Các biện pháp phòng tránh cận thị cho trẻ
Bệnh cận thị ở trẻ em đang ngày càng gia tăng và trở thành mối lo ngại của nhiều bậc cha mẹ. Trẻ bị cận thị là do không có chế độ học tập, giải trí, dinh dưỡng, nghỉ ngơi phù hợp. Các mẹ có thể giúp con hạn chế tối đa việc mắc tật cận thị bằng các cách đơn giản dưới đây nhé!
Mục lục bài viết
Cận thị là gì?
Tật cận thị là một dạng lỗi khúc xạ ảnh hưởng đến cơ chế hội tụ của mắt. Do nhãn cầu bị dài ra, tia sáng sẽ hội tụ trước võng mạc thay vì ngay võng mạc. Và kết quả của điều này là những vật thể ở gần thì ta sẽ nhìn thấy rõ còn những vật ở xa thì lại mờ.
Nguyên nhân trẻ bị cận thị
Ở độ tuổi từ 7 - 9 tuổi và 12 - 14 tuổi, nếu trẻ ngủ quá ít hoặc do không đủ thời gian để ngủ vì cha mẹ bắt học quá nhiều rất dễ gây ra cận thị.
Hầu hết trẻ sinh ra với trọng lượng cơ thể quá nhẹ, dưới 2,5kg, đến tuổi thiếu niên đều bị cận thị.
Trẻ sinh thiếu tháng từ 2 tuần trở lên thường bị cận thị từ khi học vỡ lòng.
Bố mẹ bị cận thị rất dễ di truyền sang con cái, mức độ di truyền này liên quan mật thiết với mức độ cận thị của bố mẹ. Thông thường bố mẹ bị cận thị dưới 3 đi-ốp thì khả năng di truyền sang con cái rất nhỏ. Nếu bố mẹ bị cận thị từ 6 đi-ốp trở lên thì khả năng di truyền sang con cái là 100%.
Nếu như ngày nào trẻ cũng xem tivi nhiều hơn 2 giờ, với khoảng cách từ mắt tới màn hình nhỏ hơn 3m sẽ làm cho thị lực suy giảm rất nhiều.
Các cách phòng tránh cận thị cho trẻ
Không vui chơi, học tập nơi thiếu ánh sáng
Một trong những điều cốt yếu nhất về thị lực là ánh sáng thích hợp. Hãy luôn luôn đảm bảo cho con bạn có ánh sáng tốt khi đọc sách hoặc học tập. Cả ánh sáng quá mạnh lẫn ánh sáng quá mờ đều làm cho mắt trẻ mệt mỏi. Trẻ thường có thói quen đọc truyện, vui chơi trong ánh sáng lờ mờ, nhất là khi lên giường, đây là điều tuyệt đối nên tránh. Nếu phòng học của trẻ rộng, ánh sáng phân tán nhiều thì các mẹ có thể mua cho con một chiếc đèn bàn học bảo vệ thị lực.
Chọn bàn học phù hợp
Bộ bàn ghế thông minh JD-303 có bán tại
Trang bị bàn, ghế ngồi học cho trẻ phù hợp sẽ giúp bé có tư thế ngồi học đúng, phòng ngừa cận thị. Để chọn bàn học phù hợp cho trẻ, ba mẹ có thể căn cứ vào công thức sau:
- Chiều cao ghế = Chiều cao cơ thể x 0,27
- Chiều cao bàn = Chiều cao cơ thể x 0,46
>>> Có thể bạn quan tâm: Tìm hiểu cách sử dụng bàn học sinh đúng cách
Ngồi học đúng tư thế
Các chuyên gia khuyến cáo, để bảo đảm cho mắt khỏe mạnh khoảng cách giữa mắt trẻ mặt bàn phải cách từ 30 - 40cm. Ngoài ra, khi ngồi học trẻ cần luôn giữ thẳng lưng, nhìn thẳng xuống sách vở, tránh nghiêng đầu một bên, không nằm xem sách, không vừa ăn vừa xem sách báo, xem ti vi.
Không xem tivi, chơi game, dùng máy tính,... quá lâu
Trẻ em ngày càng “hiện đại”, do đó việc sử dụng các thiết bị thông minh với trẻ không có gì là khó, ngược lại trẻ rất rành và đam mê. Để tránh việc trẻ quá lạm dụng các thiết bị điện tử hiện đại có thể gây hại cho mắt, các mẹ nên hạn chế cho con dùng, cần quy định thời gian phù hợp.
Đặc biệt, khoảng cách trẻ ngồi xem tivi hay dùng các thiết bị hiện đại khác rất quan trọng. Với tivi, các mẹ cần đảm bảo trẻ ngồi xem cách màn hình 3m - 3,5m, với các thiết bị như điện thoại, ipad cần cách mắt ít nhất một cánh tay.
Dạy con cách giúp mắt thư giãn
Khi trẻ học bài, đọc sánh hay xem tivi nhiều, các mẹ cần khuyến khích trẻ dành ít thời gian nghỉ ngơi, cho mắt thư giãn. Cụ thể, cứ khoảng 1 giờ học thì nên cho trẻ nghỉ 5 phút. Ngoài ra trẻ cũng cần tập luyện thể dục cho mắt, vận động, ngủ đủ giấc mỗi ngày để mắt được chăm sóc tốt nhất.
Không nên làm việc bằng mắt quá 45 phút, trẻ cần ra sân chơi và tập thể dục giữa các tiết học, tránh đọc truyện, chơi game trong giờ giải lao. Trong ngày, trẻ nên có thời gian thư giãn nhất định cho đôi mắt bằng cách tập nhìn xa hoặc thể dục vui chơi ở những nơi thoáng rộng.
Ăn các thực phẩm tốt cho mắt
Dinh dưỡng hợp lý là một yếu tố quan trọng để phòng ngừa cận thị. Các mẹ nên cho trẻ ăn nhiều các dưỡng chất có lợi cho mắt bao gồm:
- Vitamin A (sữa, dầu gan cá, lòng đỏ trứng, gan động vật,...)
- Kẽm (cá trích, gan, sò biển, trứng,...)
- Selen (cá, tôm, hải sản, nấm, đậu tương, cà rốt,...)
- Carotene (rau cải xanh, rau chân vịt, bí đỏ, cà chua, cà rốt, khoai lang, đu đủ, gấc, táo,...)
- Crom (gan động vật, thịt bò, nấm, nước nho,...)
- Vitamin B1, B2 (các loại đậu, thịt nạc, rau lá xanh, sữa bì, trứng,...)
- Canxi (hải sản, rau câu, bơ, lòng đỏ trứng, cá,...)
Khám mắt định kỳ
Khám mắt định kỳ sẽ giúp phát hiện kịp thời các vấn đề của mắt nói chung trong đó có cận thị. Ba mẹ nên đưa trẻ đi khám định kỳ 6 tháng một lần tại bệnh viện, cơ sở chuyên khoa mắt.
Khi thấy trẻ có những dấu hiệu dưới đây, ba mẹ nên đưa trẻ đi khám sớm để kịp thời điều trị:
- Nheo mắt khi đọc sách vở, báo.
- Thường xuyên mỏi mắt, nhức mắt, dụi mắt.
- Nhìn xa không rõ, cảm thấy chữ viết trên bảng, trong vở bị nhòe, lờ mờ.
- Cúi sát đầu khi đọc sách hay viết bài.
Để tìm mua các sản phẩm bàn học sinh, đèn học thông minh, thực phẩm bổ mắt cùng nhiều những sản phẩm khác, bạn có thể truy cập website , hoặc liên hệ theo địa chỉ và số hotline sau:
Xem thêm
Ăn mít có nóng không? Bà bầu có nên ăn mít không?
Uống tỏi ngâm mật ong vào lúc nào để phát huy hiệu quả tối đa?
Mấy tuần có tim thai? Nhịp tim thai có đoán được là trai hay gái?
Top thực phẩm chứa nhiều Collagen nhất nên bổ sung
Tuyệt đối không nên uống các loại nước sau vào buổi sáng
Rong nho là gì? Tác dụng của rong nho đối với sức khỏe như thế nào?
Uống nước lá tía tô có tác dụng gì? Cách nấu nước uống lá tía tô
Bị cảm cúm có nên xông lá? Cách nấu nước xông hơi giải cảm
CDC là gì? Trung tâm CDC có chức năng, nhiệm vụ là gì?