Cách làm bánh chưng bánh dày nhân ngày giỗ tổ Hùng Vương

  • 3

Bánh chưng, bánh dày là 2 món bánh ý nghĩa trong văn hóa của người Việt. Bánh chưng hình vuông, tương trưng cho đất. Bánh dày hình tròn, tượng trưng cho trời. Đã từ lâu hai loại bánh này được coi là tấm lòng hiếu thảo của con cháu dâng lên cha mẹ, ông bà, tổ tiên,... Và hôm nay sẽ hướng dẫn quý vị và các bạn cách làm bánh chưng, bánh dày để hướng về cội nguồn vào lễ Giỗ tổ Hùng Vương 10/3.

>>> Xem thêm: Nguồn gốc và ý nghĩa của bánh chưng, bánh giầy ngày Tết

Cách làm bánh chưng

Các nguyên liệu làm bánh chưng

  • Lá dong gói bánh chưng, chọn loại lá bánh tẻ (loại lá không không non cũng không già)
  • Lạt giang dẻo, khi gói cuộn không bị gãy
  • Gạo nếp cái hoa vàng, hạt gạo to đều, thơm mới (tùy theo số bánh sẽ gói)
  • Đỗ xanh, đỗ mới, bở, vàng, đẹp (tùy lượng theo số bánh sẽ gói), nấu chín và nghiền nhỏ.
  • Thịt ba chỉ có phần nạc, mỡ, đều và dày. Chọn bì mỏng, đừng chọn nhiều nạc quá gây ngấy khi ăn – Gia vị: Muối, hạt tiêu

Các nguyên liệu làm bánh chưng

Các nguyên liệu làm bánh chưng.

Các bước làm bánh chưng

1. Chuẩn bị nhân đỗ xanh, thịt, lá, gạo

  • Bước 1: Đỗ xanh ngâm nở trong vòng 2 tiếng. Đãi sạch và nhặt bỏ những hạt xấu rồi trộn đều với 1 thìa muối, sau đó cho vào nồi hấp, hấp chín. Đỗ chín bở, dùng thìa tán cho thật nhuyễn, đem trộn đều đỗ với một chút hạt tiêu (ít hay nhiều tùy khẩu vị). Sau đó, nắm đậu thành các nắm tròn bằng nhau.
  • Bước 2: Gạo ngâm khoảng 2 tiếng cho mềm (chỉ cần ngâm 2 tiếng là đủ làm mềm gạo, không ngâm lâu sẽ làm gạo bị chua và bở). Sau khi ngâm mềm thì đãi lại gạo vài lần cho sạch và nhặt bỏ những hạt xấu. Sau đó xóc gạo với 1 thìa ăn cơm muối và 1 thìa ăn cơm hạt nêm.

Ngâm gạo trước khi làm bánh chưng

Ngâm gạo khoảng 2 tiếng trước khi làm bánh.

  • Bước 3: Khi mua lá dong về cho vào nước rửa sạch. Nếu không rửa sạch sẽ thì dẫn đến bánh nhanh hỏng. Sau đó, dùng khăn sạch lau khô. Tiếp đó cắt phần sống lá (Tuy nhiên, sau khi cắt sống lá xong đừng bỏ đi mà để lót vào khi luộc bánh chưng). Lưu ý, khi cắt sống lá, không cắn sâu quá sẽ vào đến thịt lá, làm rách lá.

Lá dong mua về các bạn rửa sạch, tước sống lá

Lá dong mua về các bạn rửa sạch, tước sống lá.

  • Bước 4: Thái thịt miếng to bản, dày khoảng 2cm, dài khoảng 5cm – 6cm rồi cho muối, hạt tiêu vào để ướp thịt. Gạo, nhân đã chuẩn bị đầy đủ.

Thịt sau khi thái miếng, ướp thêm tiêu và các gia vị

Thịt sau khi thái miếng, ướp thêm tiêu và các gia vị.

2. Gói bánh

  • Bước 1: Khi gói bánh chưng, xếp 4 lá vuông góc như trong hình, 2 lá dưới úp mặt phải xuống (2 lá dưới để như vậy vì khi bọc bánh lại, phần mặt phải sẽ nằm bên ngoài làm cho bánh đẹp hơn), 2 lá trên ngửa mặt phải lên (2 lá trên làm vậy để khi bóc bánh, bánh không bị dính).

Xếp lá dong như hình để tiến hành gói bánh

Xếp lá dong như hình để tiến hành gói bánh.

  • Bước 2: Cho gạo và nhân lên lá theo tỉ lệ thích hợp.

Đổ lần lượt gạo, nhân, và thêm một lần gạo phủ lên trên nhân trước khi gói bánh

Đổ lần lượt gạo, nhân, và thêm một lần gạo phủ lên trên nhân trước khi gói bánh.

  • Bước 3: Dùng tay gấp lần lượt lá dong bên phải và trái vào nhưng lưu ý chú ý phải chắc tay. Phần lá dong thừa thì gập mép lại (gập vào bên trong để giấu lá thừa). Để làm một chiếc bánh chưng vuông này, chị em cần có 4 chiếc lạt. Buộc hai chiếc lạt đầu tiên song song nhau để giữ cho bánh chặt, lá không bung ra. Hai lạt sau vuông góc với hai lạt trước. Sau khi buộc xong, dùng tay ấn 4 phía của bánh để bánh được chặt.

Gập mép thừa của lá như hình phía dưới

Gập mép thừa của lá như hình phía dưới.

Tiến hành gấp các góc để tạo hình cho bánh

Tiến hành gấp các góc để tạo hình cho bánh.

Các bạn tiến hành buộc nạt cố định bánh như trong hình

Các bạn tiến hành buộc nạt cố định bánh như trong hình.

3. Luộc bánh

  • Cho phần sống lá dong đã cắt lúc mới bắt đầu làm xuống đáy nồi, sau đó xếp bánh lên trên. Cho nước lã vào ngập toàn bộ phần bánh rồi đun lửa to đến khi sôi thì giảm bớt lửa. Sau đó, cứ 1 tiếng kiểm tra 1 lần để xem mực nước. Nếu mực nước giảm thì phải dùng nước đun sôi đổ thêm vào.
  • Nấu trong 8-10 tiếng sẽ vớt bánh ra. Sau khi vớt bánh, dùng khăn nhúng nước lã rửa sạch bên ngoài bánh.
  • Tìm chỗ thoáng mát trong nhà, xếp bánh ra rồi đặt 1 tấm ván lên trên. Tiếp đó cho thêm chậu nước hoặc vật nặng đè lên trên tấm ván để bánh được săn, chắc. Khi bánh nguội hoàn toàn là có thể cắt bánh và dâng lên vua Hùng rồi. Chúc các bạn thành công khi gói bánh chưng nhé!

Cách làm bánh dày

Nguyên liệu làm bánh dày

  • Bột nếp: 400g
  • Bột gạo: 20g
  • Đậu xanh bóc vỏ: 200g
  • Muối + sữa tươi
  • Nước lọc + nước cam vắt
  • Đường + bơ + hành lá

Các nguyên liệu làm bánh dày

Các nguyên liệu làm bánh dày.

Các bước làm bánh dày

Bước 1: Chuẩn bị đậu và bột để làm bánh dày đậu xanh ngon

  • Các bạn nên ngâm đậu xanh cho nở, để qua đêm. Sau đó trộn bột nếp + bột gạo + 1 nhúm muối nhỏ. Cho một chút nước lọc đổ vao bột, rồi nhẹ nhàng nhào bột. (chú ý khi thực hiện cách làm bánh dày nhân đậu xanh ngon nhất và đơn giản các bạn nên nhào kỹ đến khi bột mịn, cảm giác không nhão, không dính tay là được.

Bước 2: Chuẩn bị nhân bánh

  • Khâu đầu tiên của bước chuẩn bị nhân bánh là rửa xạch đậu xanh, sau đó cho đậu xanh bỏ vào nồi hấp chín rồi giã nhuyễn.

Cho nhân vào bột bánh và tạo hình cho bánh

Cho nhân vào bột bánh và tạo hình cho bánh.

Bước 3: Tiến hành nặn bột

  • Lấy lá chuối hoặc giấy bạc cắt thành từng miếng vuông nhỏ sao cho phù hợp với kích thước của chiếc bánh dày nhân đậu xanh, rồi quết dầu để chống dính. Cho thêm 1 chút sữa tươi vào bột ủ từ hôm trước, nhào sơ lại.
  • Tiến hành nặn bột thành từng viên tròn. Có thể cho 1 chút dầu ăn vào tay để bột khỏi dính tay nhiều. Sau đó, ấn dẹp viên bột, cho nhân đậu vào giữa và gói bột cho khít, giống cách nặn bánh trôi.
  • Ấn cho bột hơi lõm ở chính giữa. Đặt vào miếng lá chuối đã chuẩn bị sẵn.

Bước 4: Hấp bánh dày nhân đậu xanh

  • Đặt bánh vào nồi hấp, hấp khoảng 10′. Lưu ý, để có món bánh dày nhân đậu xanh ngon trong quá trình hấp nhớ thỉnh thoảng mở vung nồi cho dóc nước, tránh làm hơi nước đọng rơi vào bánh.

Thành quả là chiếc bánh dày trắng, thơm mùi gạo mới

Thành quả là chiếc bánh dày trắng, thơm mùi gạo mới.

Cùng với bánh chưng, thể hiện triết lý Âm Dương, Dịch, Biện chứng Đông Phương nói chung và triết lý Vuông Tròn của Việt Nam nói riêng. Bánh dày dành cho cha. Bánh thường được làm bằng xôi đã được giã thật mịn, có thể có nhân đậu xanh và sợi dừa với vị ngọt hoặc mặn. Bánh có thể được làm vào các dịp Tết cổ truyền của dân tộc Việt và vào ngày mùng 10 tháng 3 âm lịch (ngày giổ tổ Vua Hùng). Chúc các bạn thành công!

Như vậy là VnAsk đã vừa giới thiệu xong cho các bạn về cách làm bánh chưng, bánh dày. Để đặt mua các sản phẩm từ VnAsk các bạn vui lòng liên hệ số điện thoại dưới đây, hoặc truy cập vào website  để biết thêm thông tin chi tiết về sản phẩm hoặc đặt mua hàng online.

>>> Tham khảo thêm:

  • 12.815 lượt xem
👨 Nguyễn Hoàng Hằng Hải Cập nhật: 04/04/2024