Ý nghĩa hoa đỗ quyên là gì? Cách trồng và chăm sóc hoa đỗ quyên
Hoa đỗ quyên là loài hoa đẹp thường được trồng trong nhà vào dịp Tết Nguyên Đán nhưng không phải ai cũng biết ý nghĩa hoa đỗ quyên là gì, vì sao lại được trồng vào dịp Tết. Trong bài viết dưới đây, VnAsk sẽ cùng bạn tìm lời giải đáp cho câu hỏi này nhé!
Hoa đỗ quyên là hoa gì?
Cây hoa đỗ quyên còn gọi là cây sơn trà hoa, sơn thạch lựu hay mãn sơn hồng, ánh sơn hồng, báo xuân hoa, sơn thạch lựu… là một loài cây bụi và lớn (hiếm), có nguồn gốc từ vùng ôn đới, là quốc hoa của đất nước Nepal. Tại Việt Nam, chỉ có những vùng núi Sa Pa (tỉnh Lào Cai), Bạch Mã (tỉnh Thừa Thiên Huế), Tam Đảo (tỉnh Vĩnh Phúc), Đà Lạt (tỉnh Lâm Đồng), Tây Giang (tỉnh Quảng Nam) là những nơi có cây hoa Đỗ Quyên mọc tự nhiên.
Cây có dạng thân gỗ khẳng khiu, cao khoảng 0,5 - 2m, dáng cây phong trần, vỏ sần sùi và sống được khá lâu năm. Lá cây đỗ quyên thường mọc so le, có màu xanh đậm, hình bầu dục, hơi thuôn về phía đầu, kích thước thường từ 1 - 2cm nhưng ngoại lệ có thể lên đến 50cm.
Hoa đỗ quyên có rất nhiều màu khác nhau như trắng, phớt hồng, tím, đỏ… có mùi thơm nhẹ, dễ chịu. Một bông hoa được tạo thành từ rất nhiều cánh xoăn, xếp chồng lên nhau tạo cảm giác ấm áp, gần gũi nên được mệnh danh là loài hoa mang đến sự hạnh phúc và thịnh vượng cho con người. Hoa đỗ quyên thường nở hoa vào đúng dịp lễ Tết Nguyên Đán, chơi được khá lâu, có thể lên đến 2 tháng nên rất được ưa chuộng tại Việt Nam. Đằng sau vẻ đẹp của loài hoa này là một sự tích rất thú vị cùng nhiều ý nghĩa sâu sắc.
>>> Xem thêm:
Ý nghĩa của hoa đỗ quyên
Nhắc đến ý nghĩa hoa đỗ quyên, chúng ta không thể không nhắc đến sự tích của loài hoa này. Truyện xưa kể rằng, rất lâu trước đây, có 2 vợ chồng sống hạnh phúc cùng nhau tại một ngôi làng nhỏ. Ban ngày, người chồng thường hay vào rừng sâu săn bắn, đốn củi, nhưng rồi một hôm, người chồng đi rồi mãi không thấy trở về.
Người vợ cứ đợi chồng mòn mỏi suốt 1 tháng, 2 tháng rồi 3 tháng mà tin chồng chẳng thấy bất kỳ tin tức nào. Đến một ngày nọ, nàng quyết tâm khăn gói đi vào rừng sâu để tìm chồng. Nhưng định mệnh dường như muốn trêu đùa họ, buổi sáng người vợ vừa cất bước ra đi thì buổi chiều người chồng trở về nên họ chẳng thể gặp mặt nhau. Người vợ nghe hàng xóm kể lại chuyện bèn quay trở lại rừng sâu đi tìm vợ mình.
Lại nói đến người vợ, nàng đi vào rừng tìm chồng ngày qua ngày nhưng chẳng tìm thấy, đến một ngày nọ, nàng kiệt sức và gục xuống chết bên một tảng đá. Nơi đó sau này mọc lên một cây hoa rất đẹp, mỗi khi xuân về đều tỏa hương thơm ngát. Hồn người vợ sau khi mất gặp được Tiên Ông liền kể lại đầu đuôi sự tình, Tiên Ông nghe xong liền đặt tên cho loài hoa này là hoa Đỗ.
Về phần người chồng, suốt dọc đường đi, chàng gọi tên vợ không ngừng nhưng sau bao ngày không thấy tin tức gì, chàng cũng gục xuống vì kiệt sức ngay dưới tảng đá đó. Hồn người chồng hóa thành một loài chim đơn độc, thường hót vào mỗi buổi chiều khi hoàng hôn về. Tiên Ông cảm động tiếc thương cho tình yêu của 2 vợ chồng này mà đặt tên cho loài chim kia là chim Quyên (đọc lái đi là chim Quên). Sau này, dân gian vì mong muốn 2 vợ chồng đoàn tụ với nhau trong hạnh phúc nên gọi loài hoa kia là hoa đỗ quyên.
Ý nghĩa của hoa đỗ quyên chính là tượng trưng cho tình yêu đôi lứa, tình nghĩa vợ chồng chung thủy, son sắt. Tại Trung Quốc, hoa đỗ quyên còn được coi là biểu tượng cho sự ôn hòa, dịu dàng và nữ tính. Ngoài hai ý nghĩa này, cây hoa đỗ quyên cũng còn có rất nhiều ý nghĩa khác.
Trong phong thủy, hoa đỗ quyên còn mang ý nghĩa tượng trưng cho sự ấm áp, sum vầy, xua đuổi tà khí, mang lại may mắn cho gia chủ. Nên vào dịp Tết Nguyên Đán, năm mới, các gia đình rất thích trồng loài hoa này như một cách xua đuổi những cái không may và cầu cho những điều may mắn đến với mọi người trong nhà.
Ngoài ra, từng màu hoa cũng sẽ có những ý nghĩa khác nhau, ví dụ như:
- Đỗ quyên tím và hồng: Tượng trưng cho sự vui vẻ và không căng thẳng.
- Đỗ quyên vàng: Tượng trưng cho tình bạn và gia đình.
- Đỗ quyên trắng (bạch quyên): Mang đến cảm giác thanh khiết, sự kiềm chế và lịch sự.
- Đỗ quyên đỏ: Đại diện cho tình yêu của vợ với chồng, cho sự lãng mạn và đam mê.
Một số ý nghĩa khác của hoa đỗ quyên:
- Ra đi là để trở về.
- Hãy giữ gìn sức khỏe.
- Chăm sóc tốt cho những người xung quanh.
- Đừng bộc lộ cảm xúc thái quá.
- Vẻ đẹp nữ tính và thông minh.
- Sự mong manh và đam mê đang phát triển.
- Sự giàu có và thanh lịch.
- Mối đe dọa tử vong (đừng gửi ai đó hoa đỗ quyên trong chiếc bình màu đen trừ khi bạn muốn đe dọa họ).
>>> Xem thêm: Hoa lay ơn (hoa dơn) có ý nghĩa gì? Cách cắm hoa dơn ngày Tết đẹp, tươi lâu
Cách trồng và chăm sóc hoa đỗ quyên
Cây hoa đỗ quyên vốn là loài cây ôn đới nên ưa khí hậu mát mẻ nhưng bạn cũng đừng quá lo lắng, với hướng dẫn dưới đây thì bạn vẫn có thể tự trồng loại cây này ở nhà để cho hoa nở đẹp quanh năm.
Cách trồng hoa đỗ quyên
Bước 1: Chọn giống
Tại Việt Nam, tốt nhất bạn nên chọn đỗ quyên Bỉ để trồng bởi cây nhỏ nhưng ra rất nhiều hoa, bông to lại chơi được lâu. Bạn có thể trồng bằng hạt giống hoặc giâm cành, chiết cành đều được. Nhưng nếu trồng trong nhà thì trồng bằng phương pháp giâm cành, chiết cành được ưu tiên hơn vì có tỷ lệ sống cao, cây nhanh ra hoa.
Bước 2: Chọn đất
Hoa đỗ quyên không chịu được đất kiềm, chỉ có giống đỗ quyên Bỉ là thích đất chua nhất. Khi trồng đỗ quyên, bạn cần chọn loại đất tơi xốp, mịn, nhiều dưỡng chất, thực hiện thoát nước và thoát khí tốt. Đất trồng hoa đỗ quyên nên pha thêm các loại mùn, lá cây họ tùng mục, thông để giữ ẩm cho cây.
Bước 3: Chọn chậu
Đỗ quyên là cây mọc cạn, rễ tán rộng chứ không đâm sâu nên bạn cần chọn loại chậu nông, rộng. Nên dùng chậu sứ hay chậu đất nung là đẹp và bền nhất. Trước khi cho đất vào, nếu chậu không có lỗ thoát nước ở đáy thì bạn nên khoét một lỗ ở đáy chậu, dùng một tấm lưới nilon nhỏ lót phía dưới rồi xếp 1 - 2 lớp sỏi thô và gạch vụn rồi mới đổ đất lên trên. Làm như vậy sẽ giúp nước thoát tốt hơn. Sau đó bạn đổ đất vào đầy 1/2 - 1/3 thể tích chậu rồi mới tiến hành trồng cây vào. Trong quá trình sinh trưởng, rễ cây sẽ mọc lan dài ra, khi đó bạn có thể thay chậu và thay cả lớp đất trồng nếu muốn.
Bước 4: Vị trí đặt chậu
Nếu trồng đỗ quyên trong nhà thì bạn nên đặt chậu cây ở nơi thoáng khí và đón ánh nắng mặt trời, buổi tối cho chậu ra ngoài trời để cây đón sương. Để cây ra hoa đẹp và có sức sống tốt thì cứ cách khoảng 1 tháng bạn cho cây ra ngoài phơi nắng 1 lần. Đỗ quyên sinh trưởng tốt nhất ở điều kiện nhiệt độ khoảng 18oC vào ban đêm và khoảng 27oC vào ban ngày.
>>> Tham khảo: Ý nghĩa hoa cát tường ngày Tết, cách cắm hoa cát tường để bàn đẹp và tươi lâu
Cách chăm sóc hoa đỗ quyên
Tưới nước
Đỗ quyên không chịu được khô hạn và ngập úng, nếu thiếu nước, cây sẽ bị vàng lá, thân cành teo tóp và hoa thì rơi rụng. Còn nếu thừa nước, thì rễ cây bị thối và cây sẽ chết. Vì vậy, trong điều kiện thời tiết bình thường thì mỗi ngày chỉ cần tưới cho cây 1 - 2 lần vào lúc sáng sớm hoặc chiều mát. Bên cạnh đó, bạn cũng cần tăng lượng nước tưới khi cây bước vào giai đoạn nứt nụ, ra hoa. Khi tưới phải dùng bình phun sương tưới toàn bộ cây, đặc biệt là làm ẩm gốc cây trước rồi mới tưới.
Khi mới trồng, để kích thích cây lên chồi thì bạn hầu như không cần tưới cây mà chỉ nên tưới đủ để đất ẩm. Sau đó khoảng nửa tháng, bạn bắt đầu dùng nước đậu chua hoặc nước gạo để tưới cho cây. Bên cạnh đó, cách 5 - 10 ngày thì bạn tưới nước giải ngấu. Ngoài ra bạn cũng phải pha loãng sunfat sắt 5 - 10% tưới cho cây mỗi tháng một lần để phòng chống bệnh vàng lá ở cây.
Bón phân
Khi cây còn nhỏ thì bạn chưa cần thiết phải bón phân, chỉ khi khoảng 2 năm tuổi trở đi thì bạn mới bắt buộc phải tiến hành bón phân cho cây.
- Các cây trồng từ 2 - 3 năm tuổi: Cách 12 - 15 ngày bạn tưới phân loãng một lần cho cây và chỉ tưới vào những tháng cuối mùa xuân đầu mùa hè.
- Các cây trồng trên 4 năm tuổi: Vào mùa xuân và mùa hạ, bạn bón 2 lần phân khô. Đến giữa tháng 6 lại bón phân P, K và sau tháng 6 thì không bón phân nữa để cây tập trung ra hoa.
Ngoài ra, vào mùa hè bạn cần giảm số lần tưới phân vì sẽ khiến cây bị vàng lá. Tuy nhiên, nếu cây vẫn sinh trưởng tốt vào mùa hè và có dấu hiệu trổ bông thì bạn bón thêm Ca3(PO4)2 + Ca(HPO3) từ 1 đến 2 lần để kích thích nụ cây nhanh nở. Khi tưới phân bạn phải kết hợp tưới cả nước và xới nhẹ đất trong chậu cây để đất được tơi xốp.
Tỉa cành
Thời điểm thích hợp để bạn tiến hành việc cắt tỉa, uốn nắn cây được chia làm 2 giai đoạn: Giai đoạn sinh trưởng, giai đoạn ngủ nghỉ. Ở giai đoạn sinh trưởng bạn tiến hành bấm ngọn, uốn cành, xếp dáng cho cây sẽ giúp tăng giá trị cho cây.
Bên cạnh đó, bạn cũng phải cắt tỉa kịp thời các cành lá vàng úa, cành lá sâu bệnh để tránh lây lan sang các cành khỏe mạnh. Nếu muốn cây đỗ quyên cho hoa sớm thì có một mẹo là bạn nên tăng cường chăm sóc để các cành mới nhanh mọc, khi chồi non bắt đầu nhú lên thì giảm lượng nước tưới, giảm nhiệt độ, luôn giữ cho đất trồng được ẩm.
Phòng trừ sâu bệnh
Cây hoa đỗ quyên có thể gặp phải khá nhiều loại sâu, bệnh gây hại cho cây, ví dụ như nhện đỏ, rệp ống, sâu ngắn, bệnh thối rễ, bệnh đốm nâu...
- Với nhện đỏ: Dùng thuốc DDVP 0,1% để phun trừ hoặc ngâm lá trúc đào, thanh hao trong nước rồi pha loãng nước ngâm đó dùng phun tưới cho cây.
- Với rệp ống: Dùng thuốc Rogor 0,1% để phun trừ hoặc xử lý ngay từ giai đoạn rệp đẻ trứng bằng hỗn hợp vôi và lưu huỳnh 5%.
- Với sâu ngắn: Dùng Sumithion 0,2% phun diệt.
- Bệnh thối rễ: Để giải quyết tình trạng này thì việc bạn cần làm đầu tiên là thay đất và đổi luôn chậu trồng. Bên cạnh đó bạn cũng cần dùng thêm thuốc tím 0,1%, sunfat sắt 2% hoặc topxin 0,1% để phun vào chậu cây và đất để cây hồi phục.
- Bệnh đốm nâu: Khi phát hiện dấu hiệu nhiễm bệnh trên cây đỗ quyên, bạn hãy tìm mua và phun Boodo 1% cũng như cần thường xuyên cắt tỉa lá, tưới nước và bón phân hợp lý để cây tăng sức chống chịu với vi khuẩn và sâu bệnh.
- Bệnh lá vàng do thiếu sắt: Nếu cây bị vàng lá thì bạn cần bổ sung thêm sắt sunfat cho cây ngay nhé!
Trên đây chúng tôi đã chia sẻ với bạn về ý nghĩa hoa đỗ quyên cũng như chi tiết cách trồng và chăm sóc cây hoa đỗ quyên như thế nào cho đúng. Hy vọng rằng với hướng dẫn của chúng tôi, bạn sẽ trồng thành công loài cây này để trang trí không gian cho căn nhà của mình.
Để tham khảo thêm nhiều thông tin thú vị khác, đừng quên thường xuyên truy cập bạn nhé! Hẹn gặp lại bạn trong các bài viết sau!
Tham khảo thêm
- Ý nghĩa của hoa thanh liễu là gì? Cách cắm hoa thanh liễu đẹp đón Tết sung túc
- Cách cắm hoa lan hồ điệp đẹp, ý nghĩa, đón may mắn, tài lộc Tết 2021
- Ý nghĩa hoa đồng tiền ngày Tết, chọn hoa đồng tiền đẹp đón xuân
- Ý nghĩa hoa bồ công anh là gì trong tình yêu và cuộc sống?
- Cách cắm hoa mao lương đẹp, tươi lâu, không gãy cực bền và đơn giản
- Sự tích, ý nghĩa cá chép hóa rồng là gì? Ảnh cá chép hóa rồng đẹp
Xem thêm
Hướng dẫn cách ngâm và gieo hạt giống rau muống tại nhà
Hoa hướng dương có mấy loại, có ý nghĩa gì trong tình yêu, cuộc sống?
Hoa sen trắng đám tang: Ý nghĩa và những hình ảnh đẹp nhất
Hoa bách hợp là hoa gì, có ý nghĩa gì? Hoa bách hợp có phải hoa ly, hoa loa kèn không?
Hoa gạo nở vào mùa nào? Những địa điểm chụp hoa gạo đẹp nhất
Hoa mẫu đơn peony: Ý nghĩa, cách cắm đẹp, cách trồng và chăm sóc
Hoa hồng đỏ có ý nghĩa gì? Những mẫu bó hoa hồng đỏ, cắm lẵng, giỏ hoa hồng đỏ đẹp nhất
Cây ngũ gia bì hợp mệnh gì, tuổi nào? Cây ngũ gia bì có tác dụng gì?
Cây trầu bà đế vương có những loại nào? Ý nghĩa, cách trồng và chăm sóc trầu bà đế vương