Văn khấn tổ nghề sân khấu
Văn cúng tổ nghề sân khấu gồm đầy đủ các nghi thức cúng tổ nghề sân khấu được VnAsk tổng hợp, mời các bạn cùng tham khảo.
Văn khấn tổ nghề sân khấu
Cúng giỗ tổ nghề sân khấu là một trong thủ tục cúng giỗ được khá nhiều văn nghệ sĩ quan tâm. Bởi mỗi năm một lần cúng giỗ tổ nghề luôn là một trong nghi thức được giới nghệ sĩ chú ý và thực hiện trang trọng. Tuy nhiên hiện nay do tình hình dịch bệnh Covid-19 diễn biến phức tạp, để đảm bảo an toàn các văn nghệ sĩ thay vì đến các địa điểm thờ tổ nghề sân khấu thì có thể thực hiện nghi thức cúng tổ tại nhà. Trong bài viết này VnAsk sẽ hướng dẫn chi tiết cách chuẩn bị mâm cúng, nghi thức cúng tổ chuẩn và bài cúng tổ nghề sân khấu.
1. Ngày giỗ tổ nghề sân khấu
Ngày giỗ tổ nghề sân khấu hay còn gọi là ngày giỗ tổ nghề nghệ sĩ là ngày giỗ chung của những người có công xây dựng, phát triển trong lĩnh vực ngành nghề sân khấu.
Theo truyền thống xưa thì ngày 12/8 âm lịch hàng năm sẽ là ngày giỗ tổ nghề sân khấu. Ngày này cũng được chính phủ Việt Nam chính thức lựa chọn là ngày truyền thống Sân khấu Việt Nam từ năm 2011.
2. Tổ nghề sân khấu là ai?
Trong nghề sân khấu vẫn thường nhắc đến 3 vị tổ nghề sân khấu hay còn gọi là tam vị thánh tổ. Vậy hoặc tổ nghiệp, tổ nghề sân khấu là ai hay tam vị thánh tổ là ai?
Theo truyền dạy của những người trong nghề sân khấu thì tam vị thánh tổ của nghệ thuật sân khấu gồm có:
- Tiên Sư: khai sáng ra nghề sân khấu
- Tổ Sư: Nối tiếp và lưu truyền nghề
- Thánh Sư: soạn tuồng
Còn nếu tìm hiểu tổ nghiệp là ai có thể nói có rất nhiều người được xem là tổ nghề sân khấu bởi lĩnh vực sân khấu có rất nhiều ngành nghề nhỏ từ cải lương, chèo, tuồng… Ví dụ:
Bà tổ nghề sân khấu hát chèo Việt Nam: Phạm Thị Trân và cũng là bà tổ đầu tiên của ngành sân khấu
- Các vị tổ nghề sân khấu tuồng: Liêu Thủ Tâm, Đào Tấn
- Ông tổ nghề sân khấu cải lương: Tống Hữu Định, Năm Tú (Châu Văn Tú)
- Ông tổ nghề sân khấu kịch nói: Vũ Đình Long
- Ông tổ nghề sân khấu sân khấu hát xẩm: Trần Quốc Đĩnh
- Ông tổ nghề sân khấu ca trù: Đinh Dự
- Tổ nghề nhiếp ảnh: Nguyễn Lan Hương
- Bà tổ nghề trò Xuân Phả: Dương Thị Nguyệt
Vì vậy tên gọi Tổ nghiệp sân khấu như một cách gọi chung tất cả những ai có công sáng lập và lưu truyền ngành nghệ thuật sân khấu.
3. Ý nghĩa và nguồn gốc ra đời của ngày giỗ tổ ngành sân khấu
Hầu hết các nghệ sĩ đều hướng về ngày giỗ tổ. Dù bận rộn cách mấy, họ vẫn dành thời gian để sắm sửa lễ vật trang trọng đến dâng hương trước bàn thờ tổ. Bởi họ tin rằng nếu không kính tổ nghiệp thì sẽ làm ăn không ra, hoặc sẽ gặp những điều không may mắn, lận đận trong nghề. Vô tình những điều tâm linh này lại trùng khớp với những trường hợp đời thực.
Hàng năm vào dịp tháng 8 âm lịch, các nghệ sĩ từ Nam ra Bắc lại rộn ràng chuẩn bị lễ giỗ Tổ nghề sân khấu. Có thể nói rằng ngày giỗ Tổ nghề sân khấu giống như ngày Tết của các nghệ sĩ vì được gặp gỡ, trò chuyện cùng nhau.
4. Cách cúng giỗ tổ nghề sân khấu
Tục xưa thì vào ngày 12/8 âm lịch các gánh hát rong sẽ tìm nơi tạm nghỉ và lập thỉnh bàn thờ tổ nghiệp Sân khấu ra giữa sân khấu và tiến hành làm lễ giỗ tổ nghề với việc chuẩn bị bày mâm cúng giỗ tổ sân khấu và đọc bài cúng giỗ tổ sân khấu. Sau khi hành lễ xong thì chia lộc cho cả đoàn và vấn còn lưu giữ đến ngày nay.
Cúng giỗ tổ nghề sân khấu khác hẳn với các nghi thức hành lễ cúng khác. Bởi giỗ tổ nghề sân khấu nhằm mục đích cảm tạ tổ nghề đã thành lập và xây dựng cơ đồ cho lĩnh vực sân khấu. Luôn phát triển và gặt hái được nhiều thành công. Chính vì vật người thực hiện các nghi thức cúng cần phải là người có uy tín và người lớn tuổi trong lĩnh vực này. Để thực hiện nghi thức này thì cũng đều phải thực hiện qua 3 bước sau.
Thứ nhất là khâu chuẩn bị mâm cúng phải chuẩn bị bày biện tất cả các lễ vật cúng đầy đủ lên trên mâm cúng. Sau đó người hành lễ cúng sẽ thực hiện nghi thức cúng bằng việc châm đèn nến, rót rượu nước và châm hương nhang. Đặc biệt khi cúng sẽ phải đặt mâm cỗ cúng giỗ tổ nghề hướng ngoài trời. Mục đích của điều này để giúp cho lĩnh vực nghề sân khấu luôn hưng thịnh và gặt hái được thành công mới trên chặng đường tiếp theo.
Thứ hai là người thực hiện nghi thức cúng sẽ châm hương và chắp tay vái 3 vái và đọc bài văn khấn cúng giỗ tổ nghề. Trong phần này người làm thủ tục cúng cần phải gọi tên đầy đủ các vị bề trên và đất trời. Để biển báo về hoạt động sân khấu trong thời gian sắp tới. Cầu mong cho những ai trong lĩnh vực này sẽ gặp nhiều may mắn, hưng thịnh. Sau khi đọc xong bài văn khấn thì người thực hiện nghi thức cúng chắp tay vái ba vái và tiếp tục rót ba tuần rượu ba tuần nước.
Cuối cùng sau một thời gian nhang hương đã tàn thì người thực hiện nghi thức cúng sẽ vái 3 vái. Châm tửu một lần nữa, rót nước sau đó sẽ mang vàng mã ra hóa. Riêng gạo và muối sẽ được vãi ra đường để cho các vong hồn thụ khoản. Xôi gà và các loại đồ ăn chay mặn khác sẽ được mang ra để ra chủ thụ hưởng khoản đãi những người tham gia lễ cúng giỗ tổ nghề.
5. Cúng tổ nghề mang lễ vật gì?
Xung quanh vấn đề này có rất nhiều quan điểm khác nhau. Tuy nhiên để đảm bảo theo đúng phong tục người Việt. Thì cúng giỗ tổ nghề sân khấu cần chuẩn bị các lễ vật sau.
Ván xôi con gà
Thứ nhất lễ cúng giỗ tổ nghề sân khấu không thể thiếu được ván xôi con gà. Đây là một trong những lễ vật không thể thiếu được trong bất cứ một nghi thức cúng giỗ. Ván xôi, con gà thể hiện lòng thành kính, tâm kính đối với tổ nghề.
Hơn hết đây lại là một trong lễ vật hết sức bình dị, đời thường. Người Việt ta xuất phát từ văn hóa lúa nước với nghề trồng trọt chăn nuôi làm gốc. Hạt thóc hạt gạo đã nuôi sống con người lớn khôn và trưởng thành. Đặc biệt hình ảnh chú gà bình dị như con vật may mắn được nhiều người yêu quý. Và đây cũng là một trong mười hai con giáp.
Chính vì vậy khi chọn lễ vật dâng lên tổ nghề. Thì việc chuẩn bị ván xôi dẻo thơm là một lễ vật vô cùng giá trị ý nghĩa. Đồng thời cũng không thể thiếu được hình ảnh những chú gà trống luộc ngồi trên ván xôi. Lễ vật này sẽ được đặt chính giữa vào trong mâm cũng thể hiện lòng thành tâm, thành kính đối với tổ nghề của chúng ta.
Đĩa hoa quả to, bình hoa đẹp
Một đĩa hoa quả to với màu sắc bắt mắt là một trong những lễ vật bật cần thiết có trong mâm cúng giỗ tổ nghề. Các loại quả được chọn ở đây phải đầy đủ 5 loại khác nhau. Tượng trưng cho mong ước nguyện ước của người hoạt động trong lĩnh vực này. Lưu ý các loại hoa quả này tùy vào vùng miền và thời gian trong năm. Mà gia chủ lựa chọn các loại hoa quả cho phù hợp. Miễn sao hoa quả phải đảm bảo tươi ngon đẹp mắt.
Chuẩn bị một lọ hoa tươi có thể là sử dụng hoa hoa ly, hoa cẩm chướng hoặc có thể là hoa cúc. Đây là một trong những loại hoa thể hiện lòng thành tâm, thành kín. Và đem lại may mắn hưng thịnh cho những ai đang công tác và hoạt động trong lĩnh vực nay. Cúng giỗ tổ nghề không chỉ thể hiện lòng biết ơn, thành kính đối với bậc bề trên đã đỡ đầu trong lĩnh vực nghề nghiệp sân khấu. Đây còn là dịp các diễn viên, đạo diễn và các người mẫu,…Hoạt động trong lĩnh vực này có cơ hội giao lưu. Trao đổi cơ hội nghề nghiệp, ôn lại giá trị nghề nghiệp.
Mâm cỗ mặn
Cúng giỗ tổ nghề cần chuẩn bị 2 mâm cỗ mặn. Hai mâm cỗ này không thể thiếu trong khi hành lễ cúng. Vì theo phong tục người Việt dương như thế nào thì âm cũng vậy. Chính vì thế trong lễ giỗ tổ cần phải chuẩn bị hai mâm lễ mặn sao cho đầy đủ tươm tất với món mặn khác nhau.
Chú ý các món ăn mặn này cần lựa chọn tự đồ ăn, thực phẩm tươi ngon và đảm bảo vệ sinh. Đồ cúng nên người Việt đặt nặng về vấn đề tâm linh sâu sắc. Do vậy, những người làm công tác chuẩn bị cúng giỗ tổ nghề sân khấu cần hết sức lưu ý.
Các lễ vật khác
Giỗ tổ nghề sân khấu trong mâm cúng không thể nào quên chuẩn bị năm bát cháo trắng hoặc năm đĩa bánh chay, năm đĩa xôi và năm bát chè. Chuẩn bị đĩa muối gạo, nến, trầu cau nước, hương nhang đèn vàng vàng mã. Tất cả các lễ vật này phải lên kế hoạch chuẩn bị thật chu đáo không được thiếu bất cứ một loại lễ vật nào. Thậm chí nếu sợ quên hoặc thiếu lễ vật có thể ghi chép ra giấy để lên kế hoạch chuẩn bị thật kỹ.
Khi tham gia trong dịp giỗ tổ nghề sân khấu thường sẽ thấy các mâm lễ vật ngôi sao hay cúng heo quay, ngoài ra còn cúng gà, xôi. Trái cây có quýt, mãng cầu, thanh long, nhãn hồng. Nhiều người kị không cúng táo, bom, cam lê, bánh kem, bánh trung thu, hoa lay ơn đỏ hoặc trắng.
6. Bài văn khấn cúng tổ nghề sân khấu
Nam mô a di Đà Phật!
Nam mô a di Đà Phật!
Nam mô a di Đà Phật!
Con lạy chín phương trời, mười phương Chư Phật, Chư Phật mười phương.
Kính lạy Hoàng Thiên Hậu Thổ chư vị Tôn thần.
Con kính lạy ngài Đông Trù Tư mệnh Táo phủ thần quân.
Con kính lạy các ngài Thần linh, Thổ địa cai quan trong xứ này.
Tín chủ con là …………………………………………………………………….
Ngụ tại…………………………………………………………………………………
Hôm nay là ngày… tháng….. năm……….. tín chủ con thành tâm sắm lễ, hương hoa trà quả, đốt nén tâm hương dâng lên trước án, thành tâm kính mời: Đức Hoàng thiên hậu Thổ Chư vị Tôn Thần, ngài Bản cảnh Thành Hoàng, ngài Bản xứ Thổ Địa, ngài Bản gia Táo Quân cùng Chư vị Tôn thần.
Con kính mời ngài Thánh sư nghề sân khấu
Cúi xin Chư vị Tôn thần Thánh sư nghề sân khấu thương xót tín chủ, giáng lâm trước án, chứng giám lòng thành, thụ hưởng lễ vật, phù Trì tín chủ chúng con toàn gia an lạc, công việc hanh thông. Người vượng, lộc tài tăng tiến, tâm đạo mở mang, sở cầu tất ứng, sở nguyện tòng tâm.
Chúng con lễ bạc tâm thành, trước án kính lễ, cúi xin được phù hộ độ trì.
Nam mô a di Đà Phật!
Nam mô a di Đà Phật!
Nam mô a di Đà Phật!
Xem thêm:
Xem thêm
Mẫu điếu văn tang lễ cán bộ công chức, đồng chí, đồng nghiệp
Văn cúng lễ Tân Gia
Văn khấn cúng giỗ Tổ nghề Tóc
Văn khấn lễ tạ 100 ngày bốc bát hương
Văn khấn Mẫu Liễu Hạnh
Thủ tục làm lễ cất mái
Văn khấn đổ mái nhà & Cách chuẩn bị lễ cúng cất nóc nhà
Văn khấn vào hè cho người mới mất và lễ vật cần chuẩn bị
Văn khấn cúng Lễ Đại Tường (cúng Giỗ Hết)