Cách trồng lại và cách chăm sóc đào sau Tết đúng kỹ thuật
Để tiết kiệm chi phí, nhiều gia đình thường trồng lại đào sau khi chơi Tết xong. Trong bài viết này, sẽ chia sẻ tới bạn cách trồng lại đào sau Tết cũng như cách chăm sóc đào sau Tết đúng kỹ thuật. Mời bạn cùng tham khảo nhé.
Cách chăm sóc đào trong Tết
Để cây đào khỏe mạnh, phát triển tốt sau khi trồng lại thì trong thời gian chưng đào chơi Tết, bạn cần áp dụng một số biện pháp chăm sóc như sau:
- Tưới nước ấm với nhiệt độ từ 45 - 50 độ C quanh gốc đào khoảng 4 - 6 lần một ngày.
- Pha loãng phân lân và kali vào nước để tưới vào gốc cây.
Ngoài ra, bạn cần đặt chậu đào ở nơi thoáng mát, tránh nguồn nhiệt cao có thể làm héo hoa và lá.
Cách trồng lại đào sau Tết đúng kỹ thuật
Kỹ thuật trồng đào sau Tết cần tuân thủ theo các bước như sau:
- Chuẩn bị đất trồng
- Cắt sửa cành đào
Dưới đây là chi tiết từng bước của quá trình trồng và chăm sóc đào sau Tết để bạn tham khảo:
Chuẩn bị đất trồng
Đặc tính của cây hoa đào là không chịu được ngập úng nên khi chuẩn bị đất trồng bạn nên lựa chọn vị trí đất cao, có hệ thống thoát nước tốt. Đất cần được làm tơi xốp, có thể lên luống cao khoảng 25 - 30cm và độ rộng khoảng 70cm.
Ngoài ra, trước khi trồng lại đào sau Tết, bạn cũng có thể sử dụng các chế phẩm siêu ra rễ để giúp cây đào phát triển rễ tốt nhất. Bạn hòa theo hướng dẫn trên bao bì và tưới ẩm bầu đất cây đào trước khi trồng khoảng 10 - 15 ngày.
Đất trồng đào nên là đất thịt pha sét có độ pH là 7 - 8 và có thể trộn thêm phân hữu cơ theo tỉ lệ 3 - 4 phần đất và 1 phần phân hữu cơ. Thời điểm thích hợp để trồng lại đào là lúc đào nở hết lộc non và các nụ còn lại.
Cắt cành, tạo tán
Khi trồng đào xong, bạn nên cắt cành đào để cành mới có cơ hội phát triển tốt nhất. Sau đó hằng tháng, bạn tiến hành cắt nhẹ một vài lần cho tới tháng 6 Âm lịch thì ngừng việc cắt cành. Trong quá trình cắt cành, bạn có thể kết hợp để tạo tán cho cây đào luôn nhé.
Cách chăm sóc đào sau Tết để hoa nở rộ đúng dịp
Bón phân
Tùy thuộc vào độ lớn nhỏ của cây đào mà bạn bón lót từ 3 - 5kg phân hữu cơ/cây. Bạn nên tiến hành bón phân cho cây sau khi trồng lại khoảng 20 ngày cho đến tháng 9 Âm lịch. Lưu ý khi bón bạn nhớ bón cách gốc 30 - 50cm theo hình chiếu của tán cây và tưới nước đủ ẩm để cây có thể hấp thụ lượng phân và sinh trưởng tốt nhất.
Hãm cây
Đây là việc làm bắt đầu từ giữa đến cuối tháng 8 Âm lịch nhằm hạn chế sinh trưởng của cây để ép cây chuyển dần sang giai đoạn ra hoa. Để thực hiện quá trình hãm cây, bạn dùng dao sắc cắt một vòng quanh vỏ, cắt vào tận gỗ gần cổ cây.
Sau khi hãm khoảng 1 tuần, lá cây sẽ chuyển từ xanh đậm sang xanh nhạt và hơi rũ xuống là quá trình hãm đã thành công. Nếu lá chưa chuyển màu, bạn phải tiến hành hãm lại.
Tuốt lá
Muốn có hoa đẹp đúng dịp Tết thì ngoài việc hãm cây, bạn cũng phải thực hiện tuốt lá đào. Thường thì tuốt lá sẽ diễn ra từ 15/10 Âm lịch đến giữa tháng 11 Âm lịch tùy vào từng loại đào cụ thể. Những cây đào già yếu thì tuốt lá chậm hơn so với những cây khỏe mạnh.
Thúc và hãm thời gian ra hoa
Thúc hay hãm hoa đào sẽ tùy thuộc vào thời tiết của từng năm và người trồng đào phải thật nhanh nhạy nắm bắt được thời tiết để thực hiện quá trình thúc hay hãm cho đúng.
- Nếu đầu tháng 12 Âm lịch mà các nụ hoa chưa nhú lên rõ ràng thì bạn cần thúc cây bằng việc tưới phân Ure hoặc Sunfat Nitrat. Tưới với nước ấm khoảng 35 - 40 độ C.
- Nếu hạ tuần tháng 11 Âm lịch mà nụ đào đã nhú to thì bạn cần thực hiện công việc hãm để ngăn đào nở hoa sớm. Bạn cần che nắng, tạo bóng mát cho đào trong 10 - 15 ngày và tiếp tục theo dõi.
Phòng ngừa sâu bệnh
Bạn có thể sử dụng các loại thuốc Regent 800WG, Sokupi… nếu thấy đào có dấu hiệu bị rụng lá, hoặc bị nhện đỏ làm vàng lá. Còn nếu thấy hoa đào có dấu hiệu đốm lá thì cần dùng Anvil 10EC hat Penac P. Ngoài ra để phòng ngừa rệp sáp, bạn có thể dùng Supracide.
Hướng dẫn cắt tỉa cây đào sau Tết
Cắt tỉa là một công đoạn quan trọng trong quá trình chăm sóc đào sau Tết. Nếu thực hiện đúng, công đoạn này không chỉ giúp cây đào khỏe mạnh, nuôi dưỡng hoa tốt hơn, mà còn cho phép người trồng chủ động thời gian nở của hoa đào. Dưới đây là hướng dẫn cắt tỉa cây đào sau Tết, bạn tham khảo nhé!
- Bước 1: Quan sát toàn bộ cây đào để cắt đi một lượng thân vừa phải và tạo thế mà mình mong muốn. Nếu cây có ba tán thì bạn có thể cân nhắc và tạo thế Tam Đa, cây có năm tán thì tạo thế Ngũ Phúc, cây có bảy tán thì tạo thế Thất Hiền, còn cây có chín tán thì tạo thế Cửu Phẩm.
- Bước 2: Cắt tỉa cành đào theo phương pháp cắt chuyển cách quãng thời gian. Với cách cắt tỉa này, quá trình sinh trưởng của cây đào sẽ không bị ảnh hưởng, dáng đào sẽ uyển chuyển và bắt mắt hơn.
- Bước 3: Sau khi cắt tỉa cành đào xong, bạn dùng dây kim loại để cố định và uốn cành để tạo dáng theo ý muốn.
Hy vọng rằng qua bài viết này, bạn đã biết được cách trồng lại và cách chăm sóc đào sau Tết đúng kỹ thuật. Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết.
Đừng quên truy cập chuyên mục Tư vấn Quà Tết của để tham khảo thêm nhiều thông tin hữu ích bạn nhé!
Xem thêm
Văn khấn đưa ông bà ngày 25 tháng Chạp, bài cúng ngày 25 tháng Chạp chuẩn nhất
Tổng hợp các câu đố về bánh chưng ngày Tết
Điểm danh những nước ăn Tết Âm lịch, Tết Nguyên Đán như Việt Nam
Văn khấn giao thừa trong chùa
Cúng tất niên trong nhà hay ngoài sân, ngoài trời?
Kịch bản tổ chức tiệc Tất niên cuối năm 2023
Những điều cần lưu ý khi đi chùa đầu năm 2024
Mâm ngũ quả ngày Tết đúng phong tục truyền thống
Lễ khai hạ là gì? Lễ cúng khai hạ gồm những gì, vào buổi nào?