Những sai lầm cần tránh khi bày mâm ngũ quả ngày Tết
Những sai lầm cần tránh khi bày mâm ngũ quả ngày Tết
Trong dịp Tết Nguyên đán, trên ban thờ mọi nhà không thể thiếu được mâm ngũ quả. Mâm ngũ quả ngày Tết phải được bày biện đúng theo các phong tục truyền thống để thể hiện lòng thành kính với tổ tiên và các vị thần linh. Dưới đây là những sai lầm bạn cần tránh khi bày mâm ngũ quả ngày Tết để đón nhiều may mắn trong dịp năm mới hơn nhé.
1. Không hiểu hết ý nghĩa của các loại quả
Ở ngoài Bắc, mâm ngũ quả tức là mâm bày 5 loại quả khác nhau, tương ứng với ngũ hành. Theo quan niệm phương Đông, mâm ngũ quả cần có đủ các màu đen, đỏ, xanh, trắng, vàng tượng trưng cho Kim, Mộc, Thủy, Hỏa, Thổ. Trong mâm ngũ quả thì không được thiếu nải chuối và phải sử dụng chuối xanh. Màu xanh này được coi là Hành Mộc. Nải chuối xanh có hình dạng như bàn tay, nâng đỡ các quả bên trên, ngụ ý cho sự đùm bọc, che chở và hòa hợp. Chính vì thế mà trên mâm ngũ quả, chúng ta luôn thấy nải chuối được đặt ở dưới cùng để bao bọc các loại quả khác.
Giữa nải chuối, người ta thường đặt một quả bưởi hoặc quả phật thủ màu vàng (tượng trưng cho Hành Thổ) với mong muốn cầu phúc lộc cho gia đình mình. Những loại quả khác như quýt, táo, ớt chín đỏ sẽ được xen kẽ xung quanh. Trên mâm ngũ quả, những quả có màu đỏ, chẳng hạn như dưa hấu, ớt đỏ, táo đỏ, lựu... tượng trưng cho Hành Hỏa, còn những quả có màu trắng, sáng như quả roi, quả đào... tượng trưng cho Hành Kim. Hiện nay thì số lượng các loại hoa quả, trái cây rất phong phú đa dạng nên ngoài những loại quả chính để bày vào mâm ngũ quả kể trên thì bạn có thể bày biện thêm nho mọng, hồng xiêm... Khác với mâm ngũ quả miền Bắc thì mâm ngũ quả miền Trung khá đơn giản, không cầu kỳ bởi vùng đất nơi đây khá cằn cỗi và sản sinh ra ít loại hoa quả hơn. Các loại quả thường thấy trên mâm ngũ quả của người miền Trung bao gồm: chuối, dưa hấu, dứa, sung, cam, quýt, thanh long, mãng cầu...
Còn mâm ngũ quả miền Nam thì sao? Người miền Nam rất coi trọng việc bày mâm ngũ quả để thể hiện ý nghĩa riêng. 5 loại quả thường được chọn để bày trên mâm ngũ quả bao gồm: mãng cầu, dừa, đủ, xoài, sung, khi phát âm sẽ đọc tương tự như câu "cầu vừa đủ xài sung" với mong ước một năm no đủ, yên ấm.
Bên cạnh đó, trên mâm ngũ quả của người miền Nam cũng có những loại quả khác nhau tượng trưng cho các ý nghĩa khác nhau như: quả đào với ước muốn thăng tiến, quả táo to, đỏ tượng trưng cho sự phú quý; hồng, cam, quýt là sự thành đạt; dưa hấu, bưởi là sự may mắn; quả trứng gà với ý nghĩa cầu sức khỏe, tiền bạc...
2. Rửa quả sạch sẽ để bày mâm ngũ quả
Nhiều người sau khi mua hoa quả về để bày mâm ngũ quả thường rửa rất cẩn thận để quả được sạch, bóng và đẹp. Tuy nhiên, cần lưu ý rằng khi rửa quả như vậy, nước có thể đọng lại ở chỗ núm quả khiến quả sớm bị thối. Để hạn chế hiện tượng này, bạn có thể dùng khăn giấy tẩm ít nước để lau sạch bên ngoài quả là được. Nếu quả bưởi bị mốc xanh hay ố vàng thì bạn có thể hòa một ít nước vôi và chấm khăn vào đó để lau lên quả bưởi. Như vậy, bạn vẫn có được một mâm ngũ quả sáng bóng mà không sợ quả bị đọng nước, thối.
3. Chọn mua quả chín
Thường thì trước đêm 30, trên bàn thờ gia tiên đã phải có mâm ngũ quả được bày biện cẩn thận. Vì thế mà các gia đình sẽ tiến hành sửa soạn mâm ngũ quả vào ngày 29 hoặc ngày 30. Khi đó thì việc chọn mua hoa quả phải tiến hành sớm hơn, thường là từ 27, 29. Chính vì thế mà nếu muốn mâm ngũ quả có thể để được vài ngày thì bạn không nên chọn mua những loại quả quá chín vì đến lúc đó, quả có thể bị chín quá, bị héo, ủng.
Bạn hãy chọn mua những quả đã già nhưng chưa chín. Riêng với chuối, bạn cần phải mua nải xanh để chuối đủ cứng cáp, khỏe mạnh thì mới nâng đỡ những loại quả khác được. Các loại quả xoài, mãng cầu, đu đủ, hồng… nên mua quả ương về bày để không bị thối. Quả dưa hấu mang tính đấng trí nhân quân tử, xanh vỏ đỏ lòng. Và dù nhiều loại hoa quả, cũng nên bày thêm quả Phật thủ, giống biểu tượng bàn tay Phật.
4. Bày hoa, thực phẩm khác lên mâm ngũ quả Tết
Hiện nay, các loại hoa quả, trái cây đa dạng và phong phú hơn trước rất nhiều nên người ta cũng không câu nệ cứng nhắc ngũ quả chỉ gồm 5 loại quả nữa mà có thể bày nhiều loại quả hơn. Tuy nhiên, cần chú ý rằng: mâm ngũ quả thì chỉ bày quả chứ không nên đặt thêm hoa hoặc bất cứ thực phẩm nào khác.
5. Bày quả có gai, nặng mùi
Mặc dù mâm ngũ quả là thể hiện thành tâm của gia chủ nhưng cũng nên tránh bày những quả có gai nhọn như mít, dứa, sầu riêng,... là những loại quả kiêng kị đặt trên mâm ngũ quả dịp tết Nguyên Đán.
Những loại quả này có nhiều gai sắc nhọn và nặng mùi. Bàn thờ gia tiên là nơi thiêng liêng không nên bày chúng. Gia chủ nên chọn các loại hoa quả có mùi thơm nhẹ nhàng, thanh mát để bày trên mâm ngũ quả vào ngày Tết.
6. Bày hoa quả giả
Cũng như hoa quả thật, hoa quả giả được bày bán ở rất nhiều nơi. Một số người vì lo hoa quả thật không để được lâu, sẽ thôi hỏng nên mua những loại hoa quả giả để bày biện trên bàn thờ. Mặc dù thờ tại tâm nhưng gia chủ tuyệt đối không nên đặt hoa quả giả lên thờ cúng.
Theo quan niệm tâm linh của người Việt, bày hoa quả giả lên bàn thờ vừa không thể hiện sự tôn trọng với thần linh, gia tiên, vừa không có lợi cho phong thủy. Do đó, gia chủ nên chọn những loại hoa quả thật mang ý nghĩa tốt lành để bày lên mâm ngũ quả.
7. Chọn nhầm kích thước và ngoại hình của quả
Đối với việc sử dụng nải chuối xanh chưng mâm ngũ quả, thì bạn cần phân bổ đều các loại quả và hướng lên trên như bàn tay xòe ra để nâng đỡ, hứng lộc. Khi chọn quả thì bạn nên chọn các loại quả to tròn, đều nhau, da quả trơn không bị trầy xước.
Kích thước vừa phải, phù hợp với tổng thể, không nên chọn quá to làm cho mâm ngũ quả không được cân bằng hài hoà.
Trên đây VnAsk.com vừa gửi tới bạn đọc bài viết Những sai lầm cần tránh khi bày mâm ngũ quả ngày Tết. Hi vọng qua bài viết này bạn đọc có thêm tài liệu bổ ích nhé.
- Cách chuẩn bị mâm cơm cúng Tất Niên
- Bài cúng Tất Niên
- Bài Cúng ông Công ông Táo
- Bài Cúng Giao Thừa Ngoài Trời
- Bài Cúng Giao Thừa Trong Nhà
- Chọn hoa cây cảnh ngày Tết mang may mắn tài lộc vào nhà
- Tra lịch âm dương, lịch vạn niên
- Cách cắm hoa đẹp trang trí ngày Tết
- Cách muối hành củ ngon cho ngày Tết
- Những điều cấm kỵ không nên làm trong ngày Tết
Xem thêm
Mùng 1 Tết có nên đi chùa không? 13 Điều kiêng kỵ khi đi chùa mùng 1 Tết
Văn khấn mùng 2 Tết Giáp Thìn 2024
Mùng 3 Tết là ngày gì? Ý nghĩa lễ cúng mùng 3 Tết
Ngày Đông chí là ngày nào?
Những câu đố Tết hay, vui, hài hước có đáp án
Mâm cúng khai trương đầu năm có gì? Cách cúng khai trương đầu năm chuẩn
101 Thư chúc Tết 2024 gửi khách hàng, đối tác, nhân viên hay nhất
Tết Âm lịch 2024 vào ngày nào? Thứ mấy?
Tết 2024 ngày nào tốt: Ngày mùng 4, 5, 6, 7 Tết 2024 tốt hay xấu?