Cây nêu ngày Tết được hạ vào thời điểm nào?

Cập nhật: 18/07/2024 Sưu tầm
Cây nêu ngày Tết xua đuổi ma quỷ được hạ vào ngày nào

Cây nêu ngày Tết được hạ vào thời điểm nào? Tại sao có tục dựng cây nêu ngày Tết? Sự tích cây nêu ngày Tết,... tất cả sẽ được VnAsk giải thích trong bài viết dưới đây.

1. Cây nêu là gì?

1.

Cây nêu ngày Tết được hạ vào thời điểm nào?

Cây nêu thường được làm từ cây tre dài khoảng 5 đến 6 mét, được chặt hết lá chỉ để lại vài nhánh lá trên ngọn. Trên ngọn cây nêu treo một vòng tròn nhỏ và tùy theo địa phường mà vòng tròn này treo nhiều vật dụng khác nhau tùy theo từng địa phương, vùng miền. Sở dĩ phải lựa chọn cây tre là bởi cây tre có nhiều đốt, tượng trưng cho các bậc thang để Thần linh đi về, đồng thời mang sinh khí của đất trời giúp cho mùa màng tươi tốt.

2. Ý nghĩa của cây nêu

2.

Dựng cây nêu là một phong tục cổ truyền trong ngày Tết của người Việt. Truyền thuyết về cây nêu có rất nhiều, hầu hết mang ý nghĩa bảo vệ người dân khỏi quỷ dữ, tà ma xâm nhập và cho vùng đất đó bình yên. Bởi theo tích xưa, lúc ấy quỷ dữ chiếm toàn bộ đất liền, luôn gây rắc rối cho con người vì con người chỉ là nô lệ của chúng.

Con người bị chèn ép, bóc lột đến mức không thể chịu được nên đã nhờ sự giúp đỡ của Bụt. Bụt dựng cây nêu lên đã giúp người dân hóa phép trừ tà. Bóng của cây nêu lan tỏa đến đâu thì đấy là đất lành, đất Phật. Cái bóng ấy tỏa rộng mãi khiến lũ quỷ lùi dần rồi cuối cùng ra tận biển sâu.

Về việc dựng cây nêu, tùy vào phong tục mà mỗi nơi sẽ thực hiện khác nhau một chút, nhưng cơ bản là cây nêu sẽ được dựng ở sân nhà. Nó phải được làm bằng cây tre dài khoảng 5-6 mét vì tre có đốt, là bậc thang đi về của thần linh, mang sinh khí của trời chuyển xuống mặt đất giúp mặt đất phì nhiêu, hội tụ sinh khí giúp mùa màng tốt tươi. Thân cây có thể được trang trí bằng các loại cờ, phướn, đèn lồng, câu đối, niêu đất chứa vôi, chuông gió. Bên dưới gốc rắc bột vôi trắng tạo thành vòng tròn hoặc rắc hình cánh cung, mũi tên hướng ra phía cổng để xua đuổi tà ma.

Trên ngọn nêu buộc nhiều đồ vật như: Túi nhỏ đựng trầu cau và ống sáo, vàng mã hay những chiếc khánh và con cá bằng đất nung, cùng một tán tròn bằng tre nứa dán giấy đỏ, lông gà, lá dứa, cành đa... Những vật treo này được cho là có tác dụng trừ tà ma, bảo vệ và mang đến bình an cho con người.

Ngày xưa, cây nêu thể hiện uy quyền. Nhà quyền thế nhất chính là nhà có cây nêu cao nhất. Không chỉ vậy, thời điểm cây nêu được dựng lên cũng là lúc mọi công việc sẽ được gác lại, con người bước vào các hoạt động vui chơi ngày Tết, quên đi tất cả những lo lắng ưu sầu của năm cũ.

Ngày nay, cây nêu hiếm dần, người ta ưa bày trong nhà những cây cảnh được tạo kiểu đẹp đẽ hoặc những cành đào, mai rực rỡ. Dần dà, cây nêu chỉ còn thấp thoáng ở các vùng quê và trong hình minh họa của các cuốn sách. Mặc dù thế, cứ nhắc đến Tết người ta lại nhắc đến cây nêu.

3. Cây nêu được dưng vào ngày nào

3.

Cây nêu ngày Tết được hạ vào thời điểm nào?

Tùy vào phong tục từng dân tộc mà cây nêu được dựng vào các ngày khác nhau. Người kinh dựng nêu vào ngày 23 tháng Chạp âm lịch, là ngày Táo Quân về trời. Khi đó tại nhà không có thần linh canh giữ và ma quỷ rất dễ đến quấy nhiễu, vì vậy người ta dựng cây nêu để xua đuổi ma quỷ.

Một số dân tộc khác như người Mường trồng cây nêu vào ngày 28/12 âm lịch. Người Hmông dựng cây nêu trong lễ hội cầu phúc tổ chức từ mùng 3 đến mùng 5. Ngày dựng cây nêu gọi là lên nêu.

4. Cây nêu ngày Tết được hạ vào thời điểm nào?

4.

Cây nêu ngày Tết thường được dựng lên để xua đuổi ma quỷ và bảo vệ sự bình an cho con người. Theo truyền thống, cây nêu sẽ được dựng lên trong khoảng 15 ngày. Do vậy, đến ngày mùng 7 tháng Giêng hay mùng 7 Tết thì các gia đình sẽ làm lễ hạ cây nêu xuống, ngày dỡ nêu xuống còn được gọi là ngày khai hạ.