Bài cúng động thổ làm nhà, văn khấn động thổ xây nhà
Trước khi bắt đầu công việc xây dựng bất kỳ công trình gì, dù lớn hay nhỏ thì người ta đều cần phải làm lễ động thổ để báo cáo và xin thần linh phù hộ cho việc xây dựng được thuận lợi, an toàn. Vì vậy, các nghi thức trong lễ cúng động thổ làm thế nào là đúng luôn được rất nhiều người quan tâm. Trong bài viết này, chúng tôi sẽ chia sẻ với bạn cách sắm lễ và bài cúng động thổ làm nhà chuẩn nhất.
Xem thêm: Năm 2024 tuổi nào làm nhà được? Tuổi đẹp làm nhà năm 2024
Ý nghĩa của lễ cúng động thổ
Theo tín ngưỡng dân gian của người Việt từ xưa đến nay, mỗi mảnh đất, mỗi ngôi nhà đều có một vị thần "trấn trạch" gọi là Thổ Công (hay Ông Địa). Xây dựng các công trình nhà ở, kiến trúc... là đụng đến Thổ Công, đụng đến thần linh, vong linh ở khu đất đó nên phải làm lễ cúng động thổ.
Lễ cúng động thổ làm nhà về bản chất là để người chủ công trình báo cáo và xin phép các vong linh đang trú ngụ tại đó hãy vui vẻ và hoan hỷ chuyển sang một nơi khác để cho việc thi công được tiến hành thuận lợi. Bên cạnh đó, cúng động thổ xây nhà còn mang ý nghĩa cáo trạng với Thổ Công, Thành Hoàng trong khu vực đó về sự thay đổi sắp diễn ra với khu đất công trình.
Hầu như ở khắp Việt Nam, từ Nam ra Bắc, một khi bắt tay vào khởi công một công trình xây dựng thì dù quy mô lớn hay nhỏ cũng đều phải chuẩn bị lễ cúng động thổ thật chu toàn theo đúng văn hoá và tục lệ của địa phương đó. Đặc biệt, nếu như người chủ công trình hoạt động trong ngành bất động sản, có liên quan trực tiếp đến nhà đất thì điều này càng quan trọng hơn.
Thông thường, để lễ động thổ làm nhà diễn ra suôn sẻ, đầu tiên người chủ cần phải chọn tuổi đẹp để khởi công, sau đó xem hướng chính của công trình nên quay về đâu để hợp với tuổi, mệnh... của gia chủ. Sau đó, gia chủ mới tiến hành xem ngày đẹp, giờ đẹp để làm lễ cúng động thổ làm nhà.
Khi làm lễ cúng động thổ làm nhà, làm công trình thì không thể thiếu những lễ vật dâng lên thần thánh và các vong linh, vậy, sắm lễ động thổ cần những gì? Chúng ta sẽ tìm hiểu trong phần tiếp theo của bài viết nhé!
Sắm lễ động thổ cần những gì?
Mỗi vùng miền địa phương sẽ có quy định về cách thức chuẩn bị và sắp xếp lễ động thổ của riêng mình, tuy nhiên, vẫn có những lễ vật chung, không thể không có trong mâm lễ cúng động thổ, đó là:
- Một bộ tam sên bao gồm thịt luộc, tôm luộc và trứng luộc
- Một con gà hoặc heo quay hoặc cả hai, tùy theo điều kiện kinh tế của người chủ
- Một đĩa xôi hoặc bánh chưng, bánh hỏi tùy theo văn hóa của từng vùng
- Một đĩa muối
- Một bát gạo
- Một bát nước
- Nửa lít rượu trắng
- Bao thuốc, bình trà
- Giấy cúng động thổ
- Năm lá trầu, năm quả cau hoặc 3 miếng trầu cau
- Mâm ngũ quả (mâm ngũ quả cúng động thổ xây nhà, làm nhà bao gồm 5 loại trái cây cúng động thổ khác nhau tùy thuộc vào từng vùng miền)
- Hoa tươi
Sau khi đã chuẩn bị xong lễ vật để cúng động thổ thì gia chủ cần chuẩn bị bài văn khấn động thổ để đọc trong lúc làm lễ. Dưới đây là bài cúng động thổ làm nhà chuẩn mà chúng tôi đã sưu tầm được.
Bài cúng động thổ làm nhà 2024
Nam mô a di Đà Phật! Nam mô a di Đà Phật! Nam mô a di Đà Phật! - Con lạy chín phương Trời, mười phương Chư Phật, Chư Phật mười phương. - Con kính lạy Hoàng thiên Hậu Thổ chư vị Tôn thần. - Con kính lạy Quan Đương niên. - Con kính lạy các Tôn phần bản xứ. Tín chủ (chúng) con là:... Ngụ tại:... Hôm nay là ngày… tháng….năm….. tín chủ con thành tâm sắm lễ, quả cau lá trầu, hương hoa trà quả, thắp nén tâm hương, dâng lên trước án, có lời thưa rằng: Hôm nay tín chủ con khởi tạo…. (nếu cất nóc thì đọc là cất nóc, nếu xây cổng thì đọc là xây cổng, nếu chuyển nhà thì đọc là chuyển nhà) ngôi đương cơ trụ trạch để làm nơi cư ngụ cho gia đình con cháu. Nay chọn được ngày lành tháng tốt, kính cáo chư vị linh thần, cúi mong soi xét và cho phép được động thổ (hoặc cất nóc). Tín chủ con lòng thành lễ vật dâng lên trước án thành tâm kính mời: Ngài Kim Niên Đường Thái tuế chí đức Tôn thần, ngài Bản cảnh Thành hoàng Chư vị Đại vương, ngài Bản xứ Thần linh Thổ địa, ngài định phúc Táo quân, các ngài Địa chúa Long Mạch Tôn thần và tất cả các vị Thần linh cai quản trong khu vực này. Cúi xin các ngài giáng lâm trước án, chứng giám lòng thành, thụ hưởng lễ vật, độ cho chúng con được vạn sự tốt lành, công việc hanh thông, chủ thợ được bình an, ngày tháng hưởng phần lợi lạc, âm phù dương trợ, sở cầu như ý, sở nguyện tòng tâm. Tín chủ lại xin phổ cáo với các vị Tiền chủ, Hậu chủ và các vị Hương linh, cô hồn y thảo phụ mộc, phảng phất quanh khu vực này, xin mời các vị tới đây thụ hưởng vật, phù trì tín chủ, cũng như chủ thợ đôi bên khiến cho an lạc, công việc chóng thành, muôn sự như ý. Chúng con lễ bạc tâm thành, trước án kính lễ, cúi xin được phù hộ độ trì. Nam mô a di Đà Phật! Nam mô a di Đà Phật! Nam mô a di Đà Phật! |
Như vậy, qua bài viết này, chắc hẳn bạn đã hiểu rõ được ý nghĩa cũng như cách tiến hành lễ cúng động thổ làm nhà, xây công trình rồi phải không? Hy vọng rằng những thông tin mà VnAsk chia sẻ sẽ có ích cho bạn. Đừng quên thường xuyên truy cập để tham khảo thêm nhiều thông tin thú vị khác trong cuộc sống nhé! Hẹn gặp lại bạn trong các bài viết sau!
Tham khảo thêm
- Cúng đất đai - Cách cúng đất đai nhà cửa trong nhà đúng nghi lễ
- Cúng tạ đất đầu năm, cúng đất tháng 2 đúng nghi lễ
- Lễ cúng đổ móng nhà đơn giản, chuẩn nghi thức nhất
- Văn khấn đổ mái nhà & Cách chuẩn bị lễ cúng cất nóc nhà
- Đông tứ trạch là gì? Đông tứ trạch gồm những hướng nào, hợp hướng nào?
- Tây tứ trạch là gì? Tây tứ trạch gồm có những hướng nào, hợp hướng nào?
- Giờ tốt cúng khai trương: Cúng khai trương giờ nào tốt?
- Mâm cúng khai trương đầu năm có gì? Cách cúng khai trương đầu năm chuẩn
- Cúng khai trương quay mặt hướng nào tốt?
Xem thêm
18 vị La Hán gồm những ai? Tên, hình ảnh, sự tích 18 vị La Hán
Văn khấn chuyển bàn thờ gia tiên
Chú Đại Bi 7 biến 84 câu dễ thuộc, chữ to dễ đọc
3 Bài văn khấn ngày mùng 3 tháng 3 (Tết Hàn Thực) chuẩn nhất
Văn khấn cúng giỗ Tổ nghề May
Văn khấn Thần Tài hằng ngày, bài cúng ông Thần Tài hàng ngày
Văn khấn 27/7 tại nhà và nghĩa trang
Văn khấn bà chúa xứ Châu Đốc
Bài khấn gia tiên trước khi đi thi, văn khấn đi thi cử đỗ đạt tại nhà