Mâm cúng mùng 1 Tết gồm những gì?
Theo tục lệ, cứ vào sáng mùng 1 Tết, các gia đình sẽ chuẩn bị mâm cúng để dâng lên gia tiên và các vị thần linh để thể hiện lòng thành kính và cầu mong một năm mới bình an, hạnh phúc. Nhưng mâm cúng mùng 1 Tết gồm những gì và được bày biện như thế nào? Hãy cùng tìm hiểu qua phần chia sẻ dưới đây nhé!
Ý nghĩa của việc cúng mùng 1 Tết
Mùng 1 Tết Nguyên Đán là một dịp quan trọng, hay còn là ngày đoàn viên của gia đình sau một năm làm việc và học tập. Đặc biệt, mâm cơm ngày Tết còn là dịp để giúp các thành viên trong gia đình đoàn tụ, quây quần bên nhau tâm sự những việc, kế hoạch đã và đang làm trong năm. Mâm cơm ngày Tết luôn đầy đủ các món ăn ngon và được chế biến cầu kỳ hơn mọi ngày. Với ý nghĩa mong muốn có một năm đủ đầy, hạnh phúc, sung túc, vì thế hầu như mâm cỗ mùng 1 Tết của mọi nhà đều được bày biện đủ món và sắp xếp chỉn chu, trau chuốt.
Hơn nữa, mâm cỗ ngày Tết còn giúp gia chủ thể hiện lòng kính trọng, tri ân đến ông bà, tổ tiên và những người có công dựng xây đất nước, mang lại hòa bình cho mọi người. Vậy, mâm cơm cúng mùng 1 Tết gồm những gì? VnAsk mời bạn cùng tham khảo tiếp phần dưới đây của chúng tôi nhé!
Mâm cơm cúng mùng 1 Tết gồm những gì?
Theo truyền thống của ông bà ta thời xưa, mâm cỗ cúng mùng 1 Tết sẽ gồm có mâm ngũ quả, hương hoa, giấy tiền vàng mã, trầu cau, đèn, nến, trà, bánh chưng (bánh tét)… Còn cỗ mặn hay cỗ chay đều được, nhưng cần phải chuẩn bị kỹ càng và bày trí trang nghiêm, chỉn chu. Hơn nữa, ngày nay mọi người cũng không còn quá chú trọng đến món ăn, thậm chí mâm cỗ chỉ cần khoảng 4 - 5 món, miễn sao phù hợp với điều kiện kinh tế gia đình là được. Và quan trọng hơn hết chính là tấm lòng hướng về tổ tiên và không khí quây quần bên nhau như ngày Tết. Bây giờ, chúng ta hãy cùng điểm qua một vài cách bày trí mâm cúng quen thuộc, đơn giản nhé!
Mâm cúng chay mùng 1 Tết ở miền Bắc
Mâm cỗ cúng ở miền Bắc thường sẽ đầy đủ 4 bát, 4 đĩa tượng trưng cho tứ trụ, bốn mùa và bốn phương. Với những gia đình cầu kỳ hơn thì sẽ có đến 6 bát, 6 đĩa hoặc thậm chí là 8 bát, 8 đĩa.
4 đĩa trong mâm cỗ cúng mùng 1 Tết của người miền Bắc thường có 1 đĩa gà luộc, 1 đĩa thịt lợn, 1 đĩa giò lụa, 1 đĩa chả quế. Và họ luôn chế biến thêm 1 đĩa xôi gấc để cầu mong những điều may mắn, đỏ tươi như màu gấc trong năm mới. Còn 4 bát sẽ thường là 1 bát chân giò hầm măng, 1 bát bóng thả, 1 bát miến dong và 1 bát mọc nấm thả.
Hơn nữa, theo quan niệm của người miền Bắc thì họ sẽ không sát sinh vào năm mới nên hầu như các món trong mâm cỗ đều phải được chuẩn bị từ trước.
Mâm cơm thắp hương mùng 1 Tết ở miền Trung
Mâm cỗ cúng mùng 1 Tết ở miền Trung thường đầy đủ các món từ khô cho đến nước và hầu như sẽ là các món mặn, gia vị đậm đà như nem lụi, bò nướng sả ớt, gà quay, lợn quay, bò nấu thưng, thịt nạc rim...
Ngoài ra, mâm cỗ còn có thịt bò, thịt lợn ngâm nước mắm và một số món đặc trưng khác của người miền Trung như món cuốn, bánh tráng, rau cuốn sống, măng trộn, thịt gà trộn rau răm…
Mâm cúng mùng 1 Tết ở miền Nam
Mâm cỗ cúng mùng 1 Tết của người miền Nam sẽ đơn giản hơn 2 miền Bắc - Trung và phụ thuộc nhiều vào kinh tế của từng gia đình, miễn là thể hiện lòng thành kính là được. Các món ăn trong mâm cỗ cúng miền Nam khá phong phú, không quá gò bó theo một chuẩn nhất định. Thực đơn sẽ gồm có chả giò chiên, lạp xưởng tươi, gỏi gà luộc xe phay, kiệu… Đặc biệt, mâm cỗ cúng mùng 1 Tết của người miền Nam không thể thiếu bánh tét.
Ngoài ra, bạn cũng có thể tham khảo thêm mâm cỗ cúng chay ngày mùng 1 Tết mà chúng tôi chia sẻ sau đây:
Theo quan niệm của một số gia đình theo Phật giáo thì ngày đầu năm mới không sát sinh, vì thế thay vì chuẩn bị mâm cỗ mặn, người ta sẽ chuẩn bị mâm cỗ chay, cụ thể:
- Rau củ xào chay: Cà rốt, ngô non, cải thảo, nấm…
- Đậu hũ/đậu phụ: Đậu hũ chiên xù, đậu phụ xào nấm…
- Canh nấm chay: Trong mâm cúng, dù là chay hay mặn thì cũng đều phải có một bát canh. Bạn có thể lựa chọn nấu canh rau củ, canh nấm theo sở thích, không cần quá cầu kỳ.
- Món xôi: Xôi đỗ xanh, xôi gấc, xôi lá dứa…
Văn khấn cúng mùng 1 Tết
Ngoài việc chuẩn bị mâm cơm, bạn cũng cần biết cách khấn mùng 1 Tết để thể hiện lòng thành kính với vong linh Tổ tiên, Thần thánh, chư vị Thánh hiền, chư vị Bồ Tát… Dưới đây là bài văn khấn mùng 1 tại nhà mới nhất năm 2024, bạn tham khảo nhé!
Nam mô A Di Đà Phật! (3 lần, 3 lạy)
Con lạy chín phương trời, mười phương chư Phật, chư Phật mười phương. Con kính lạy Đức Đương Lai Hạ Sanh Di Lặc Tôn Phật.
Con kính lạy các cụ Tổ khảo, Tổ tỷ, bá thúc huynh đệ, đường thượng tiên linh, và các hương hồn nội tộc, ngoại tộc.
Hôm nay là ngày mùng 1 tháng Giêng năm Giáp Thìn.
Chúng con là:……Ngụ tại:……………………
Nay theo tuế luật, âm dương vận hành, tới tuần Nguyên đán, mồng một đầu xuân, mưa móc thấm nhuần, đón mừng năm mới.
Con cháu tưởng niệm ân đức tổ tiên như trời cao biển rộng, khôn đem tấc cỏ báo đáp ba xuân.
Do đó, chúng con cùng toàn thể con cháu trong nhà sửa sang lễ vật, hương hoa nước quả, thắp nén hương thơm, thành kính dâng lên trước án.
Kính mời các cụ Cao tằng Tổ khảo, Cao tằng Tổ tỷ, bá thúc đệ huynh, cô di tỷ muội, nam nữ tử tôn nội ngoại, cúi xin thương xót con cháu, linh thiêng giáng về linh sàng, phù hộ độ trì con cháu, năm mới an khang, mọi bề thuận lợi, sự nghiệp hanh thông, bốn mùa không hạn ách nào xâm hại, tám tiết có điềm lành tiếp ứng.
Tín chủ chúng con đồng tâm kính mời các vị vong linh, tiền chủ, hậu chủ ở trong đất này cùng về hâm hưởng, phù hộ cho chúng con được bách sự như ý, vạn sự cát tường.
Chúng con lễ bạc tâm thành, trước án kính lễ, cúi xin chứng giám phù hộ độ trì.
Nam mô A-di-đà Phật (3 lần, 3 lạy)
Lưu ý khi bày mâm cúng mùng 1 Tết
Khi bày mâm cơm cúng mùng 1 Tết, bạn cần lưu ý một số vấn đề sau:
- Mâm cơm cúng mùng 1 Tết thường được chế biến và bày biện vào sáng sớm ngày mùng 1 Tết, trước khi gia đình bước vào năm mới.
- Cần đặt mâm cơm cúng ở nơi trang nghiêm nhất trong nhà, thường là ban thờ gia tiên.
- Gia chủ cần bày biện mâm cúng với sự thành kính để thể hiện lòng biết ơn với tổ tiên, thần linh.
- Mâm cúng cần được chuẩn bị đầy đủ, bày biện gọn gàng, sạch sẽ. Thông thường, mâm ngũ quả sẽ được bày ở chính giữa ban thờ, hai bên là hương, hoa tươi, phía sau là tiền giấy, vàng mã, phía trước là trầu cau, rượu, trà.
- Nếu muốn cúng gà vào buổi sáng mùng 1, bạn nên chuẩn bị gà từ chiều 30 Tết để tránh sát sinh trong ngày đầu năm mới.
Trên đây là mâm cơm cúng mùng 1 Tết và những điều cần chú ý khi bày biện mâm cúng mùng 1 mà chúng tôi muốn chia sẻ đến bạn. Cảm ơn bạn đã quan tâm theo dõi bài viết!
Đừng quên thường xuyên truy cập chuyên mục tư vấn Tổng hợp của để cập nhật nhiều thông tin hữu ích khác nhé! Hẹn gặp lại bạn trong những bài viết sau!
Xem thêm
Tết Âm lịch 2024 vào ngày nào? Thứ mấy?
Bài cúng xe cuối năm và cách chuẩn bị lễ cúng xe cuối năm
Mẹt trang trí Tết đẹp nhất 2023
Những hình ảnh chúc mừng năm mới đẹp đón Tết 2024
Những điều cần lưu ý khi đi chùa đầu năm 2025
Mùng 1 Tết có nên quét nhà không? Quét nhà mùng 1 Tết có xui không?
Những lời chúc Tết bố mẹ vợ, bố mẹ vợ tương lai hay, ý nghĩa
Cách chăm sóc mai sau Tết Nguyên Đán đúng kỹ thuật
Giờ xuất hành tốt ngày mùng 1 Tết Nguyên Đán 2024 cho mọi sự hanh thông