Kinh Phật cho người tại gia
Kinh Phật cho người tại gia
Kinh Phật tại gia là tài liệu gồm 62 bài kinh quan trọng thành 5 nhóm chủ đề: đạo đức, xã hội, triết lý, thiền định và tịnh độ, thích hợp và cần thiết cho hầu hết các phật tử. Có thể nói, đây là một tuyển tập kinh cực kỳ quan trọng, vì nơi đây biên dịch lại tất cả những lời dạy thích nghi của Đức Phật để xây dựng một xã hội hòa hài, người người tôn trọng và yêu thương nhau, và trong tận cùng là xa lìa tham sân si để chứng ngộ Niết bàn.
I. CHỦ ĐỀ KINH VÀ THÁI ĐỘ TỤNG KINH
1. Nội dung và chủ đề
Tính theo bài kinh, bộ Kinh này có 62 bài,(2) được phân thành 5 loại chủ đề: (i) các kinh về đạo đức, (ii) các kinh về gia đình, xã hội và chính trị, (iii) các kinh về triết lý, (iv) các kinh về thiền định và phương pháp chuyển hóa khổ đau, và (v) các kinh về Tịnh độ.
Trong 5 nhóm kinh nêu trên, các kinh về Tịnh độ là tuyển tập 7 bài kinh và nghi thức quen thuộc nhất và thông dụng nhất trong các chùa Bắc tông tại Việt Nam, Trung Quốc, Nhật Bản và Nam, Bắc Triều Tiên. Dù chủ đề các bài kinh này tương đối rộng, theo thói quen sử dụng, đối tượng phục vụ của các bài kinh này rất hạn hẹp. Kinh Phổ Môn và Kinh Dược Sư thường được sử dụng trong Nghi thức cầu an cho người già và người bệnh. Kinh A-di-đà, Kinh Vu-lan-bồn và Kinh báo trọng ân của cha mẹ được sử dụng trong Nghi thức cầu siêu cho người quá vãng. Nghi thức Sám hối Hồng danh do Tổ sư Trung Quốc soạn và Nghi thức Sám hối Sáu căn được biên tập từ quyển "Khóa Hư Lục" của vua Trần Thái Tông, thường được sử dụng cho những người có tội về luật pháp và lỗi về dân sự.
2. Thái độ tụng Kinh
Mỗi ngày đọc tụng 45 đến 60 phút theo trình tự các bài kinh, trung bình một tháng đến một tháng rưỡi, người tại gia có cơ hội đọc hết 62 bài kinh dành cho mình. Cách đọc tụng này giúp người tại gia tăng trưởng văn tuệ (trí tuệ do đọc rộng, nghe nhiều về Phật pháp) và tư tuệ (trí tuệ do nghiền ngẫm Phật pháp). Nhờ nắm vững nhiều bài kinh thông qua việc đọc tụng bản dịch thuần Việt, người tại gia dễ tiêu hóa và ứng dụng lời Phật dạy trong gia đình, tại công sở, nơi chợ búa, và bất cứ nơi nào họ đang sống.
Để việc đọc tụng kinh điển đúng với tinh thần của đức Phật, người đọc tụng nên tránh ba thái độ sai lầm sau đây: (a) lễ bái hóa kinh điển, tức đọc một đoạn kinh, một câu kinh, hoặc một chữ kinh lạy một lạy, (b) tụng kinh để cầu phước báu, đang khi giá trị của tụng kinh là mở mang trí tuệ và an tĩnh tâm, (c) tụng kinh để tính công với Phật nên thường tụng quá nhanh, thậm chí thuộc làu nhưng chẳng hiểu gì hết.
3. Thời điểm đọc tụng
Vì Kinh Phật cho người tại gia có đối tượng không thuộc nhóm tu sĩ, bất cứ thành phần xã hội nào, hễ là Phật tử, nên đọc tụng và thọ trì kinh này vào các thời điểm thích hợp trong ngày, hay tối thiểu trong tuần.
Tại các chùa Bắc truyền, khóa lễ cộng thông cho người tại gia thường diễn ra vào buổi tối, có nơi bắt đầu lúc 18 giờ, có nơi bắt đầu lúc 19 giờ. Thời khóa buổi tối thích hợp nhất cho việc đọc tụng bộ Kinh này tại các tự viện hay tư gia.
Phật tử sống xa chùa hoặc ở những nơi không có chùa, không thể tham dự các thời kinh buổi tối, có thể đọc tụng kinh này tại nhà, hay đang khi ngồi trên các phương tiện giao thông (máy bay, xe lửa, xe điện, xe hơi, tàu, v.v...), tại công sở hoặc ở chợ; đồng thời có thể đọc hoặc tụng vào bất kỳ thời điểm nào mà người đọc tụng cảm thấy thích hợp.
Thời lượng đọc tụng trung bình mỗi ngày là 45-60 phút. Đây là thời lượng tối thiểu mà người hành trì nên dành ra để chăm sóc đời sống tinh thần. Như công thức "mưa dầm thấm đất", thọ trì thường xuyên và liên tục giúp người hành trì "thâm nhập kinh tạng", nhờ đó, có thể sử dụng trí tuệ giải quyết các vấn nạn, chuyển hóa khổ đau trong cuộc sống hiện thực.
Mời các bạn cùng tham khảo chi tiết và tải về Tại đây.
Xem thêm
Văn khấn Thần tài mùng 1, ngày rằm, mùng 10 hàng tháng
Văn cúng lễ tại Đình, Đền, Miếu, Phủ
Văn cúng lễ Tân Gia
Bài khấn xin giải trừ vận hạn khi đi chùa Hương
Bài diễn văn viếng nghĩa trang liệt sĩ
Văn cúng lễ Đàm Tế
Bài khấn lễ gia tiên ngày cưới hỏi và lễ vật cần chuẩn bị
Văn khấn cây hương ngoài trời
Văn khấn khi cúng giỗ