Call margin là gì? Khi nào thì bị call margin trong chứng khoán?
Call margin là gì? Khi nào thì bị call margin trong chứng khoán? Đây là những câu hỏi được rất nhiều bạn đọc quan tâm, đặc biệt là những người mới chơi chứng khoán. Hãy đọc bài viết sau đây của để tìm hiểu rõ hơn về call margin các bạn nhé!
>>> Xem thêm: Chứng khoán là gì? Đầu tư chứng khoán là gì? Thị trường chứng khoán là gì?
Call margin là gì?
Trong tiếng Anh, từ margin trong chứng khoán có nghĩa đen là tiền đặt cọc, hiểu theo nghĩa thông dụng trong chứng khoán thì margin còn có nghĩa là đòn bẩy tài chính hay tỷ lệ cho vay của công ty chứng khoán cho nhà đầu tư (NĐT) vay để mua chứng khoán.
Call margin (tiếng Anh là margin call) có thể hiểu là vay margin hay vay ký quỹ chứng khoán, đây là thuật ngữ dùng để chỉ sự thông báo của công ty chứng khoán đối với NĐT đã vay tiền để mua chứng khoán nhưng rơi vào thời điểm chứng khoán của NĐT bị giảm gần dưới ngưỡng an toàn so với tài sản đảm bảo của NĐT. Call margin với mục đích yêu cầu NĐT nộp thêm tiền hoặc bán bớt chứng khoán để tỷ lệ vay margin ở ngưỡng an toàn.
Khi nào thì bị call margin trong chứng khoán?
Call margin xảy ra khi tỷ lệ “Giá trị thực có/Tổng giá trị chứng khoán” nhỏ hơn tỷ lệ call margin của công ty chứng khoán cho phép.
Ví dụ:
Công ty chứng khoán ABC cho tỷ lệ call margin là 30%. NĐT có 100 triệu đồng và được công ty chứng khoán ABC cho dùng tỷ lệ margin là 1:2 để mua một lượng cổ phiếu Y có giá trị 200 triệu đồng. Khi NĐT mua xong thì giá cổ phiếu giảm xuống 27%. Giá trị tài sản ròng lúc này của NĐT là 146 triệu, trừ đi phần vay margin là 100 triệu thì NĐT sẽ còn lại 46 triệu đồng. Tỷ lệ lúc này là 46 triệu/146 triệu = 31,5%, tỷ lệ này lớn hơn tỷ lệ call margin.
Trường hợp cổ phiếu giá giảm 30%, theo cách tính trên thì tỷ lệ sẽ là 28,6%, con số này nhỏ hơn tỷ lệ call margin lúc đầu. Lúc này, NĐT sẽ bị công ty chứng khoán ABC call margin. Trong trường hợp NĐT không muốn bán một phần cổ phiếu để tài sản đạt ngưỡng call margin cho phép thì thay vào đó, NĐT phải nộp một số tiền để tỷ lệ “Giá trị tài sản thực/Tổng giá trị tài sản chứng khoán” lớn hơn ngưỡng call margin mà công ty chứng khoán ABC đã quy định ban đầu.
Trên đây là những thông tin về call margin trong chứng khoán mà VnAsk muốn chia sẻ đến bạn. Hy vọng, những thông tin vừa rồi là hữu ích đối với bạn. Đừng quên thường xuyên ghé để cập nhật nhiều thông tin hữu ích bạn nhé. Cảm ơn các bạn đã quan tâm theo dõi bài viết!
>>> Xem thêm:
- OTC là gì? Sàn OTC, thị trường OTC có đặc điểm là gì?
- Cổ phiếu là gì? Đầu tư cổ phiếu là gì? Thị trường cổ phiếu là gì?
- Danh sách các chỉ số chứng khoán hàng đầu thế giới
- Giờ giao dịch chứng khoán, giờ mở cửa và đóng cửa sàn giao dịch chứng khoán
- Sàn Hose là gì? Thời gian giao dịch chứng khoán Hose
- Bull trap là gì? Tìm hiểu về bull trap, bear trap trong chứng khoán
- Lịch nghỉ Tết chứng khoán: Thị trường chứng khoán nghỉ Tết mấy ngày?
- Vol là gì trong chứng khoán? Cạn vol trong chứng khoán là gì?
- Lưu ký chứng khoán là gì, có bắt buộc không? Thủ tục lưu ký chứng khoán
- Gap trong chứng khoán là gì? Tìm hiểu về các loại gap trong chứng khoán
- Giải chấp là gì? Bán giải chấp cổ phiếu trong chứng khoán là gì?
Nếu bạn có nhu cầu mua các sản phẩm đồ gia dụng, điện máy - điện lạnh, thiết bị văn phòng, y tế & sức khỏe, thiết bị số - phụ kiện… thì bạn hãy truy cập website để đặt hàng online, hoặc bạn có thể liên hệ đặt mua trực tiếp các sản phẩm này tại:
Xem thêm
Cổ phiếu là gì? Đầu tư cổ phiếu là gì? Thị trường cổ phiếu là gì?
POS là gì? Tìm hiểu về hệ thống POS và cách thanh toán qua máy POS
Trái phiếu chuyển đổi là gì? Khác gì trái phiếu không chuyển đổi?
BIDV có làm việc thứ 7 không? Giờ & Lịch làm việc ngân hàng BIDV
Các loại đồng tiền ảo có giá trị nhất thế giới hiện nay
Bạch kim là gì? Giá bạch kim bao nhiêu 1 gam, 1 chỉ?
Trả góp là gì? Mua hàng trả góp cần giấy tờ, thủ tục, điều kiện gì?
Lệnh FS là gì trong chứng khoán?
Lệnh ATO, phiên ATO, giá ATO trong chứng khoán là gì?