Cây hồng môn hợp mệnh gì, tuổi nào? Ý nghĩa và cách chăm sóc cây hồng môn ra hoa
Cây hồng môn mang nhiều ý nghĩa tốt đẹp và thường được sử dụng để trang trí không gian nhà cửa. Vậy cây hồng môn hợp mệnh gì, tuổi nào? Ý nghĩa của cây hồng môn là gì? Hãy cùng đi tìm hiểu về cây hồng môn và tham khảo cách chăm sóc cây hồng môn ra hoa nhé!
Cây hồng môn là cây gì?
Cây hồng môn có tên khoa học là Anthurium thuộc họ Araceae (họ Ráy), hay còn được gọi là anthurium, tailflower, flamingo flower hoặc laceleaf. Cây hồng môn có nguồn từ vùng nhiệt đới châu Mỹ.
Cây hồng môn là loài cây thân thảo thường mọc thành bụi, có thân ngắn và sống lâu năm. Hoa hồng môn là hoa lưỡng tính và thường có hình trái tim cân đối. Cây hồng môn có bộ rễ chùm hoạt động mạnh mẽ nên chúng có thể trồng theo 2 cách là trồng đất và trồng thủy sinh (trồng trong nước).
Cây hồng môn có mấy loại?
Về kích thước, cây hồng môn thường có 3 loại phổ biến là đại hồng môn, trung hồng môn và tiểu hồng môn.
Phân theo màu sắc, hoa hồng môn có các loại như hoa hồng môn đỏ, hoa hồng môn trắng và hoa hồng môn hồng phấn.
Theo cách trồng thì cây hồng môn có hai loại là cây hồng môn thủy sinh trồng trong nước và cây thủy sinh được trồng vào chậu đất.
Cây hồng môn có độc không?
Cây hồng môn thuộc họ nhà Ráy (Araceae) nên hầu hết bộ phận trên cây hồng môn đều có chứa độc tố, tuy nhiên độc tố này không đủ mạnh để gây mất mạng. Cây hồng môn có chứa các tinh thể calcium oxalate, nếu ăn phải lá cây hồng môn có thể gây bỏng cổ họng và lưỡi. Do vậy, những gia đình có trẻ nhỏ và thú cưng cần phải cẩn thận và nên cân nhắc việc trồng cây hồng môn trong nhà nhé.
Ý nghĩa của cây hồng môn
Trong phong thủy, cây hồng môn được coi là biểu tượng của sự may mắn và gia môn phú quý. Trồng cây hồng môn trong nhà sẽ mang lại may mắn và tài lộc cho gia đình.
Trong tình yêu, hình dáng trái tim đặc biệt của cây hồng môn đại diện cho tình yêu chân thành và nồng cháy. Do vậy, các bạn hoàn toàn có thể mua một chậu cây hồng môn đỏ làm quà tặng cho nửa kia của mình, chắc chắn họ sẽ rất cảm động đấy.
Trong kinh doanh, cây hồng môn không chỉ để trang trí mà còn có tác dụng như chú mèo thần tài vẫy gọi sự thuận lợi, tài lộc và thành công đến cho gia chủ.
Ngoài ra, cây hồng môn cũng có khả năng lọc không khí hiệu quả, giúp không gian sống và làm việc của bạn trong lành hơn.
Cây hồng môn hợp mệnh gì?
Theo ngũ hành tương sinh tương khắc trong phong thủy, cây hồng môn rất thích hợp với những người mệnh Hỏa. Người mệnh Hỏa trồng cây hồng môn trong nhà hay phòng làm việc sẽ giúp mang tới nhiều may mắn và tài lộc. Màu đỏ của hoa hồng môn sẽ tiếp thêm năng lượng tích cực cho những người mệnh Hỏa. Trong khi đó, màu xanh của lá cây hồng môn sẽ giúp khắc chế bớt sự bốc đồng và nóng nảy của người mệnh Hỏa.
Bên cạnh mệnh Hỏa thì những người mệnh Thổ cũng rất thích hợp trồng cây hồng môn để giúp mang đến tài lộc và may mắn.
Cây hồng môn hợp tuổi nào?
Trong 12 con giáp, cây hồng môn hợp với các tuổi sau:
- Bính Dần (1986), Đinh Mão (1987): Mệnh Lư Trung Hỏa.
- Giáp Thìn (1964), Ất Tỵ (1965): Mệnh Phú Đăng Hỏa.
- Mậu Ngọ (1978), Kỷ Mùi (1979): Mệnh Thiên Thượng Hỏa.
- Giáp Tuất (1934, 1994), Ất Hợi (1935, 1995): Mệnh Sơn Đầu Hỏa.
- Bính Thân (1956, 2016), Đinh Dậu (1957, 2017): Mệnh Sơn Hạ Hỏa.
- Mậu Tý (1948, 2008), Kỷ Sửu (1949, 2009): Mệnh Tích Lịch Hỏa.
Cách chăm sóc cây hồng môn ra hoa
Tưới nước
Cây hồng môn cần được tưới nước đều đặn hàng tuần, mỗi lần tưới chỉ cần cung cấp từ 100ml đến 200ml nước (tầm 3/4 chậu cây). Vào mùa lạnh, các bạn chỉ nên tưới khoảng 1 lần/tuần, vào mùa khô thì cần tưới 2 lần/tuần. Tuy nhiên, các bạn không nên tưới quá nhiều nước cho cây hồng môn vì sẽ làm cây bị úng rễ dẫn đến chết cây.
Nhiệt độ
Các bạn không nên để cây hồng môn trực tiếp dưới ánh mặt trời vào buổi trưa nắng gắt vì có thể sẽ khiến cây bị bỏng. Nhiệt độ phù hợp để cây hồng môn sống tốt nhất khoảng từ 15 độ C đến 30 độ C. Cây hồng môn thích hợp trồng tại những nơi có không gian mát mẻ có điều hòa.
Ánh sáng
Cây hồng môn có thể bị bỏng nếu để dưới ánh nắng gắt, do đó, các bạn chỉ nên để cây hồng môn ở vị trí có thể hấp thụ được ánh nắng mặt trời, đặc biệt là vào buổi sáng sớm hoặc chiều muộn. Cây hồng môn có khả năng sống tốt ở các ánh sáng bóng đèn nhân tạo như đèn huỳnh quang.
Phòng sâu bệnh
Để cây hồng môn ra hoa đẹp thì cây hồng môn cần phải thật khỏe mạnh. Tuy cây hồng môn ít khi bị bệnh nhưng các bạn cũng cầm chăm sóc cây bằng cách cắt bỏ những lá già, thường xuyên nhổ cỏ dại mọc xung quanh, để chậu ở vị trí có ánh sáng mặt trời tốt để không bị nấm mốc.
Ngoài ra, các bạn cũng có thể bón một ít phân có chứa NPK khoảng 6 tháng/lần để cây phát triển tốt hơn và ra hoa nhiều hơn nhé.
Trên đây là những thông tin về cây hồng môn, hy vọng các bạn đã hiểu hơn về cây hồng môn, ý nghĩa và cách chăm sóc cây hồng môn ra hoa rồi nhé. Cảm ơn các bạn đã đọc bài viết!
>>> Xem thêm:
- Cây phú quý hợp mệnh gì, có độc không? Cây phú quý ra hoa có ý nghĩa gì?
- Cây phát lộc hợp tuổi nào, để trong nhà có tốt không? Các loại cây phát lộc
- Cây hoa trạng nguyên có ý nghĩa gì, hợp tuổi nào, mệnh gì?
- Các loại cây phong thủy trồng trong nhà, để bàn làm việc hợp mệnh, hợp tuổi
- Cây kim ngân hợp mệnh gì? Ý nghĩa & Tác dụng của cây kim ngân theo phong thủy
Xem thêm
Cách cắm hoa hướng dương đẹp để bàn tươi lâu, nghệ thuật, đơn giản
Ý nghĩa hoa cát tường ngày Tết, cách cắm hoa cát tường để bàn đẹp và tươi lâu
Cách trồng sen đá bằng lá tại nhà đơn giản nhất
Cây muồng hoàng yến trồng bao lâu có hoa? Cách trồng và chăm sóc cây muồng hoàng yến
Cây lược vàng có tác dụng gì?
Ý nghĩa của hoa tulip là gì? Cách trồng, chăm sóc và cắm hoa tulip đẹp
Cách trồng và chăm sóc hoa cẩm tú cầu ra hoa đẹp nhất
Top 10 các loài hoa đẹp nhất thế giới
Diệp hạ châu là cây gì? Diệp hạ châu có tác dụng gì?