Văn khấn Thổ Công ngày Tết
Văn khấn Thổ Công - Cúng Thổ Công ngày Tết được tiến hành sau khi gia chủ cúng giao thừa xong, với mong muốn cầu xin cho mọi người trong gia đình được khoẻ mạnh, bình an, may mắn, thành đạt... Mời các bạn cùng theo dõi bài viết dưới đây nhé.
1. Thổ Công là ai
Thổ Công là vị thần trông coi, cai quản trong nhà, định sự họa phúc cho mọi gia đình, thường được gọi là Đệ nhất gia chi chủ. Nhờ có vị thần này nên các hồn ma quỷ không xâm nhập được vào nhà để quấy nhiễu gia đình.
2. Ý nghĩa cúng Thổ Công
Theo phong tục cổ truyền và đời sống tâm linh xưa để lại, cứ vào ngày mồng Một và chiều tối ngày Rằm hàng tháng, các gia đình người Việt Nam thường làm lễ cúng Thổ Công, Gia Thần, Gia Tiên để cầu xin cho mọi người trong gia đình được khoẻ mạnh, bình an, may mắn, thành đạt... .
Bàn thờ Thổ công không chỉ thờ một vị, mà thờ ba vị thần với ba danh hiệu khác nhau. Trong bài vị người ta để danh hiệu của cả ba vị thần này, mỗi vị trông coi một việc khác nhau.
Thổ Công: trông coi việc bếp núc.
Thổ Địa: trông coi việc nhà.
Thổ Kỳ: trông nom việc chợ búa cho phụ nữ, hoặc việc sinh sản các vật ở vườn đất.
Bài vị của ba thần được lập chung và viết như sau:
Bản gia Đông trù Tư mệnh Táo phủ Thần quân,
Bản gia Thổ địa Long Mạch Tôn Thần,
Bản gia Ngũ phương Ngũ thổ Phúc đức chính thần.
Mỗi gia đình có riêng một Thổ công. Hàng năm các Thổ công này được thay thế vào ngày 23 tháng chạp (gọi là ngày ông Táo lên trời). Vào ngày này gia đình sửa lễ cúng ông Công , rồi đốt bài vị cũ, thay bài vị mới.
3. Bàn thờ thổ công
Bàn thờ Thổ Công hiện nay người dân không thờ riêng như thời xưa mà thường thờ chung với bàn thờ Thần tài hoặc bàn thờ gia tiên.
Đối với bàn thờ Thần tài, tượng Thần tài, ông Địa được đặt ngang hàng với nhau, Thần tài bên phải, ông Địa – Thổ Công bên trái.
Hướng nào là hướng tốt để đặt bàn thờ Ông Công?
– Không đặt đối diện cửa chính
– Không đặt bàn thờ Thổ Công hướng vào những nơi tối tăm, u ám như nhà vệ sinh, nhà bếp, phòng ngủ
– Không đặt bàn thờ phía dưới phòng chơi của trẻ em gây mất trang nghiêm
– Ngoài ra, để việc thờ cúng được trọn vẹn nhất, gia chủ nên bố trí một phòng thờ riêng để đảm bảo yếu tố thanh tịnh
– Hướng đặt của bàn thờ cần hướng đến chỗ có ánh sáng, thông thoáng
Lưu ý rằng thờ Ông Công gia chủ không nên đặt bàn thờ đối diện với cửa chính, cửa nhà vệ sinh, phòng ngủ, những nơi ồn ào, bẩn thỉu…… bởi làm như vậy sẽ cản trở tài vận của gia chủ, dễ gây tán tài tán lộc, vượng khí không tụ lại được.
4. Mũ Thổ Công
Mũ Thổ Công là một cỗ gồm ba chiếc: 1 mũ đàn bà và 2 mũ đàn ông không có hai cánh chuồn. Nếu thờ 3 chiếc là thờ đủ mũ cho ba vị thần còn nếu thờ 1 mũ thì đó là mũ Thổ Công.
Mũ được làm bằng giấy, mũ thường đi kèm với một chiếc áo và một đôi hia. Dưới mũ đặt 100 thoi vàng giấy.
Mũ, áo, hia mỗi năm một màu hợp với ngũ hành: Kim-Mộc-Thủy-Hỏa-Thổ (trắng-xanh-đen-đỏ-vàng) mỗi năm có một hành riêng, mỗi hành có một màu nhất định.
- Năm có hành Kim: Cúng mũ màu trắng.
- Năm có hành Mộc: Cúng mũ màu xanh.
- Năm có hành Thủy: Cúng mũ màu đen.
- Năm có hành Hỏa: Cúng mũ màu đỏ.
- Năm có hành Thổ: Cúng mũ màu vàng.
Cũng như bài vị Thổ Công, hàng năm mũ cũng được đem hóa vào ngày tết Táo quân và được thay cỗ mũ khác để thờ cho đến tết Táo quân năm sau.
5. Cúng Thổ Công
Cúng vào ngày giỗ Tết, Sóc Vọng. Có thể cúng chay hoặc mặn.
Trong ngày Sóc Vọng, ngày mồng Một, ngày Rằm, các gia đình thường cúng chay; đồ lễ gồm: giấy vàng, bạc, trầu, nước, hoa quả. Tuy vậy, cũng có gia đình cúng mặn có thêm các đồ: rượu, xôi, gà, chân giò….
Những khi làm lễ cúng Gia tiên, bao giờ cũng cúng Thổ Công trước. Khấn cầu sự phù hộ của Thổ Công cũng giống như khấn Gia tiên. Mặc dù gọi là cúng Thổ Công, nhưng khi cúng phải khấn đủ các Thần linh ghi trong bài vị.
6. Tết Thổ Công
Thổ Công là vị thần có nhiệm vụ ghi chép mọi việc tốt xấu xảy ra trong mỗi gia đình. Lễ cúng Thổ Công quan trọng nhất là ngày tết Táo quân vào ngày 23 tháng Chạp (còn gọi là tết ông Công).
Trong ngày lễ này, sau khi cúng xong, Thổ Công lên chầu Thượng Đế để báo cáo những điều tai nghe, mắt thấy ở trần thế mà mình đã ghi chép được. Còn các gia đình sẽ hóa vàng, mũ, áo, hia của năm trước đổ tro ra sống và phóng sinh cho con cá chép để cho ông cưỡi lên trời. (quan niệm dân gia cho rằng: cá chép sau khi được phóng sinh sẽ hóa thành rồng để cho ông Táo cưỡi.).
7. Văn Khấn Thổ Công
Văn khấn Thổ Công sau đây được dùng cho cả năm tùy theo cúng vào lúc nào mà thay đổi ngày tháng cho phù hợp.
Nam mô a di Đà Phật!
Nam mô a di Đà Phật!
Nam mô a di Đà Phật!
- Con lạy chín phương Trời, mười phương Chư Phật, Chư phật mười phương.
- Kính lạy ngài Hoàng Thiên Hậu Thổ chư vị Tôn thần.
- Con kính lạy ngài Đông Trù Tư mệnh Táo phủ Thần quân, Ngũ phương Ngũ thổ, Phúc đức chính Thần.
- Con kính lạy các ngài Thần linh cai quản trong xứ này.
Tín chủ là……………………..………………………………………….
Ngụ tại………………………….…………… …………………………..
Hôm nay là ngày……….tháng……..năm……………………………..
Tín chủ con thành tâm sắm sửa hương, hoa, lễ vật, kim ngân, trà quả, bầy ra trước án. Đốt nén hương thơm kính mời: ngày Bản gia Đông trù Tư mệnh Táo phủ Thần quân, ngài Bản gia Thổ Địa Long Mạch Tôn thần, ngài Bản gia Ngũ phương Ngũ thổ, Phúc đức chính Thần.
Cúi xin các Ngày thương xót tín chủ, giáng lâm trước án, chứng giám lòng thành, thụ hưởng lễ vật, phù trì tín chủ chúng con toàn gia an ninh khang thái, vạn sự tốt lành, gia đạo hưng long thịnh vượng, sở cầu tất ứng, sở nguyện tòng tâm.
Chúng con lễ bạc tâm thành, trước án kính lễ, cúi xin được phù hộ độ trì.
Nam mô a di Đà Phật!
Nam mô a di Đà Phật!
Nam mô a di Đà Phật!
8. Lưu ý khi cúng Thổ Công
Sau khi cúng Giao thừa xong, các gia chủ cúng khấn Thổ Công, tức là vị thần cai quản trong nhà, thường được gọi là “Đệ nhất gia chi chủ”.
Không phải ai cũng biết để thực hiện cho đúng những nghi lễ cúng thổ công để chuẩn bị chu toàn cho đúng. Để thể hiện tấm lòng của mình với mong muốn những điều tốt đẹp đến với gia đình nhất là vấn đề đất đai. Vì thế chúng tôi gửi tới các bạn cách cúng đúng và phù hợp. Để gia đình chuẩn bị trước cho lễ cúng với các bước theo trình tự.
- Mọi người lau dọn bàn thờ Thổ Địa, Thổ Công cẩn thận, sạch sẽ, thơm tho.
- Bày biện mâm cúng lễ vật trước bàn thờ Thổ Công, Thổ Địa
- Tiếp theo sau đó châm lửa đốt nhang thắp đèn để mời các vị Thổ Công. Thổ Địa về chứng dám.
- Gia chủ đứng nghiêm chỉnh để đọc bài cúng văn khấn Thổ Địa. Thổ Công ở trên trong nội dung văn khấn thành tâm .
- Đọc xong mời gia chủ vái lậy để mời các. Thần thổ Địa về để gia đình tạ ơn và hưởng lễ vật.
- Cuối cùng là đợi cháy hết hương nhang thì gia chủ đi tạ lễ hóa vàng, tiền cho các Thổ Địa, Thổ Công.
Trên đây VnAsk.com vừa gửi tới bạn đọc bài viết Văn khấn Thổ Công ngày Tết. Hi vọng qua bài viết này bạn đọc có thêm tài liệu hữu ích nhé. Mời các bạn tham khảo thêm một số bài văn khấn quan trọng thường dùng trong dịp Tết nguyên đán để biết cách làm lễ cũng như đọc các bài văn khấn tổ tiên sao cho thành kính trang trọng nhất.
Xem thêm
Cách làm kẹo Nougat hạnh phúc cho Tết và Valentine thêm ngọt ngào
Bài cúng tất niên trường học
20 Lời chúc Tết bố mẹ chồng (bố mẹ chồng tương lai) hay nhất
Lời dẫn chương trình giao lưu văn nghệ tất niên công ty
Mai đại lộc là mai gì, mua ở đâu? Hình ảnh và đặc điểm mai đại lộc
Cách trang trí cây đào ngày Tết đẹp bằng đèn nháy và các phụ kiện
Giao thừa là gì? Giao thừa tiếng Anh là gì?
Mùng 1 Tết có kiêng quan hệ vợ chồng không? Ngày mùng 2 Tết có kiêng quan hệ vợ chồng?
Văn khấn Thần Tài ngày mùng 2 Tết