn tượng với nhà tuyển dụng? Hãy theo dõi bài viết này để nắm được cách giới thiệu bản thân khi phỏng vấn hay, ghi điểm với nhà tuyển dụng nhé.

Cách giới thiệu bản thân khi phỏng vấn hay, ấn tượng với nhà tuyển dụng

1.

"Bạn có thể giới thiệu một chút về bản thân mình?". Hầu như tất cả các buổi phỏng vấn, ứng viên đều nhận được lời đề nghị này của nhà tuyển dụng. Một câu hỏi tưởng chừng đơn giản nhưng làm khá nhiều ứng viên lúng túng. Phải giới thiệu những gì với nhà tuyển dụng? Dưới đây là cách giới thiệu bản thân khi đi phỏng vấn để bạn có thể tham khảo:

1. Nói lời cảm ơn nhà tuyển dụng

Có lẽ khá nhiều bạn thường quên mất điều này trong các buổi phỏng vấn. Để có thể "ghi điểm" với những nhà tuyển dụng khá tính thì bạn đừng quên gửi tới họ lời cảm ơn đã tạo cơ hội cho bạn tham gia vào buổi phỏng vấn này.

Việc nói lời cảm ơn như vậy sẽ giúp bạn trở nên chuyên nghiệp hơn trong mắt nhà tuyển dụng, đồng thời cũng là bước đệm đầu tiên để bạn có thể bình tĩnh hơn.

2. Giới thiệu họ tên, bí danh

Khi gửi lời cảm ơn xong, bạn nên giới thiệu đến tên và bí danh nếu có. Việc giới thiệu họ tên trong lần gặp đầu tiên với nhà tuyển dụng là khá quan trọng. Khi biết được tên gọi, nhà tuyển dụng cũng có thể thuận tiện xưng hô với bạn, tạo cảm giác thoải mái, gần gũi hơn.

3. Giới thiệu năm sinh

Đây cũng là thông tin mà bạn nên giới thiệu với nhà tuyển dụng trong buổi phỏng vấn. Khi biết được bạn sinh năm bao nhiêu, nhà tuyển dụng sẽ có thể thuận tiện xưng hô với bạn hơn.

4. Giới thiệu về học vấn, chuyên ngành mà bạn đã tốt nghiệp

Sau khi giới thiệu tên tuổi, bạn cần giới thiệu với nhà tuyển dụng bạn học chuyên ngành gì, của trường đại học hay cao đẳng nào...

Nếu chuyên ngành bạn theo học phù hợp với vị trí ứng tuyển thì đó chính là một điểm cộng dành cho bạn. Vậy nên đừng quên mất thông tin đầy hữu ích này bạn nhé.

5. Giới thiệu về kinh nghiệm làm việc mà bạn có

Đây là yếu tố khá quan trọng, giúp nhà tuyển dụng có cái nhìn để phân biệt bạn với ứng viên khác. Nếu bạn có nhiều kinh nghiệm làm việc thì nên chọn lọc những vị trí, kinh nghiệm nổi bật và phù hợp với vị trí đang ứng tuyển thì càng tốt.

Còn trong trường hợp bạn chưa có kinh nghiệm, là sinh viên mới ra trường thì cũng đừng quá lo lắng. Hãy bình tĩnh và nói về những hoạt động xã hội, tình nguyện mà bạn đã tham gia, đồng thời nói ra những kỹ năng mà bạn thu được qua những hoạt động đó.

Cách giới thiệu bản thân

6. Giới thiệu điểm mạnh, điểm yếu của bản thân

Nếu ở phần trên bạn nói nhiều về các hoạt động xã hội đã tham gia thì có thể không cần nhắc tới phần này với nhà tuyển dụng nữa. Còn trong trường hợp bạn muốn giới thiệu với nhà tuyển dụng thì nên chọn lọc thông tin nổi bật, ngắn gọn và có liên quan đến vị trí mà bạn đang ứng tuyển.

7. Nói về nguyện vọng của bạn

Hãy dành chút thời gian để nói đến nguyện vọng, mục tiêu trong tương lai mà bạn hướng đến. Có lẽ nhờ những thông tin này mà nhà tuyển dụng cũng sẽ có cái nhìn rõ hơn về bạn, xem bạn có phù hợp với vị trí công việc đang ứng tuyển hay không.

8. Kết thúc bằng lời cảm ơn

Nói một lời cảm ơn để kết thúc phần giới thiệu cũng là một ý khá hay đó. Vậy nên đừng quên gửi lời cảm ơn tới nhà tuyển dụng thêm một lần nữa bạn nhé.

Bài mẫu giới thiệu bản thân khi phỏng vấn

2.

1. Cảm ơn nhà tuyển dụng

Trước khi giới thiệu về bản thân mình, em/tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành tới anh/chị khi đã tạo cơ hội cho em/tôi được ngồi đây và có cơ hội để được chạm gần hơn tới vị trí ứng tuyển của quý công ty.

2. Giới thiệu họ tên, bí danh, năm sinh

Em chào anh/ chị, tên em là..., họ tên đầy đủ của em là... Nhưng mà mọi người thường gọi em là...và đó cũng là biệt danh mà em rất thích. Em sinh năm...

3. Giới thiệu về học vấn, chuyên ngành mà bạn đã tốt nghiệp

Em vừa tốt nghiệp... tại trường... năm ngoái. Em thật sự rất yêu thích và có đam mê với... không chỉ về sự phát triển của ngành mà còn bởi tính sáng tạo không ngừng. Bản thân em là một người yêu sáng tạo, khám phá và tạo ra những điều mới lạ để thu hút mọi người.

4. Giới thiệu về kinh nghiệm làm việc mà bạn có

Nếu chưa có kinh nghiệm

Em đã từng tham gia vào đội tình nguyện của Trường và có cơ hội tham gia nhiều hoạt động lớn. Em được cùng mọi người xây dựng sự kiện, quảng bá và tổ chức sự kiện. Qua những hoạt động đó, em học được nhiều kỹ năng như: làm việc nhóm, lập kế hoạch, truyền thông sự kiện,…

Cách giới thiệu bản thân

5. Nguyện vọng

Qua tìm hiểu kỹ về vị trí công việc và môi trường làm việc bên mình cũng như những kinh nghiệm và sở trường em đang có, em thực sự mong muốn được có cơ hội được làm việc cùng anh chị tại công ty Y với vị trí nhân viên tư vấn khách hàng.

6. Kết thúc

Trên đây là những gì em muốn anh/chị hiểu hơn về mình và em xin gửi lời cảm ơn chân thành vì anh chị đã lắng nghe em cũng như tạo cơ hội cho em có mặt ở đây ngày hôm nay. Em cảm thấy rất vui vì điều này.

Một số lưu ý khi giới thiệu bản thân trong buổi phỏng vấn

3.

Khi hẹn bạn tới phỏng vấn, chắc chắn nhà tuyển dụng cũng đã nắm được một vài thông tin cơ bản về bạn. Tuy nhiên cũng không phải thừa khi bạn giới thiệu với họ những thông tin kể trên đâu nhé.

Chính vì thế, hãy giới thiệu một cách chân thành, chính xác nhất. Bên cạnh đó, để ghi điểm với nhà tuyển dụng, bạn nên lưu ý đến phong thái của mình khi giao tiếp. Cụ thể:

  • Hãy luôn giữ ánh mắt nhìn thẳng vào họ, thể hiện sự nhanh nhẹn, có thần thái, tránh nhìn xa xăm, và lảng tránh đến một vị trí khác.
  • Giữ nụ cười trên môi, nhưng nên nhớ cười đúng thời điểm, tránh cười một cách quá vô duyên.
  • Giữ thái độ tự tin nhưng cũng không quá ngạo mạn, cũng đừng quá nhún nhường hay khép mình.
  • Biết cách để tạo sự khác biệt, giúp nhà tuyển dụng ấn tượng, nhớ đến bạn hơn là nhớ về các ứng viên khác.

Cách giới thiệu bản thân

Hy vọng rằng qua bài viết này, bạn đã nắm được cách giới thiệu bản thân khi phỏng vấn hay, ấn tượng với nhà tuyển dụng. Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết.

>>> Tham khảo thêm: