Kế hoạch tổ chức vui Tết Trung thu 2025

Cập nhật: 01/09/2023 Tổng hợp
Kế hoạch tổ chức Tết Thiếu nhi

Kế hoạch tổ chức Tết Trung thu cho các bé được VnAsk tổng hợp trong bài viết dưới đây, mời các bạn cùng tham khảo.

Trong bài viết này VnAsk sẽ giới thiệu các mẫu kế hoạch tổ chức trung thu phù hợp với các tổ chức, nhà trường, cũng như địa phương khác nhau.

1. Kế hoạch tổ chức Trung thu

1.

Kế hoạch tổ chức Trung thu - Mẫu 1

ĐOÀN TNCS HỒ CHÍ MINH

CHI ĐOÀN………

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
-----------

…..ngày… tháng …năm……

KẾ HOẠCH TỔ CHỨC TẾT TRUNG THU
NĂM HỌC: 20.... - 20....

Căn cứ kế hoạch của Ban chấp hành Huyện Đoàn .......... về việc tổ chức các hoạt động vui Tết trung thu năm 20....;

Căn cứ kế hoạch thực hiện nhiệm vụ năm học 20.... -20.... của trường .............

Căn cứ kế hoạch hoạt động của Chi đoàn trường.....................

BCH Chi đoàn trường .............. xây dựng kế hoạch tổ chức Tết trung thu năm 20.... với những nội dung cụ thể như sau:

I. Mục đích yêu cầu:

1. Nhằm giáo dục cho trẻ biết ngày 15/08 hàng năm là ngày tết trung thu, tết trung thu có chị Hằng, chú Cuội, lồng đèn, nến, bánh nướng, bánh dẻo, múa lân…

2. Tổ chức Tết Trung thu năm 20...., nhằm thể hiện sự quan tâm chăm lo của BGH nhà trường, các bậc phụ huynh, giáo viên đối với các cháu học sinh trong nhà trường, tạo môi trường tốt nhất để các em học tập, vui chơi, rèn luyện, trưởng thành, phấn đấu trở thành con ngoan, trò giỏi, cháu ngoan Bác Hồ.

3. Nâng cao nhận thức, trách nhiệm của gia đình, nhà trường, cộng đồng và toàn xã hội đối với sự nghiệp bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em.

4. Tết Trung thu năm 20...., phải được tổ chức với không khí vui tươi, lành mạnh, bổ ích, thiết thực và có hiệu quả.

II. Thời gian, địa điểm, thành phần:

1. Thời gian: … giờ, thứ … ngày … tháng .... năm 20.... ( Ngày 15/08 âm lịch)

2. Địa điểm: Tại sân trường ....................

3. Thành phần:

Đại biểu gồm: - BTV Đoàn xã

- BGH nhà trường

- Ban đại diện Hội cha mẹ học sinh

Tất cả CB- GV-CNV và các bé học sinh trong nhà trường

III. Nội dung chương trình:

1. Phần lễ

- Ổn định tổ chức

- Tuyên bố lý do, giới thiệu đại biểu

- Hiệu trưởng nhà trường trò chuyện về ngày tết trung thu cùng các cháu

- Đại biểu phát biểu và tặng quà

2. Phần hội

- Trò chuyện với chú cuội – chị hằng

- Văn nghệ chào mừng

- Múa lân

- Trẻ đi rước đèn trung thu

- Phá cỗ, liên hoan

- Bế mạc.

IV. Tổ chức thực hiện

- BGH Nhà trường tạo điều kiện về thời gian và hỗ trợ kinh phí tổ chức

- Chi đoàn thanh niên xây dựng kế hoạch tổ chức và tham mưu

- Tổ nữ công công đoàn cùng với chi đoàn Thanh niên phối hợp làm một cái lồng đèn ngôi sao lớn

- Phụ huynh chuẩn bị cho mỗi cháu 1 chiếc đèn lồng hoặc đèn ông sao mang đến lớp để dự.

- Chuẩn bị bánh kẹo, quả, và bày mâm ngũ quả:…………………

- Trang trí khánh tiết: Đoàn thanh niên

- Văn nghệ: …………………………………………………………

- Kê bàn ghế + Trải thảm cho trẻ ngồi: …………………………

- Loa đài: Đ/ c………………………………………………………

- Công tác tổ chức:…………………………………………………

- Dẫn chương trình văn nghệ: …………………………………

- Múa Lân: ………………………………………………………

- Tất cả các đồng chí khác trong chi đoàn có trách nhiệm dẫn học sinh vào ổn định chỗ ngồi và quản trẻ.

- Các lớp dạy cho trẻ một số bài hát về trung thu

*Các Đ/ C đoàn viên tham gia mặc áo đồng phục đoàn thanh niên.

Trên đây là kế hoạch tổ chức Tết trung thu năm 20.... của Chi đoàn Trường .............. Rất mong Chi bộ- BGH nhà trường tạo điều kiện về thời gian, và kinh phí để buổi liên hoan vui tết trung thu được diễn ra thành công.

PHÊ DUYỆT CỦA BGH NHÀ TRƯỜNG

HIỆU TRƯỞNG

NGƯỜI LẬP KẾ HOẠCH

BT CHI ĐOÀN

Kế hoạch tổ chức Trung thu - Mẫu 2

2.
TRƯỜNG .....................

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------------

............, ngày...tháng...năm...

KẾ HOẠCH

TỔ CHỨC VUI TẾT TRUNG THU NĂM .......

Thực hiện kế hoạch số ................... ngày...tháng...năm..... của UBND huyện .................. về việc tổ chức tết trung thu ........., trường mầm non ..............................lập kế hoạch triển khai các hoạt động vui Tết trung thu cho các cháu trong toàn trường như sau

I. Mục đích yêu cầu

1. Mục đích

- Nhằm nâng cao nhận thức, trách nhiệm của gia đình, cộng đồng, các tổ chức đoàn thể đối với công tác Bảo vệ chăm sóc và giáo dục trẻ em, đảm bảo quyền bình đẳng cho mọi trẻ em được tham gia các hoạt động vui chơi giải trí, các hoạt động xã hội, xây dựng môi trường thân thiện...

- Tổ chức các hoạt động tạo sân chơi giải trí, an toàn, lành mạnh, thân thiện, bình đẳng, thiết thực và bổ ích về ngày lễ hội truyền thống của thiếu nhi Việt Nam. Qua đó thể hiện sự quan tâm của Đảng uỷ chính quyền địa phương, Ban Giám hiệu, Công đoàn và các tổ chức đoàn thể nhà trường đối với trẻ và con em CBGV, CNV.

2. Yêu cầu

- Tăng cường công tác tuyên truyền giáo dục nâng cao nhận thức, trách nhiệm và thúc đẩy phong trào toàn xã hội tham gia bảo vệ chăm sóc và giáo dục trẻ em.

- Tổ chức các hoạt động vui Tết trung thu tạo không khí vui tươi phấn khởi cho các cháu, đảm bảo an toàn, bổ ích, tiết kiệm, hiệu quả.

3. Đối tượng

- Đối tượng tham gia: Học sinh toàn trường;

- Trẻ em là con em của CBGV, CNV trong Nhà trường;

II. Nội dung

- Tổ chức tết trung thu cho các em thiếu nhi bao gồm: Múa lân (nếu có), rước đèn đón trăng, văn nghệ, trò chơi, phá cỗ.

- Phát quà cho các em có thành tích trong học tập và trẻ có hoàn cảnh khó khăn nhằm động viên các em học tập vào đầu năm học mới.

III. Thời gian và địa điểm

1. Thời gian: ........................................................................................................

2. Địa điểm: .........................................................................................................

IV. Ban tổ chức

1. Đ/c: ..................................................................................................................

2. Đ/c: ..................................................................................................................

3. Đ/c: ..................................................................................................................

4. Đ/c: ..................................................................................................................

5. Đ/c: ..................................................................................................................

V. Tổ chức thực hiện

1. BCH công đoàn

- Tuyên truyền vận động sâu rộng trong các tổ chức chính trị hiểu về ngày tết trung thu cổ truyền của thiếu niên Việt nam;

- Rà soát danh sách học sinh học giỏi, học sinh có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn;

- Phối hợp với đoàn thanh niên để tổ chức các hoạt động;

2. BCH chi đoàn

- Lập kế hoạch cụ thể các hoạt động tổ chức tết trung thu;

- Tham mưu với các tổ chức cá nhân để vận động, tranh thủ, huy động các nguồn lực tặng quà cho các cháu;

- Tổ chức các hoạt động Vui têt trung thu.

Trên đây là nội dung kế hoạch tổ chức ngày tết Trung thu cho trẻ, con em CBGV, CNV nhà trường năm 2020. BGH nhà trường trường yêu cầu các tổ chức, cá nhân được phân công thực hiện nghiêm túc và có hiệu quả các nội dung được phân công./.

Nơi nhận:

- ........................................

- ........................................

HIỆU TRƯỜNG

Kế hoạch tổ chức Trung thu - Mẫu 3

PHÒNG GD&ĐT …… 
TRƯỜNG ……….

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
-----------------------
Số: ......................., ngày...tháng...năm...

KẾ HOẠCH
Tổ chức Vui tết trung thu cho trẻ ..........

I. MỤC ĐÍCH

1. Nâng cao nhận thức, trách nhiệm của gia đình, nhà trường, cộng đồng và toàn xã hội đối với sự nghiệp bảo vệ chăm sóc và giáo dục trẻ em, đặc biệt là trẻ em nghèo, trẻ mồ côi, trẻ bị tàn tật, trẻ có hoàn cảnh khó khăn được phát triển toàn diện trong môi trường thân thiện;

2. Tạo nên không khí vui tươi phấn khởi, hào hứng trong trường mầm non vào dịp “Tết Trung thu” là Tết cổ truyền dành cho các cháu thiếu niên nhi đồng;

3. Đây cũng là một hoạt động trong nội dung cụ thể hoá thực hiện phong trào “Xây dựng trường học thân thiện học sinh tích cực”, chuyên đề “Xây dựng trường mầm non lấy trẻ làm trung tâm” và thể hiện công tác xã hội hoá trong trường mầm non;

4. Tết trung thu phải được tổ chức thật vui vẻ, phù hợp với đặc điểm tâm sinh lý trẻ. Tất cả trẻ phải được tham gia và đảm bảo an toàn tuyệt đối cho trẻ.

II. THỜI GIAN TỔ CHỨC:

- ......... phút ngày ..............

III. ĐỊA ĐIỂM TỔ CHỨC:

- Trường mầm non........................

IV. NỘI DUNG TỔ CHỨC

1. Ổn định tổ chức:

- Trống hội, trẻ đi từ các lớp ra sân trên nền nhạc bài hát “Chiếc đèn ông sao”, sau đó ổn định hàng theo từng lớp trước sân khấu – Hoạt động tập thể.

- Chú cuội và chị Hằng trò chuyện với trẻ.

2. Tuyên bố lý do, giới thiệu đại biểu: Chị Hằng, chú Cuội.

3. Đại biểu Đảng ủy – HĐND - UBND xã............... phát biểu và tặng quà Tết Trung thu cho trẻ.

4. Hiệu trưởng phát biểu cảm ơn.

5. Chương trình văn nghệ vui Trung thu: - 5 tiết mục của trẻ

- Rước đèn - Múa lân

6. Kết thúc: Đại biểu chia quà cho trẻ.

V. BAN TỔ CHỨC

1- Đ/c: ..........................................Trưởng ban

2- Đ/c:........................................... phó ban

3- Đ/c: ...........................................phó ban

4- Đ/c:............................................ủy viên

5- Đ/c: ...........................................ủy viên

6- Đ/c: ...........................................ủy viên

VI. CÔNG TÁC CHUẨN BỊ

Trang trí khánh tiết: Chuẩn bị xong vào buổi chiều ngày.............

- Trang trí phông, đèn ông sao to:.................. phụ trách, mỗi tổ chuyên môn cử 2 người phụ cùng trang trí.

- Trang trí mâm ngũ quả: ..................... phụ trách.

- Chương trình đồng diễn, văn nghệ: Đ/c ...........................

- Dẫn chương trình: - Đ/c .................: vai Chị Hằng

- Đ/c ..................: vai Chú Cuội

- Chuẩn bị nước và tiếp khách: Tổ văn phòng, nhà bếp.

- Âm thanh, loa đĩa: Đ/c.........................................

- Đèn ông sao cho trẻ: Phụ huynh các lớp chuẩn bị.

- Trang phục:

- Trang phục trẻ: Mặc đồng phục, đi giày hoặc dép có quai.

- Cô giáo: Áo dài truyền thống, hoặc trang phục phù hợp với vai diễn.

VII. KINH PHÍ TỔ CHỨC

- Trang trí khánh tiết:.......................

- Bánh kẹo cho trẻ:...........................

- Mâm ngũ quả:................................

- Trang phục, đạo cụ biểu diễn:............................

*Tổng cộng kinh phí: .........................................

Nơi nhận:
- Phòng GD&ĐT ….. (để b/c);
- UBND xã ……. (để b/c);
- Trường MN (để t/h);
- Lưu VP./.
HIỆU TRƯỞNG

2. Hướng dẫn tổ chức Tết trung thu

3.

1/ Địa điểm tổ chức:

là ngoài trời hay trong nhà nếu ngoài trời thì phải lường trước các yếu tố bên ngoài như mưa gió, thường trung thu năm nào cũng rơi vào mùa mưa. Trong nhà thì không gian tổ chức có nóng hay có gió thổi không? Nếu phòng kín bắt buộc bạn phải chuẩn bị quạt gió, âm thanh ánh sáng cũng là yếu tố bạn nên xem xét khi tổ chức trong nhà, nếu thiếu cái nào thì hãy tranh thủ chuẩn bị thêm càng sớm càng tốt. Các ổ điện có ở trên cao hết không? Nên bịt kín các ổ điện nằm dưới đất. Xung quanh địa điểm tổ chức có cái gì nguy hiểm với các bé không? Địa điểm tổ chức có chứa hết khách tham dự hay không? có quá ồn nếu số lượng người tham gia quá đông?

2/ Thời gian tổ chức:

Nếu tổ chức buổi sáng thì bạn phải xem các bé có đi học hay không? Ba mẹ các bé có đi làm hay không? Bao nhiêu bé dự được? Nếu tổ chức buổi tối thì xem nơi tổ chức có bị mưa hay đủ ánh sáng không? Chọn ngày nếu ngày rằm tháng 8 rơi vào thứ 2 thì bạn nên tổ chức vào thứ 7 hay chủ nhật của tuần trước mọi người sẽ dễ rảnh để tham dự hơn.

3/ Đối tượng, độ tuổi, số lượng của các bé, khách mời tham dự:

Đây là yếu tố quan trọng bạn phải biết để chuẩn bị các tiết mục văn nghệ, các trò chơi, các quà tặng phù hợp cho các bé. Các bạn nên gởi lời mời đến các bé hay phụ huynh sớm trước nhất 1 tuần nhé, để mọi người sắp xếp công việc tham dự.

Bạn phải biết độ tuổi các bé tham dự để chuẩn bị các trò chơi cho phù hợp.

4/ Kinh phí tổ chức:

Bạn phải biết được kinh phí tổ chức là bao nhiêu để lên kịch bản phù hợp, bạn không thể lên kế hoạch hoành tráng với kinh phí eo hẹp được. Hoặc nếu kinh phí eo hẹp mà bạn muốn có chương trình tốt hơn thì bạn có thể vận động thêm từ phụ huynh từ Thủ trưởng cơ quan đơn vị.

5/ Cuối cùng điều bạn cũng phải quan tâm đó là nhân sự tổ chức:

Các bạn hãy cố gắng chọn hoặc nhờ những người có kinh nghiệm nhất nếu không có nhiều kinh nghiệm nhé, nên bàn bạc lên kịch bản và thống nhất giữa các thành viên trong ban tổ chức càng sớm càng tốt bạn nhé.

6/ Các hoạt động cần có trong Tết Trung thu

Trang trí khu vực tổ chức trung thu:

Ở khu vực sân khấu chính bạn nên thiết kế 1 Backdrop trung thu có cây đa, ánh trăng, hình ảnh múa lân, các bé rước đèn, ở khu vực xung quanh có thể treo thêm lồng đèn để tăng thêm không khí của đêm hội trăng rằm, đây là nơi các bé cũng như phụ huynh chú ý rất nhiều khi chụp ảnh lưu niệm. Nếu không có nhiều kinh nghiệm trong việc này bạn cũng có thể liên hệ 1 đơn vị tư vấn thi công hết mọi thứ cho bạn, để bạn có thêm nhiều thời gian chuẩn bị phần nội dung.

Thuê múa lân trung thu là điều không thể thiếu:

Có thể nói đây là hoạt động bắt buộc phải có trong đêm trung thu, những chú lân sẽ tạo không khí sôi động và náo nhiệt cùng với những tiếng trống chèng, các bé sẽ đi rước đèn phía sau những chú lân và ông địa tạo nên một hình ảnh đặc trưng của ngày tết trung thu.

Tổ chức gian hàng trò chơi nhân gian cho các bé:

Tết trung thu là ngày tết thiếu nhi là ngày truyền thống của dân tộc Việt Nam, và vì vậy bạn cũng nên tổ chức các trò chơi trung thu cho trẻ em mang tính truyền thống nhân gian như các trò chơi ô ăn quan, ném còn, đập niêu, nhảy cò cò.

Thiết kế những gánh hàng rong, gian hàng ẩm thực:

Ngoài vui chơi thì gian hàng ẩm thực cũng quan trọng với các bé, bạn có thể thiết kế những gian hàng ẩm thực với những món ăn truyền thống với tuổi thơ các bé như: gian hàng cá viên chiên, gian hàng kẹo bông gòn, gian hàng tàu hủ (tàu phớ), gian hàng nghệ nhân làm tò he, gian hàng nghệ nhân làm cào cào lá dừa , gian hàng chú hề tạo hình bong bóng cho các bé.

Hoat động thi làm lồng đèn:

Bạn cũng nên có hoạt động thi làm lồng đèn cho chương trình thêm sôi nổi, các bé cũng có dịp ôn lại lịch sử và trổ tài thể hiện sự khéo léo qua những chiếc lồng đèn xinh xắn nhiều hình thù như lồng đèn ông sao, lồng đèn kéo quân, tuỳ độ tuổi mà bạn có thể yêu cầu từ dễ đến khó cho các bé như các bé nhỏ quá thì các bạn chỉ cần cho các bé thi dán lồng đèn thôi là được.

Bày gian hàng tô tượng với tô tranh cát:

Tô tượng và tranh cát là 2 hoạt động mà bé nào cũng thích, ở 2 gian hàng này các bé được thoả thích tô vẽ, sáng tạo từ những bức tượng và bức tranh được các bạn chuẩn bị sẵn. Nếu được các bạn nên chuẩn bị những bức tượng hay tranh cát liên quan đến chủ đề Trung Thu thì càng tốt.

Chuẩn bị bánh kẹo, bánh trung thu, lồng đèn cho các bé:

Ngoài hoạt động vui chơi thì hoạt động tặng bánh trung thu và lồng đèn cho các bé cũng rất quan trọng, bánh trung thu và lồng đèn là 2 sản phẩm đặc trưng bắt buộc phải có trong ngày trung thu, tuỳ theo điều kiện kinh tế của cơ quan tổ chức mà các bạn có thể chọn những loại bánh trung thu và lồng đèn phù hợp, nhưng nhớ là chọn sản phẩm chất lượng có nguồn gốc rõ ràng nhé, nếu không đủ kinh phí có thể kêu gọi đóng góp từ phụ huynh.

Thuê chú cuội chị hằng dẫn chương trình, hoạt náo tổ chức các trò chơi trên sân khấu, tìm hiểu ý nghĩa ngày trung thu:

Có thể nói Chú Cuội và chị Hằng sẽ là người dẫn hồn cho chương trình của bạn, chương trình của bạn có thành công hay không thì có thể nói sự xuất hiện của chú Cuội và chị Hằng chiếm hết 50%. Bạn phải chuẩn bị thật kỹ cho kịch bản xuất hiện của chú Cuội và chị Hằng, nếu bạn nhờ 2 người tại cơ quan của mình đóng thì phải nghiên cứu lời dẫn, giới thiệu ý nghĩa ngày trung thu thật chính xác, chuẩn bị các trò chơi hoạt náo sân khấu phải phù hợp, các quà tặng cho các bé cũng phải chuẩn bị thật đặc biệt phù hợp cho từng lứa tuổi.

Đặc biết nếu bạn là trường mầm non thì bạn đừng nên cho các cô giáo đóng giả chú cuội nhé, vì các bé sẽ dễ dàng nhận ra ngay cô giáo của mình, và vì lý do định nghĩa giới tính của các bé lúc nhỏ nên sẽ nhiều thắc mắc nếu cô giáo giả làm chú cuội ảnh hương không tốt tới định nghĩa về giới tính của các bé lúc này.

Hoặc bạn có thể tìm thuê 1 chú Cuội và chị Hằng dẫn chương trình Trung Thu chuyên nghiệp nếu tại cơ quan của bạn không có người phù hợp để làm 2 vai này hay bạn chỉ muốn tiết kiệm thời gian để chuẩn bị hay đại loại là muốn chương trình thành công hơn.

Thi văn nghệ hát múa chủ đề trung thu:

Nếu muốn tổ chức chương trình trung thu thành sinh động và hấp dẫn hơn thì bạn có thể chuẩn bị các tiết mục múa hát do các bé trình diễn, bạn nhớ chọn các bài hát về ngày trung thu nhé, các tiết mục múa thì nên có sự đầu tư về trang phục cho đồng nhất phù hợp với ngày trung thu. Phần này các bạn nhớ lưu ý phần chạy thử chương trình để lúc diễn ra chương trình của bạn hoàn hảo hơn. Phần âm nhạc của các tiết mục biểu diễn bạn cũng nên save lưu ra 1 đĩa mềm hay USB riêng tránh lập cập lúc chương trình diễn ra.

Ngoài ra đạo cụ của từng tiết mục hay gian hàng trò chơi các bạn cũng nên bỏ vào các túi riêng, đánh dấu rõ ràng, tới lúc diễn ra chương trình thì cứ đem đúng túi đó cho từng người phụ trách gian hàng hay trò chơi đó.

Có thể chuẩn bị thêm các tiết mục biểu diễn:

Để chương trình hấp dẫn hơn trong ngày trung thu bạn có thể thuê thêm các tiết mục như ảo thuật, xiếc, biểu diễn bong bóng xà phòng, chú hề thổi bong bóng cho các bé để làm sinh động và đa dạng hơn cho ngày trung thu, cho các bé ấn tượng và nhiều kỷ niệm hơn trong ngày này.

Hy vọng với mẫu kế hoạch tổ chức Tết trung thu chi tiết trên đây các bạn sẽ có những kịch bản chương trình tổ chức Tết trung thu thật vui và ý nghĩa.