Lạm phát là gì? Nguyên nhân và tác động của lạm phát đến kinh tế
Lạm phát là gì? Nguyên nhân gây lạm phát là gì? Tác động của lạm phát đến nền kinh tế là gì? VnAsk mời bạn tham khảo bài viết dưới đây của chúng tôi để nắm rõ hơn nhé!
Lạm phát là gì? Khái niệm lạm phát
Lạm phát là việc tăng mức giá chung của hàng hóa và dịch vụ theo thời gian và sự mất giá trị của một loại tiền tệ. Khi được so sánh với các nước khác thì lạm phát là sự giảm giá tiền tệ của một quốc gia này so với các loại tiền tệ của quốc gia khác. Phạm vi ảnh hưởng của lạm phát là một vấn đề gây tranh cãi giữa các nhà kinh tế học vĩ mô.
Ngược lại với lạm phát chính là giảm phát. Một chỉ số lạm phát bằng 0 hoặc chỉ một số dương nhỏ thì được người ta gọi là sự ổn định giá cả.
Nguyên nhân gây ra lạm phát
Có khá nhiều nguyên nhân gây ra lạm phát, trong đó “lạm phát do cầu kéo và lạm phát do chi phí đẩy” là hai nguyên nhân chính. Cụ thể:
- Lạm phát do cầu kéo: Khi nhu cầu của thị trường về một mặt hàng nào đó tăng lên thì đồng nghĩa sẽ kéo theo sự tăng lên về giá cả của mặt hàng đó. Đặc biệt, giá cả của các mặt hàng khác cũng theo đó mà leo thang, dẫn đến sự tăng giá của hầu hết các loại hàng hóa trên thị trường. Theo đó, lạm phát do sự tăng lên về cầu được gọi là lạm phát do cầu kéo. Ví dụ: Giá xăng tăng, kéo theo hàng loạt sản phẩm tăng giá như giá vàng tăng, giá hoa quả…
- Lạm phát do chi phí đẩy: Chi phí đẩy của các doanh nghiệp gồm có tiền lương, giá nguyên liệu đầu vào, chi phí bảo hiểm cho công nhân, thuế… Nếu giá của một trong những yếu tố này tăng lên thì tổng chi phí sản xuất của các doanh nghiệp chắc chắn cũng tăng lên. Khi đó, giá thành của sản phẩm cũng sẽ tăng lên để bảo toàn lợi nhuận, vì vậy mà mức giá chung của toàn thể nền kinh tế cũng sẽ tăng.
- Lạm phát do cơ cấu: Với những ngành kinh doanh có hiệu quả, doanh nghiệp cũng tăng dần tiền công cho người lao động. Tuy nhiên, vẫn tồn đọng một vài nhóm ngành kinh doanh không hiệu quả, các doanh nghiệp cũng theo xu thế đó mà buộc phải tăng tiền công cho người lao động. Và nếu các doanh nghiệp tăng lương cho người lao động, đồng nghĩa giá thành các sản phẩm của họ cũng phải tăng nhằm bảo đảm mức lợi nhuận và làm phát sinh lạm phát.
- Lạm phát do nhu cầu thay đổi: Nếu thị trường đang giảm nhu cầu tiêu thụ một mặt hàng nào đó sẽ dẫn đến lượng cầu về một mặt hàng khác lại tăng lên.Và khi thị trường có người cung cấp độc quyền về giá cả có tính chất cứng nhắc thì chỉ có thể tăng mà không thể giảm. Ví dụ: Giá điện ở Việt Nam.
- Lạm phát do xuất khẩu: Khi xuất khẩu tăng, tổng cầu tăng cao hơn tổng cung. Khi đó, sản phẩm được thu gom cho xuất khẩu khiến lượng hàng cung cho thị trường trong nước giảm, điều này khiến tổng cung trong nước thấp hơn tổng cầu. Khi tổng cung và tổng cầu mất cân bằng sẽ có thể nảy sinh lạm phát.
- Lạm phát do nhập khẩu: Khi giá của hàng hóa nhập khẩu tăng hoặc do giá trên thế giới tăng thì giá bán sản phẩm đó trong nước sẽ phải tăng lên. Khi đó, mức giá chung bị giá nhập khẩu đội lên sẽ có thể hình thành lạm phát.
- Lạm phát tiền tệ: Khi cung lượng tiền lưu hành trong nước tăng, ví dụ do ngân hàng trung ương mua ngoại tệ vào để giữ cho đồng tiền trong nước khỏi mất giá so với ngoại tệ, hoặc do ngân hàng trung ương mua công trái theo yêu cầu của nhà nước làm cho lượng tiền trong lưu thông tăng lên. Đây cũng là nguyên nhân có thể gây ra lạm phát.
Công thức tính lạm phát
Lạm phát được đo bằng cách theo dõi sự thay đổi giá cả của một lượng lớn các hàng hóa và dịch vụ trong một nền kinh tế. Thông thường nó sẽ dựa trên dữ liệu được thu thập bởi các tổ chức nhà nước, liên đoàn lao động và các tạp chí kinh doanh…
Theo đó, giá của các loại hàng hóa và dịch vụ được tổ hợp với nhau để đưa ra một chỉ số giá cả đo mức giá cả trung bình, là mức giá trung bình của một tập hợp các sản phẩm. Như vậy, tỷ lệ lạm phát là tỷ lệ phần trăm mức giá của chỉ số này.
Không có bất kỳ một phép đo chính xác nào cho chỉ số lạm phát bởi giá trị của chỉ số này phụ thuộc vào tỷ trọng mà người ta gán cho mỗi hàng hóa trong chỉ số, cũng như phụ thuộc vào phạm vi khu vực kinh tế mà nó được thực hiện.
Hiện nay, thước đo lạm phát phổ biến nhất chính là chỉ số giá tiêu dùng CPI - Consumer Price Index là chỉ số đo giá cả của một số lượng lớn các loại hàng hóa và dịch vụ, bao gồm thực phẩm, lương thực, phí chi trả cho các dịch vụ y tế… được mua bởi người tiêu dùng thông thường.
Tác động của lạm phát
Không phải đa số lạm phát đều gây nên những tác hại xấu cho nền kinh tế. Khi tốc độ lạm phát vừa phải khoảng 2 - 5% ở các nước phát triển và dưới 10% ở các nước đang phát triển sẽ mang lại một số lợi ích cho nền kinh tế như:
Kích thích tiêu dùng, đầu tư, vay nợ, giảm bớt tình trạng thất nghiệp…
Cho phép chính phủ có thêm lựa chọn các công cụ kích thích đầu tư vào những lĩnh vực kém ưu tiên thông qua việc mở rộng tín dụng, giúp phân phối lại thu nhập và các nguồn lực trong xã hội, các định hướng mục tiêu trong khoảng thời gian có chọn lọc.
Tuy nhiên, đây là công việc khó và tương đối mạo hiểm, nếu không chủ động thì có thể gây ra nhiều hậu quả xấu. Như vậy, lạm phát là căn bệnh mãn tính của nền kinh tế thị trường bởi nó vừa có tác hại lẫn lợi ích. Nếu nền kinh tế có thể duy trì, kiềm chế và điều tiết được lạm phát ở tốc độ vừa thì nó sẽ thúc đẩy tăng trưởng kinh tế.
Cách kiểm soát lạm phát
Có khá nhiều phương pháp và chính sách đã và đang được sử dụng để kiểm soát lạm phát. Cụ thể:
- Giảm lượng tiền giấy lưu thông để giảm bớt lượng nhàn rỗi dư thừa.
- Tăng lãi suất tiền gửi.
- Phát hành trái phiếu.
- Giảm sức ép lên giá cả, hàng hóa dịch vụ…
- Cân đối lại ngân sách nhà nước.
- Cắt giảm chi tiêu.
- Thi hành chính sách tài chính thắt chặt.
- Tạm hoãn các khoản chưa cần thiết.
- Các biện pháp hàng hóa từ ngoài vào.
- Đi vay viện trợ nước ngoài và cải cách tiền tệ.
- Tăng quỹ hàng hóa tiêu dùng để cân đối với số lượng tiền có trong lưu thông.
- Khuyến khích tự do mậu dịch.
- Giảm thuế quan.
Mong rằng những thông tin mà chúng tôi chia sẻ trên đây đã giúp bạn biết lạm phát là gì rồi. Cảm ơn bạn đã quan tâm theo dõi bài viết của chúng tôi!
Đừng quên truy cập website để tham khảo thêm nhiều thông tin hữu ích bạn nhé!
>> Tham khảo thêm:
- [So sánh] Lãi suất ngân hàng nào cao nhất hiện nay 2025?
- Giờ làm việc ngân hàng ACB, lịch làm việc ngân hàng ACB
- Số tổng đài ngân hàng Sacombank, hotline chăm sóc khách hàng Sacombank
- Số điện thoại tổng đài ngân hàng Agribank chăm sóc khách hàng
- Số tổng đài ngân hàng BIDV, hotline chăm sóc khách hàng BIDV
- Số tổng đài ngân hàng Vietinbank, hotline chăm sóc khách hàng Vietinbank
Xem thêm
Niêm yết là gì? Danh sách công ty niêm yết trên sàn chứng khoán
Giá hồ tiêu trực tuyến ngày hôm nay mới nhất
VN-INDEX là gì? Chỉ số VN-INDEX là gì? Có ý nghĩa gì?
Cổ phiếu Blue chip là gì? Nhóm các cổ phiếu Blue chips 2024 trên sàn Hose
Hướng dẫn sử dụng dịch vụ SMS Banking cho khách hàng Agribank
Sao kê ngân hàng là gì? Cách lấy bản sao kê tài khoản ngân hàng
Midcap là gì? Cổ phiếu midcap là gì trong chứng khoán?
Giá vàng tây 18K, 14K, 10K hôm nay tăng hay giảm?
Lệnh ATC, phiên ATC, giá ATC trong chứng khoán là gì?