FTD là gì? Ý nghĩa của FTD trong chứng khoán

Cập nhật: 28/03/2024

FTD là gì? FTD trong chứng khoán nghĩa là gì? Đừng bỏ lỡ những chia sẻ trong bài viết dưới đây của nếu bạn đang tìm hiểu về FTD nhé!

FTD là gì? FTD là viết tắt của từ gì?

1.

FTD là gì? Trên thực tế, FTD là viết tắt của rất nhiều từ tiếng Anh trong các lĩnh vực khác nhau. Và hiển nhiên, ý nghĩa của những từ này sẽ khác nhau. Dưới đây là một số thuật ngữ tiếng Anh được viết tắt là FTD:

  • Follow Through Day: Trong chứng khoán, FTD là viết tắt của từ Follow Through Day, tạm dịch là ngày bùng nổ theo đà. Đây là một trong những dấu hiệu mà các nhà đầu tư chứng khoán rất quan tâm. Chúng ta sẽ tìm hiểu cụ thể FTD trong chứng khoán là gì ở phần tiếp theo của bài viết.
  • Failure To Deliver: Bên cạnh Follow Through Day, trong lĩnh vực tài chính, FTD còn có thể là viết tắt của từ Failure To Deliver. Thuật ngữ này chỉ việc một bên trong hợp đồng giao dịch (có thể là giao dịch cổ phiếu, hợp đồng tương lai, hợp đồng kỳ hạn, hợp đồng quyền chọn) không giao hàng theo nghĩa vụ của họ. Failure To Deliver có thể xảy ra do người mua không có đủ tiền để nhận hàng, hoặc người bán không sở hữu tất cả hoặc bất kỳ tài sản cơ sở nào được yêu cầu khi thánh toán.
  • Frontotemporal disorders: Trong y học, FTD là viết tắt của cụm từ Frontotemporal disorders – một dạng sa sút trí tuệ, cụ thể là sa sút trí tuệ trán – thái dương.

FTD là gì? FTD là viết tắt của từ gì?

Ngày bùng nổ theo đà FTD trong chứng khoán là gì?

2.

Ở phần này, chúng ta sẽ tìm hiểu về FTD trong chứng khoán với ý nghĩa Follow Through Day – ngày bùng nổ theo đà.

Nếu là một nhà đầu tư chứng khoán, thì chắc hẳn bạn đã từng nghe đến những cụm từ như “bắt đáy”, “mua đáy bán đỉnh”. Theo O’Neil – tác giả của cuốn “Làm giàu từ chứng khoán”, ngày bùng nổ theo đà chính là một trong những công cụ quan trọng giúp bạn xác nhận đáy của cổ phiếu, từ đó quyết định có nên giải ngân hay không. Vậy ngày bùng nổ theo đà FTD là gì?

Hiểu đơn giản, ngày bùng nổ theo đà FTD là ngày mà các chỉ số thị trường có mức tăng tối thiểu từ 1% trở lên, trong đó từ 1,5 – 2% kèm theo khối lượng giao dịch trên 650 triệu là tốt nhất, và khối lượng giao dịch phải cao hơn ngày hôm trước. Ngày bùng nổ theo đà thường xuất hiện ở ngày thứ 4 đến ngày thứ 7 trong đợt nỗ lực phục hồi từ đáy.

Có nên giải ngân dựa vào ngày bùng nổ theo đà? Trên thực tế, FTD chỉ là điều kiện cần để thị trường tăng điểm. Nhà đầu tư không nên chỉ dựa vào FTD để quyết định việc giải ngân, mà cần phải xem xét xem cổ phiếu có thỏa mãn tiêu chí về nền tảng cơ bản, tăng trưởng doanh số… để thoát ra khỏi nền giá hiện tại sau ngày xuất hiện FTD không.

FTD không đảm bảo chính xác 100%. Theo thống kê, có khoảng 33% trường hợp FTD thất bại, thị trường tiếp tục giảm điểm. Do đó, nhà đầu tư cần hết sức thận trọng và có phương án quản trị rủi ro phù hợp.

Tìm hiểu về ngày bùng nổ theo đà FTD trong chứng khoán

FTD là gì? Hy vọng những chia sẻ của chúng tôi đã giúp bạn hiểu được FTD là gì, đặc biệt là trong lĩnh vực chứng khoán. Ghé thăm chuyên mục Tổng hợp trên thường xuyên để được chia sẻ nhiều bài viết thú vị khác bạn nhé. Cảm ơn các bạn đã quan tâm và theo dõi!