Chùa Tam Chúc ở đâu, thờ ai? Vé vào chùa Tam Chúc giá bao nhiêu?

Cập nhật: 28/03/2024

Chùa Tam Chúc - ngôi chùa được mệnh danh là lớn nhất thế giới hiện đang là điểm du lịch tâm linh thu hút rất đông khách du lịch. Trong bài viết này, chúng tôi sẽ cung cấp một số thông tin để giúp bạn biết được chùa Tam Chúc ở đâu, chùa Tam Chúc thờ ai cũng như giá vé chùa Tam Chúc là bao nhiêu. Mời bạn cùng theo dõi nhé.

Chùa Tam Chúc lớn nhất thế giới ở đâu?

1.

Chùa Tam Chúc là ngôi chùa lớn nhất Việt Nam, đồng thời cũng là một trong những ngôi chùa lớn nhất thế giới. Chùa Tam Chúc tọa lạc trong khung cảnh thơ mộng, hữu tình của quần thể khu du lịch Tam Chúc ở thị trấn Ba Sao, huyện Kim Bảng, tỉnh Hà Nam, cách trung tâm thành phố Hà Nội khoảng 60km, cách chùa Bái Đính (Ninh Bình) khoảng 30km và cách chùa Hương (Hà Nội) khoảng 4,5km.

Địa chỉ chùa Tam Chúc: Thị trấn Ba Sao, huyện Kim Bảng, tỉnh Hà Nam.

Chùa Tam Chúc

Giới thiệu chùa Tam Chúc

2.

Sự tích chùa Tam Chúc

Tương truyền, chùa Tam Chúc gắn liền với truyền thuyết về Tiền Lục Nhạc - Hậu Thất Tinh. Theo đó, trên dãy núi nằm ở hướng Tây Nam hướng về phía chùa Hương có 99 ngọn núi. Trong số đó có 7 ngọn núi gần với làng Tam Chúc nhất và được nhân dân nơi đây gọi là núi Thất Tinh. Ngôi chùa nằm ở đó được gọi là chùa Thất Tinh.

Trên 7 ngọn núi này đều xuất hiện đốm sáng lớn tựa như 7 ngôi sao tỏa sáng như ánh hào quang. Người dân thấy ánh hào quang đó thì kéo nhau tới núi Thất Tinh đục đẽo và chất củi thành đống lớn rồi đốt nhiều ngày để nhằm lấy 7 ngôi sao. Trong số 7 ngôi sao ấy, có 4 ngôi sao bị đốt nhiều nên mờ dần và chỉ còn 3 ngôi sao. Chính bởi thế, ngôi chùa Thất Tinh đã được đổi tên thành chùa Ba Sao, chính là chùa Tam Chúc ngày nay.

Chùa Tam Chúc

Lịch sử chùa Tam Chúc

Chùa Tam Chúc cổ được xây dựng từ thời nhà Đinh, khoảng 1.000 năm trước. Chùa Tam Chúc mới hiện nay được xây trên nền móng của ngôi chùa cổ. Đây là sự kết hợp tuyệt vời của những công trình kiến trúc độc đáo, ấn tượng nằm giữa cảnh sắc thơ mộng của thiên nhiên, non nước.

Năm 2019, chùa Tam Chúc được chọn là nơi tổ chức ngày Lễ Phật Đản Vesak của Liên Hợp Quốc (còn gọi là Đại lễ Phật Đản). Sự kiện này đã diễn ra vào tháng 5 năm 2019 và thu hút được sự tham gia của hàng ngàn chức sắc, tín đồ Phật giáo cũng như các du khách, nhà nghiên cứu quốc tế.

>> Xem thêm: Hình Phật Đản Sanh đẹp, ảnh tượng Phật Đản Sanh đẹp nhất

Chùa Tam Chúc thờ ai?

Chùa Tam Chúc thờ những vị quốc sư có công phát triển Phật giáo Việt Nam như: Sư Tổ Đạt Ma, thiền sư Khuông Việt, thiền sư Đỗ Pháp Thuận, hòa thượng Thích Thanh Tứ, thiền sư Nguyễn Minh Không...

Chùa Tam Chúc

Tìm hiểu quy mô, sơ đồ chùa Tam Chúc

3.

Chắc hẳn khi đến chùa Tam Chúc, bạn sẽ rất tò mò không biết nơi đây có quy mô như thế nào, có những địa điểm tham quan nào.

Dưới đây, chúng tôi sẽ giúp bạn hiểu được quy mô của chùa Tam Chúc, giúp bạn phần nào hình dung rõ hơn về ngôi chùa độc đáo này.

Nhà khách Thủy Đình

Đây chính là địa điểm đầu tiên mà bạn đặt chân tới khi đến với chùa Tam Chúc. Tại đây, bạn sẽ ghé vào mua vé, check in, lên thuyền và tham quan nội thất, tranh ảnh giới thiệu về chùa Tam Chúc.

Chùa Tam Chúc

Cổng Tam Quan

Cổng Tam Quan của chùa Tam Chúc được xây dựng rất lớn. Trước cổng còn có bến thuyền, điểm trả khách của hệ thống xe điện.

Phía 2 bên của cổng Tam Quan là 2 con đường lớn để bạn có thể đi bộ lên các điện chính của chùa. Từ cổng Tam Quan đến điện Quán Âm, bạn sẽ phải đi qua 32 Cột Kinh (còn gọi là Vườn Cột Kinh). Điều này lấy ý tưởng từ Bảo vật quốc gia Cột Kinh chùa Nhất Trụ ở cố đô Hoa Lư, Ninh Bình.

Tam điện

Chùa Tam Chúc được xây dựng với 3 chính điện là điện Pháp Chủ, điện Quan Âm và điện Tam Thế. Mỗi điện sẽ thờ một vị Phật mang ý nghĩa riêng.

Cả 3 điện này đều có 4 bức phù điêu được tạc thủ công rất tỉ mỉ từ đá được lấy từ miệng núi lửa của Indonesia.

  • Điện Quan Âm: Tại đây thờ tượng Phật nghìn mắt, nghìn tay. Đây cũng là chính điện mà bạn thấy khi đi qua cổng Tam Quan.
  • Điện Pháp Chủ: Tại đây đặt pho tượng Phật Thích Ca bằng đồng lớn nhất Đông Nam Á (nặng 200 tấn). Điện Pháp Chủ được thiết kế với 2 tầng mái cong, cao 31 mét và mặt sàn rộng tới 3.000m2.
  • Điện Tam Thế: Điện Tam Thế chùa Tam Chúc là chính điện cuối cùng trong 3 chính điện. Ở giữa chính điện có 3 pho tượng Phật lớn được làm từ đồng đen. Ba pho tượng này là tượng trưng cho quá khứ, hiện tại và tương lai và phía sau mỗi pho tượng đều có một bức phù điêu hình lá bồ đề.

Chùa Tam Chúc

Chùa Ngọc Tam Chúc - Đàn tế trời của chùa Tam Chúc

Cách Tam điện một đoạn khá xa, bạn sẽ thấy chùa Ngọc. Ngôi chùa này được chế tác hoàn toàn từ đá granit, hoàn toàn không có bê tông. Chính vì thế, mặc dù chỉ có diện tích 13m2 thế nhưng chùa Ngọc lại nặng tới 2.000 tấn.

Chùa Tam Chúc

Đình Tam Chúc

Đình Tam Chúc nối với chùa Tam Chúc bởi một cây cầu dích dắc bắc qua hồ Lục Ngạn. Đây là ngôi đình thờ hoàng hậu Đinh Dương Thị Nguyệt. Ngôi đình nằm giữa hồ nước rộng lớn và là nơi lưu giữ những dấu tích cổ từ thời vua Đinh.

Kinh nghiệm đi du lịch chùa Tam Chúc

4.

Đi chùa Tam Chúc từ Hà Nội thế nào?

Từ trung tâm Hà Nội, bạn có thể đi chùa Tam Chúc bằng phương tiện cá nhân theo tuyến đường quốc lộ 1A - quốc lộ 12A (Phủ Lý) - thị trấn Ba Sao.

Bên cạnh đó, bạn cũng có thể đi xe khách, xe bus Hà Nội - Phủ Lý, tuyến 206. Tuy nhiên, các phương tiện này không đưa khách tới chùa Tam Chúc nên bạn phải đi tiếp bằng taxi hoặc xe ôm.

Ngoài ra, bạn có thể bắt xe ở Giáp Bát hoặc bến xe Nước Ngầm đều được.

Nếu bạn tự di chuyển bằng ô tô thì có thể đi đường cao tốc Hà Nội - Ninh Bình, tới nút giao Đại Xuyên thì rẽ phải rồi tiếp tục đi vào quốc lộ 1A.

Giá vé chùa Tam Chúc

Giá vé đi thuyền trên hồ:

  • Cao trên 1m: 200.000 đồng/người/lượt
  • Cao dưới 1m: 100.000 đồng/người/lượt

Giá vé xe điện:

  • Chiều cao trên 1m: 30.000 đồng/người/lượt
  • Chiều cao dưới 1m: Miễn phí

Lưu ý: Vé chỉ có giá trị sử dụng trong ngày.

Cách sắm lễ đi chùa Tam Chúc

Khi đi chùa Tam Chúc, bạn nên sắm các lễ vật như hương, hoa tươi, trái cây tươi, xôi, chè, oản... Bạn không nên đặt lễ mặn tại khu vực Phật điện (chính điện, là nơi thờ tự chính của chùa) bởi trên hương án chính điện chỉ nên thờ đồ chay, thanh tình mà thôi. Lễ mặn chỉ có thể đặt ở các khu vực thờ các vị Đức Ông, Thánh, Mẫu.

Ngoài ra, bạn cũng không nên sắm tiền vàng mã, nếu có tiền thật thì bạn cũng không nên đặt lên hương án mà nên bỏ vào hòm công đức của nhà chùa.

Chùa Tam Chúc

Cách hành lễ khi đi chùa Tam Chúc

  • Bước 1. Bạn đặt lễ vật, thắp hương và làm lễ ở ban thờ Đức Ông trước.
  • Bước 2. Sau khi đặt lễ ở ban Đức Ông xong, bạn đặt lễ lên hương án của chính điện rồi thắp đèn nhang.
  • Bước 3. Sau khi đặt lễ chính điện xong thì bạn đi thắp hương ở tất cả các ban thờ khác của nhà Bái Đường. Khi thắp hương lên đều có 3 lễ hay 5 lễ. Nếu chùa có điện thờ Mẫu, Tứ Phủ thì bạn đến đó đặt lễ, dâng hương và khấn cầu theo ý nguyện.
  • Bước 4. Cuối cùng, bạn lễ ở nhà thờ Tổ (nhà Hậu).
  • Bước 5. Cuối buổi lễ, sau khi đã lễ tạ để hạ lễ thì bạn nên tới nhà trai giới hay phòng tiếp khách để thăm hỏi các vị sư, tăng trụ trì và có thể tuỳ tâm công đức.

Một số lưu ý khi tham quan chùa Tam Chúc

  • Diện tích chùa Tam Chúc rất lớn nên trước khi tới tham quan, bạn nên tham khảo bản đồ trước để tránh mất thời gian tìm đường.
  • Khi tới chùa, bạn nhớ ăn mặc trang phục kín đáo, lịch sự nhưng cũng phải thoải mái. Một đôi giày thể thao sẽ giúp bạn di chuyển dễ dàng hơn.
  • Khi bước vào các điện thờ của chùa, bạn nên bước vào từ cửa bên chứ không bước vào cửa chính giữa. Ngoài ra, bạn cũng không nên dẫm lên bậu cửa mà phải bước qua bậu cửa nhé.
  • Nên hạn chế thắp nhang, nếu có bạn chỉ nên thắp 1 nén tại lư hương đặt bên ngoài.

>> Xem thêm: Lễ Phật Đản là gì? Ý nghĩa của ngày lễ Phật Đản Vesak

Chùa Tam Chúc

Hi vọng rằng những chia sẻ trên đây của chúng tôi đã giúp bạn biết được chùa Tam Chúc ở đâu, chùa Tam Chúc thờ ai cũng như giá vé vào chùa Tam Chúc là bao nhiêu. Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết này của chúng tôi.

Đừng quên thường xuyên truy cập website để cập nhật nhiều thông tin hữu ích bạn nhé.

>> Tham khảo thêm: