Sen đá nâu: Ý nghĩa trong tình yêu, cuộc sống, phong thủy & cách chăm sóc
Sen đá nâu không chỉ là một loại cây cảnh trang trí không gian mà còn là một loài cây có nhiều ý nghĩa trong tình yêu, cuộc sống và phong thủy. Trong bài viết này, chúng ta hãy cùng tìm hiểu về ý nghĩa của sen đá nâu cũng như cách trồng và chăm sóc loài cây này nhé!
Sen đá nâu là cây gì?
Sen đá là một loại thực vật mọng nước thuộc dòng Echeveria. Cây sen đá trưởng thành nếu được cung cấp đủ lượng nắng cần thiết mỗi ngày thì sẽ có đường kính khoảng 8cm, chiều cao lên đến 20cm và các lá có bề rộng khoảng 2,5cm. Lá cây sen đá có dạng bầu, đầu thon nhọn, các lá mọc xoay tròn xung quanh thân, tựa như hình dáng của bông sen.
Cây sen đá nâu (hay còn gọi là sen đá socola, sen đá chocolate, Black Prince, Hắc Vương Tử...) là một dòng sen đá có màu sắc rất đặc biệt với màu xanh lục của những chiếc lá mới mọc, màu đỏ nhạt và đậm dần thành màu tím đen hoặc nâu đậm khi cây trưởng thành. Màu nâu của cây sen đá chocolate đậm hay nhạt còn phụ thuộc vào lượng nắng mà cây nhận được.
Sen đá màu nâu tuy không bắt mắt như nhiều các loại sen đá khác nhưng lại ẩn chứa một nét đẹp trầm lắng vô cùng cá tính cùng ý nghĩa đặc biệt trong tình yêu và phong thủy. Bên cạnh đó, loại sen đá đẹp này còn được yêu thích vì rất dễ chăm sóc, cây có sức sống dẻo dai và có khả năng chịu hạn tốt.
Ý nghĩa và cách bài trí cây sen đá nâu
Cây sen đá nâu sở hữu màu sắc khác lạ, độc đáo và cũng chứa đựng nhiều ý nghĩa sâu sắc về tình yêu, cuộc sống và phong thủy. Cây có sức sống mãnh liệt và dẻo dai, có thể sinh trưởng kể cả trong điều kiện thời tiết khắc nghiệt, vì vậy, bông hoa đá xinh đẹp này tượng trưng cho tình bạn cao đẹp, bền chặt và không phai nhòa, cũng như một tình yêu sắc son, chung thuỷ và trường tồn mãi mãi theo thời gian.
Trong cuộc sống, cây sen đá nâu là biểu tượng của ý chí sinh tồn mãnh liệt của con người trước bao sóng gió và thử thách. Mỗi khi một chiếc lá của cây sen đá nâu khi bị héo đi, một chiếc lá mới sẽ mọc lên, đẹp hơn và tươi tốt hơn. Điều này cũng giống như việc dù cuộc đời đầy rẫy những khó khăn, nếu chúng ta dũng cảm như hoa sen đá và đứng lên đương đầu với những khó khăn đó thì tương lai tươi sáng sẽ chờ đợi ta phía trước.
Bên cạnh những ý nghĩa về tình yêu, cuộc sống, cây sen đá nâu cũng có ý nghĩa rất lớn về mặt phong thủy. Giống như ý nghĩa của những loại sen đá khác, sen đá nâu sẽ mang đến tài lộc và may mắn cho người sở hữu. Với màu sắc như nâu đặc trưng, cây sen đá nâu tượng trưng cho Đất, tức là hành Thổ. Do đó, những người có tuổi mệnh Kim và Thổ rất hợp với loài cây này, khi trồng trong nhà giúp mang đến sự may mắn, tài lộc cho quý gia chủ. Danh sách tuổi có mệnh Kim Và Thổ hợp với cây sen đá nâu như sau:
- Người mệnh Kim: Nhâm Thân (1992) - Ất Mùi (1955) - Giáp Tý (1984) - Quý Dậu (1993) - Nhâm Dần (1962) - Ất Sửu (1985) - Canh Thìn (2000) - Quý Mão (1963) - Tân Tỵ (2001) - Canh Tuất (1970) - Giáp Ngọ (2014) - Tân Hợi (1971).
- Người mệnh Thổ: Mậu Dần (1998) - Tân Sửu (1961) - Canh Ngọ (1990) - Kỷ Mão (1999) - Mậu Thân (1968) - Tân Mùi (1991) - Bính Tuất (2006) - Kỷ Dậu (1969) - Đinh Hợi (2007) - Bính Thìn (1976) - Canh Tý (1960) - Đinh Tỵ (1977).
Sen đá nâu có khá nhiều kích thước khá nhau nên có thể đặt ở nhiều vị trí trong phòng mà không tốn quá nhiều diện tích cũng không gây trở ngại cho việc bài trí các đồ vật khác. Thông thường người ta thường đặt các chậu sen đá to, nhiều nhánh ở ngoài ban công, những chậu sen đá nhỏ chỉ có 1 cụm thì được ưu ái trồng trong các loại chậu mini đặt trên bàn làm việc.
Cách trồng, chăm sóc và nhân giống sen đá nâu
Sen đá socola có khả năng sinh tồn tuyệt vời, dễ sống, dễ phát triển, nên quy trình trồng và chăm sóc không quá cầu kỳ. Nhưng để cây phát triển tốt, luôn đẹp và tươi tốt bạn nên chú ý một số tiêu chuẩn:
- Ánh sáng: Cây sen đá rất ưa nắng nên bạn cần để nơi có nhiều ánh nắng chiếu trực tiếp vào cây. Nếu là cây để bàn trong văn phòng thì cứ cách ngày nên cho cây phơi nắng từ 4 - 5 tiếng để tránh việc lá bị mềm, thưa, rụng lá.
- Tưới nước: Cây sen đá không có nhu cầu về nước quá cao. Nếu cây đặt ngoài ánh sáng trực tiếp thì bạn tưới 2 ngày 1 lần, nếu cây để bàn làm việc, trồng trong nhà hay văn phòng thì tưới 2 - 3 lần/tuần. Ngoài ra, tùy vào từng loại đất khác nhau mà tần suất tưới nước cũng cần thay đổi cho phù hợp. Ví dụ cây trồng bằng đất thịt (đất đỏ, đất mùn) giữ nước tốt thì 2 - 4 ngày tưới một lần. Còn nếu đất có trộn tro trấu pha cát có khả năng thoát nước nhanh thì 1 ngày tưới 2 lần cũng được.
- Bón phân, thay đất: Sử dụng các loại phân tan chậm hoặc phân bón qua lá hàng tháng. Để cây phát triển nên thay đất 6 tháng/lần.
- Phòng trừ sâu bệnh: Cây sen đá nâu tương đối ít sâu bệnh. Một số bệnh cây sen đá nâu thường gặp là đốm lá, rệp sáp. Bạn có thể ra các cửa hiệu bảo vệ thực vật để xịt thuốc trừ rệp, đốm.
>> Xem chi tiết: Cách trồng, chăm và nhân giống sen đá lên màu đẹp đơn giản nhất
Phương pháp nhân giống sen đá nâu khá đơn giản, chỉ với một chiếc lá trưởng thành thật khoẻ mạnh và căng mọng, thực hiện theo hướng dẫn dưới đây là bạn có thể nhân giống một chậu sen đá nâu mới rồi:
- Bước 1: Với cách trồng sen đá bằng lá, đầu tiên, bạn cần ngắt lá ra khỏi thân cây thật nhẹ nhàng để lá còn nguyên vẹn, sau đó để lá ở nơi khô ráo khoảng 2 ngày để vết thương mau lành và không bị nhiễm trùng.
- Bước 2: Đặt lá sen đá vào chậu đất có độ ẩm vừa đủ và để chậu ở nơi thoáng mát, tránh ánh nắng trực tiếp. Hằng ngày, bạn nên kiểm tra và duy trì độ ẩm vừa đủ cho đất để cung cấp lượng nước cho cây mau ra lá con.
- Bước 3: Sau 1 - 2 tuần lá mẹ sẽ ra rễ và sen con bắt đầu hình thành. Bạn tiếp tục duy trì ẩm bằng cách tưới nước để lá con mau lớn.
- Bước 4: Khi cây con đạt kích thước khoảng 2cm và khá cứng cáp thì bạn có thể bắt đầu cho cây tắm nắng nhẹ.
Qua bài viết trên đây, hy vọng rằng bạn đã hiểu thêm được nhiều điều thú vị về cây sen đá nâu. Ngoài ra, bạn có thể tham khảo thêm thông tin về nhiều loại cây, loại hoa khác bằng cách truy cập thường xuyên vào . Hẹn gặp lại bạn trong các bài viết sau!
>> Tham khảo thêm:
- Sen đá đô la hồng: Ý nghĩa, cách trồng và cách chăm sóc
- Sen đá kim cương: Các loại, ý nghĩa, cách trồng và chăm sóc
- Hoa mẫu đơn có mấy loại? Tìm hiểu về các loại hoa mẫu đơn tại Việt Nam
- Hoa mẫu đơn peony: Ý nghĩa, cách cắm đẹp, cách trồng và chăm sóc
- Hoa phượng: Ý nghĩa, hình ảnh đẹp, stt hay về hoa học trò
Xem thêm
Cách cắm hoa hướng dương vào lẵng, vào giỏ đẹp, đơn giản
Cây đậu bắp trồng mùa nào? Cách trồng đậu bắp bằng hạt
Ý nghĩa hoa cúc mâm xôi là gì? Hình ảnh cúc mâm xôi đẹp năm 2021
10 Cách cắm hoa hồng lọ cao đẹp, đơn giản, tươi lâu
Có nên trồng cây tường vi trước nhà? Cách trồng hoa tường vi ra hoa đẹp
Ý nghĩa hoa bỉ ngạn theo màu sắc (đỏ, xanh, vàng, trắng)
Hoa giấy ngũ sắc có ý nghĩa gì? Cách trồng, chăm sóc hoa giấy ngũ sắc
Hoa hồng tường vi có mấy màu? Cách trồng hồng tường vi ra hoa đẹp
Cách cắm hoa hướng dương đẹp để bàn tươi lâu, nghệ thuật, đơn giản