Cách bảo quản sữa mẹ sau khi vắt ra tốt nhất để đảm bảo an toàn cho bé
Sữa mẹ là nguồn dinh dưỡng vàng cho trẻ nhỏ, tuy nhiên khi vắt ra, sữa mẹ cần được bảo quản đúng cách để giữ lại được trọn vẹn các dưỡng chất. Trong bài viết này, chúng tôi sẽ chia sẻ tới bạn cách bảo quản sữa mẹ sau khi vắt chuẩn nhất để bạn tham khảo.
Cách bảo quản sữa mẹ sau khi vắt ra tốt nhất
Cách bảo quản sữa mẹ sau khi vắt, hút như thế nào? Dưới đây là một vài bí mật sẽ được "bật mí". Hãy theo dõi để áp dụng bạn nhé.
Cách bảo quản sữa mẹ sau khi vắt trong tủ lạnh
Sữa mẹ sau khi vắt có thể được bảo quản ở ngăn mát hoặc ngăn đông tủ lạnh. Cụ thể:
- Bảo quản sữa mẹ trong ngăn mát tủ lạnh: Khi vắt sữa xong, mẹ có thể cho sữa vào túi trữ sữa chuyên dụng, đây là loại túi đã được tiệt trùng sẵn, có loại kéo zip hoặc loại có nút vặn. Sau khi cho sữa vào túi bảo quản, mẹ cho ngay sữa vào ngăn mát tủ lạnh và có thể bảo quản được tối đa là 4 ngày. Khi xếp sữa bảo quản trong tủ lạnh, mẹ nên tránh để sữa ở cánh cửa tủ bởi việc mở ra mở vào có thể làm ảnh hưởng đến chất lượng sữa. Bên cạnh đó, mẹ cũng cần dọn dẹp vị trí để sữa cho sạch sẽ, tránh để gần với thực phẩm sống hoặc có mùi khó chịu.
- Bảo quản sữa mẹ trong ngăn đá tủ lạnh: Thời gian bảo quản sữa mẹ trong ngăn đá sẽ được lâu hơn, có thể kéo dài tới 3 tháng. Sữa sau khi vắt mẹ cũng cho vào các túi trữ sữa chuyên dụng, tuy nhiên mẹ nên ghi lại chính xác ngày giờ vắt sữa để tiện theo dõi hạn sử dụng của sữa và có kế hoạch dùng sữa cho hợp lý. Nếu sữa mẹ nhiều thì mẹ có thể đầu tư tủ đông chuyện dụng để bảo quản sữa tốt hơn.
Cách bảo quản sữa mẹ khi không có tủ lạnh
Trong trường hợp không có tủ lạnh, sau khi vắt sữa xong mẹ có thể cho vào túi trữ sữa hoặc bình đựng sữa chuyên dụng sau đó cho vào thùng nước đá để bảo quản. Cách bảo quản này có thể giữ sữa được tối đa khoảng 6 - 8 tiếng. Còn nếu không có thùng đựng đá, mẹ có thể để sữa ở ngoài nhiệt độ phòng (dưới 25 độ C) được tối đa 4 tiếng. Tuy nhiên thời gian bảo quản sữa ở ngoài nhiệt độ phòng vẫn nên rút ngắn nhất có thể để sữa giữ được trọn vẹn dưỡng chất.
Một số lưu ý khi bảo quản sữa mẹ sau khi vắt
- Tuyệt đối không để sữa ở cửa tủ lạnh.
- Nên đặt sữa ở nơi lạnh nhất trong tủ, tránh dịch chuyển quá nhiều.
- Sữa sau khi cho từ tủ lạnh ra cần được hâm nóng, rã đông đúng cách. Nếu bé không sử dụng hết thì phải bỏ chứ không cho lại vào tủ lạnh để tiếp tục bảo quản.
- Lượng sữa lưu trữ trong mỗi túi hoặc bình nên phù hợp với từng cữ ăn của bé để tránh lãng phí.
Trên đây là cách bảo quản sữa mẹ sau khi vắt ra tốt nhất để đảm bảo an toàn cho bé. Hy vọng những chia sẻ này sẽ hữu ích với bạn. Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết.
>>> Tham khảo thêm:
Xem thêm
Cách làm bánh chuối nếp nướng
6 Cách làm nước ép cà rốt ngon bằng máy ép và máy xay sinh tố
4 món ăn giải nhiệt mùa hè giúp thanh mát cơ thể
Cách làm phá lấu ruột non chay thơm ngon, đơn giản tại nhà
5 cách nấu bún gạo lứt giảm cân thơm ngon, đơn giản tại nhà
Cách làm kem từ sữa tươi không cần máy đơn giản nhất
Chưng yến bao lâu thì được? Thời gian chưng yến chuẩn nhất
Cách nấu xôi kê dẻo ngon bằng nồi cơm điện
Sự khác biệt giữa con tôm và con tép