Bài cúng mùng 1 ngoài trời
Văn khấn ngoài trời mùng 1
Văn khấn mùng 1 ngoài trời hay còn gọi là cúng chung thiên, có nghĩa là cúng ở giữa trời và đất, nhưng ý nghĩa của việc cúng chung thiên là gì, cách sắm mâm cúng ngoài trời hay bài cúng mùng 1 ngoài trời như nào, ...
Khi nói đến cúng ngoài trời, chúng ta nghĩ ngay đến việc cúng chung thiên. Cúng chung thiên có nghĩa là cúng ở giữa trời và đất. Việc làm lễ cúng chung thiên ngoài trời hàng tháng vào mùng 1 và 15 là vô cùng quan trọng, đây là phong tục mà hầu hết của người dân Việt Nam. Theo tín ngưỡng dân gian, Trời được xếp trước phật theo thứ tự được thờ “Trời – Phật – Thánh – Thần” chính vì thế nên việc thờ Trời luôn là việc đầu tiên của mỗi người, mỗi gia đình.
Vào đêm 30 nhiều gia đình đã bày mâm cúng ngoài trời thì mùng 1 có phải cúng ngoài trời nữa ko? Trong bài viết này VnAsk sẽ giải thích về lễ cũng ngoài trời mùng 1 đầy đủ.
Ý nghĩa văn khấn mùng 1 và ngày rằm hàng tháng
Theo quan niệm lâu đời của người Việt Nam, ngày mùng 1 gọi là ngày sóc. Nguyên nghĩa từ sóc là khởi đầu, bắt đầu. Ngày mùng 1 là ngày bắt đầu của một tháng nên gọi là ngày sóc. Ngày Rằm gọi là ngày vọng. Vọng có nghĩa là nhìn xa trông rộng, ngày mặt trăng, mặt trời đối xứng nhau ở hai cực xa nhất trong tháng.
Người xưa cho rằng, ngày này, mặt trăng mặt trời nhìn rõ nhau, thấu suốt nhau, soi chiếu vào mọi tâm hồn. Con người trở nên sáng suốt trong sạch, đẩy lùi được mọi đen tối vẩn đục trong lòng.
Người Việt ta coi ngày Sóc, Vọng là ngày tưởng nhớ tổ tiên, cúng ông bà, ông vải. Ngày Sóc, Vọng còn có ý nghĩa "Cát tường" xem ngày tốt xấu thấy là ngày tốt nhất trong tháng. Cúng vào mùng 1 và ngày Rằm, hoặc cúng vào chiều ngày 29, 30 và chiều ngày 14 hàng tháng đều được.
Tại sao phải có văn khấn mùng 1?
Từ xưa, cả trong chính sử hay trong dân gian vẫn thường lưu truyền rất nhiều câu chuyện linh ứng của lời khấn thành tâm. Chính vì thế, chuẩn bị văn khấn mùng 1 là một trong những việc quan trọng khi thực hiện các lễ cúng vào ngày mùng 1.
Tùy thuộc vào mục đích khấn gia tiên hay khấn thổ công... mà bài cúng mùng 1 sẽ có sự khác biệt. Dưới đây là một số mẫu văn khấn mùng 1 phổ biến nhất để bạn tham khảo:
Văn khấn mùng 1 (hay còn gọi là bài cúng mùng 1, bài khấn mùng 1) là một trong những nét văn hóa rất đặc trưng trong đời sống tâm linh của người Việt. Văn khấn sẽ giúp bày tỏ lòng thành tâm của người làm lễ, dâng hương trước các đấng vô hình linh thiêng như vong linh Tổ tiên, Thần thánh, chư vị Thánh hiền, chư vị Bồ Tát…
Văn khấn thường sẽ trình bày chi tiết về ngày, tháng, năm, nơi ở, mục đích của buổi cúng lễ, cúng ai, tên những người trong gia đình, lời cầu xin và lời hứa.
Từ xưa, cả trong chính sử hay trong dân gian vẫn thường lưu truyền rất nhiều câu chuyện linh ứng của lời khấn thành tâm. Chính vì thế, chuẩn bị văn khấn mùng 1 là một trong những việc quan trọng khi thực hiện các lễ cúng vào ngày mùng 1. Tùy thuộc vào mục đích khấn gia tiên hay khấn thổ công... mà bài cúng mùng 1 sẽ có sự khác biệt.
Bàn thờ thiên là sự kết nối giữa trời và đất, giữa cõi âm và cõi dương và cao hơn chính là ý nghĩa nhân văn, ước mong mưa thuận gió hòa, cầu mong những điều tốt đẹp đến với cuộc sống con người. Theo nghiên cứu trong đời sống tâm linh của người Việt, cây hương có thể giúp truyền tải thông điệp thiêng liêng giữa các thế giới, giữa chốn âm dương và giữa con người thần linh hay ma quỷ.
Đặt bàn thờ thiên ngoài trời để thờ cúng nhằm mục đích cúng xin “thông với thiên”, cầu mong điều cát lành. Ở trong nhà bị vướng mái, không thông thiên được, cho nên làm bàn thờ thiên ngoài trời rồi ra ngửa mặt lên trời khấn vái.
Cách sắm lễ vật cúng chung thiên ngoài trời
Lễ cúng vào ngày mùng Một (lễ Sóc) và lễ cúng vào chiều tối ngày Rằm (lễ Vọng) thường là lễ chay: Hương, hoa, trầu cau, quả, tiền vàng. Ngoài lễ chay cũng có thể cúng thêm lễ mặn vào ngày này gồm: Rượu, thịt gà luộc, các món mặn.
Sắm lễ không nên quá cầu kỳ, nên chuẩn bị tốt những lễ vật dưới đây:
- 1 hũ rượu
- 1 lọ hoa tươi
- 1 đĩa trái cây
- 1 cốc nước
- Trầu, cau
Khi nói đến cúng ngoài trời, chúng ta nghĩ ngay đến việc cúng chung thiên. Cúng chung thiên có nghĩa là cúng ở giữa trời và đất. Việc làm lễ cúng chung thiên ngoài trời hàng tháng vào mùng 1 và 15 là vô cùng quan trọng, đây là phong tục mà hầu hết của người dân Việt Nam. Theo tín ngưỡng dân gian, Trời được xếp trước phật theo thứ tự được thờ “Trời – Phật – Thánh – Thần” chính vì thế nên việc thờ Trời luôn là việc đầu tiên của mỗi người, mỗi gia đình.
Mâm cúng thiên là sự kết nối giữa trời và đất, giữa cõi âm và cõi dương và cao hơn chính là ý nghĩa nhân văn, ước mong mưa thuận gió hòa, cầu mong những điều tốt đẹp đến với cuộc sống con người. Theo nghiên cứu trong đời sống tâm linh của người Việt, cây hương có thể giúp truyền tải thông điệp thiêng liêng giữa các thế giới, giữa chốn âm dương và giữa con người thần linh hay ma quỷ. Đặt mâm cúng thiên ngoài trời để thờ cúng nhằm mục đích cúng xin “thông với thiên”, cầu mong điều cát lành. Ở trong nhà bị vướng mái, không thông thiên được, cho nên làm bàn thờ thiên ngoài trời rồi ra ngửa mặt lên trời khấn vái.
Cách bày biện: Hoa tươi cắm lọ nếu 1 lọ thì để bên phải, hai lọ thì để 2 bên đối xứng (tùy thuộc diện tích ban thờ), đèn nến hai bên đối xứng, mâm ngũ quả ở giữa ban thờ, cạnh mâm ngũ quả 1 bên đặt đĩa xôi, 1 bên đặt đĩa (bát) chè ngọt sao cho cân xứng, phía ngoài cùng (trước mâm ngũ quả) đặt các chén từ trái sang phải theo thứ tự: 1 chén Rượu, 1 chén Trà (khô), 1 chén Nước, 1 chén Gạo, 1 chén Muối.
Lưu ý: Có thể sắm sửa thêm lễ chay hoặc gia chủ có thể lựa chọn các đồ lễ cúng khác tùy tâm theo phong tục của gia chủ.
Bài văn khấn mùng 1 ngoài trời
Kính lạy Hoàng Thiên Hậu Thổ chư vị Tôn thần.
Con kính lạy ngài Đông Trù Tư mệnh Táo phủ thần quân.
Con kính lạy các ngài Thần linh, Thổ địa cai quản trong xứ này.
Con kính lạy ngài Bản gia Tiền chủ ngụ trong nhà này.
Tín chủ con là... sinh năm...
Ngụ tại...
Hôm nay là ngày mùng 1 tháng… năm... Âm lịch.
Tín chủ con thành tâm sắm lễ, hương hoa trà quả, đốt nén tâm hương dâng lên trước án, thành tâm kính mời: Đức Hoàng thiên hậu Thổ Chư vị Tôn Thần, ngài Bản cảnh Thành Hoàng, ngài Bản xứ Thổ Địa, ngài Bản gia Táo Quân cùng Chư vị Tôn thần, ngài Bản gia Tiền Chủ.
Cúi xin Chư vị Tôn thần Bản gia Tiền Chủ thương xót tín chủ, giáng lâm trước án, chứng giám lòng thành, thụ hưởng lễ vật, phù trì tín chủ chúng con toàn gia an ninh khang thái, vạn sự tốt lành, gia đạo hưng long thịnh vượng, lộc tài tăng tiến, tâm đạo mở mang, sở cầu tất ứng, sở nguyện tòng tâm.
Chúng con lễ bạc tâm thành, trước án kính lễ, cúi xin được phù hộ độ trì.
Phục duy cẩn cáo!
Văn khấn ngoài trời hàng tháng
Theo phong tục lâu đời, nhân dân ta đều ngoài trời hàng tháng. Đây là phong tục không nhà nào là không cúng. Cùng tìm hiểu về văn khấn ngoài trời hàng tháng.
Cúng ngoài trời hàng tháng vào ngày rằm và ngày mùng 1 hàng tháng là phong tục truyền thống của Việt Nam đã có từ rất lâu đời. Tập tục này cũng là một nét văn hóa thờ cũng tín ngưỡng mà được người dân rất coi trọng.
Vào ngày rằm và mùng 1 mọi người sẽ thắp hương để cúng khấn cầu xin thánh thần sẽ phù hộ cho các thành viên trong gia đình có cuộc sống yên bình, hạnh phúc.
Kính lạy Hoàng Thiên Hậu Thổ chư vị Tôn thần.
Con kính lạy ngài Đông Trù Tư mệnh Táo phủ thần quân.
Con kính lạy các ngài Thần linh, Thổ địa cai quan trong xứ này.
Con kính lạy ngài Bản gia Tiền chủ ngụ trong nhà này.
Tín chủ con là …………………………….Tuổi………………….
Ngụ tại………………………………………………………………
Hôm nay là ngày………. tháng…………năm…………(Âm lịch)
Tín chủ con thành tâm sắm lễ, hương hoa trà quả, đốt nén tâm hương dâng lên trước án, thành tâm kính mời: Đức Hoàng thiên hậu Thổ Chư vị Tôn Thần, ngài Bản cảnh Thành Hoàng, ngài Bản xứ Thổ Địa, ngài Bản gia Táo Quân cùng Chư vị Tôn thần, ngài Bản gia Tiền Chủ. Cúi xin Chư vị Tôn thần Bản gia Tiền Chủ thương xót tín chủ, giáng lâm trước án, chứng giám lòng thành, thụ hưởng lễ vật, phù trì tín chủ chúng con toàn gia an ninh khang thái, vạn sự tốt lành, gia đạo hưng long thịnh vượng, lộc tài tăng tiến, tâm đạo mở mang, sở cầu tất ứng, sở nguyện tòng tâm. Chúng con lễ bạc tâm thành, trước án kính lễ, cúi xin được phù hộ độ trì.
Phục duy cẩn cáo!
Văn khấn Chung thiên ngoài trời
– Kính lạy Hoàng Thiên Hậu Thổ chư vị Tôn thần.
Tín chủ chúng con đây là …………………………….Tuổi………………….
Hiện cư ngụ tại…………………………………………………………………
Hôm nay là ngày………. tháng…………năm…………………
Tín chủ con xin thành tâm sắm lễ gồm hương hoa trà quả và đốt nén tâm hương dâng lên trước án thành tâm kính mời: Đức Hoàng thiên hậu Thổ cùng Chư vị Tôn Thần.
Tiền Chủ thương xót tín chủ giáng lâm trước án và chứng giám lòng thành mà thụ hưởng lễ vật và phù trì tín chủ chúng con được toàn gia an ninh khang thái, vạn sự tốt lành. Chúng con lễ bạc tâm thành trước án kính lễ, cúi xin được phù hộ độ trì.
Phục duy cẩn cáo!
Xem thêm
Danh sách những bài văn khấn nôm phổ biến
Văn khấn lễ Đức Địa Tạng Vương Bồ Tát ở chùa Hương
Bài cúng thay bát hương mới
Trì chú Chuẩn Đề
Mâm cúng, vàng mã, bài cúng 100 ngày cho người mới mất
Cách cúng ông Táo ngày thường, văn khấn ông Táo hàng ngày, mùng 1 và rằm
Văn khấn đi lễ Phủ Tây Hồ
Cách vái lạy trong đám tang đúng phong tục truyền thống của người Việt
Mẫu điếu văn đọc trong tang lễ Cụ ông