Nuốt lưỡi là gì? Nuốt lưỡi trong bóng đá là gì, có nguy hiểm không?

Cập nhật: 28/03/2024

Nuốt lưỡi là một hiện tượng nguy hiểm thường thấy trong các cơn đột quỵ, đặc biệt là đột quỵ trong thể thao như bóng đá. Vậy nuốt lưỡi là gì? Chúng ta hãy cùng tìm hiểu thông qua bài viết dưới đây nhé!

Nuốt lưỡi là gì?

1.

Trong cuộc sống hằng ngày, chắc hẳn nhiều người trong chúng ta đã từng nghe đến hiện tượng "nuốt lưỡi". Đặc biệt, với những người thường xuyên theo dõi tin tức thể thao, nhất là môn bóng đá thì đây là một tai nạn không hề xa lạ, thậm chí là nỗi "kinh hoàng" cho các cổ động viên của môn thể thao vua. Vậy nuốt lưỡi là gì? Nuốt lưỡi trong bóng đá là gì?

Nuốt lưỡi là gì?

Theo phân tích của giới y khoa, nuốt lưỡi là tên gọi dân gian của hiện tượng "tụt lưỡi hoặc tụt khối cơ lưỡi". Đây là một hiện tượng rất hay gặp ở những người bị đột quỵ, co giật, đặc biệt là trong khi đang chơi thể thao như bóng đá. Nuốt lưỡi thường xảy ra khi một người đột ngột rơi vào trạng thái bất tỉnh, cơ lưỡi giãn ra, tụt xuống và có thể gây tắc nghẽn đường thở, dẫn đến khó thở, nhất là khi nạn nhân ở tư thế nằm ngửa. Nếu không được cấp cứu kịp thời và đúng phương pháp thì nạn nhân rất dễ tử vong. Vì vậy, khi gặp người bị nuốt lưỡi, bạn cần bình tĩnh để tiến hành các bước sơ cứu đúng cách.

Hiện tượng nuốt lưỡi thường xảy ra với người bị động kinh, người bị mắc hội chứng ngưng thở khi ngủ… hoặc với các trường hợp va chạm mạnh, nhất là va chạm trong thi đấu các môn thể thao như bóng đá, bóng bầu dục, khúc côn cầu...

Hiện tượng nuốt lưỡi có nguy hiểm không?

2.

Nuốt lưỡi nói chung và nuốt lưỡi trong bóng đá nói riêng đều là những tai nạn nghiêm trọng gây nhiều nguy hiểm đến tính mạng của con người. Khi bị va chạm mạnh, hệ thống cơ lưỡi của chúng ta không hoạt động theo cơ chế thông thường mà thường sẽ tụt vào trong gây nghẹt đường thở, thậm chí có thể gây trào dịch dạ dày vào phổi, cản trở đường hô hấp dẫn đến tình trạng thiếu oxy, nếu không cấp cứu kịp thời có thể dẫn đến tử vong.

Nuốt lưỡi trong bóng đá có nguy hiểm không?

Khi gặp người bị tai nạn dẫn đến nuốt lưỡi, nhiều người cho rằng cần đưa tay hoặc thứ gì đó vào miệng nạn nhân, nhất là những người bị co giật để họ không thể tự cắn vào lưỡi nhưng thực tế đây lại không phải là phương pháp được khuyến cáo. Thực hiện sơ cứu nuốt lưỡi không đúng cách có thể gây nguy hiểm cho tính mạng người bị nạn và ảnh hưởng đến công tác cứu chữa của nhân viên y tế. Vậy, cách sơ cứu khi gặp người có nguy cơ nuốt lưỡi như thế nào?

Cách sơ cứu khi gặp người có nguy cơ bị nuốt lưỡi

3.

Cách sơ cứu người bị nuốt lưỡi

Để sơ cứu khi gặp người bị tai nạn và có nguy cơ nuốt lưỡi, bạn cần làm như sau:

  • Khai mở một không gian đủ lớn cho người bị nạn để lấy không khí, loại bỏ các đồ vật ở xung quanh có nguy cơ gây tổn thương cho nạn nhân như gạch đá, vật nhọn...
  • Người gặp tai nạn dẫn đến nuốt lưỡi thường kèm theo co giật, vì vậy, nên giữ khoảng cách giữa mọi người xung quanh và người đang co giật.
  • Kê vật mềm dưới đầu người bị nạn để phòng tránh nguy cơ chấn thương đầu trong lúc co giật.
  • Nới lỏng quần áo quanh cổ, nữ trang, cravat nếu có để khai thông đường thở, giúp nạn nhân không bị quấn chặt cổ trong cơn co giật gây tắc, nghẹt thở.
  • Không cần đưa bất cứ vật gì vào miệng nạn nhân.
  • Tuyệt đối không nặn chanh vào miệng nạn nhân vì lúc này người bị nạn không nuốt được, nước chanh có thể tràn vào phổi gây viêm phổi, suy hô hấp.
  • Ghi lại thời gian co giật nếu có thể.
  • Liên lạc ngay với trung tâm y tế.
  • Khi bệnh nhân đã ngưng co giật, bạn nhẹ nhàng xoay bệnh nhân nằm nghiêng để đàm nhớt sẽ chảy ra bên ngoài miệng, làm thông thoáng đường thở.
  • Không giữ hay đè chặt bệnh nhân để tránh gây chấn thương cho người co giật.
  • Sau khi người co giật tỉnh lại vẫn phải tiếp tục theo dõi cho tới khi chắc chắn đã hồi phục.

Trên đây là một số thông tin để bạn hiểu thêm về hiện tượng nuốt lưỡi nói chung cũng như nuốt lưỡi trong bóng đá nói riêng để có biện pháp ứng cứu kịp thời khi gặp sự cố bất ngờ xảy ra. Để tham khảo thêm những thông tin khác, hãy thường xuyên truy cập nhé! Hẹn gặp lại bạn trong các bài viết sau!

>> Tham khảo thêm: