Bộ Nội vụ đề xuất dự kiến sáp nhập các tỉnh nào?

Bộ Nội vụ đề xuất dự kiến sáp nhập các tỉnh nào?

Bộ Nội vụ đề xuất dự kiến sáp nhập các tỉnh nào? Đây là câu hỏi được rất nhiều độc giả quan tâm trong thời gian gần đây. Hãy đọc bài viết sau đây của để tìm hiểu rõ hơn về đề xuất dự kiến sáp nhập các tỉnh sắp tới các bạn nhé!

>>> Xem thêm: Diện tích và dân số các tỉnh Việt Nam 2021

Việc sáp nhập các tỉnh dựa trên các yếu tố nào?

1.

Việc sáp nhập các tỉnh dựa trên các yếu tố nào?

Việc sáp nhập các tỉnh sẽ dựa trên hai tiêu chí là diện tích tự nhiên và quy mô dân số, Bộ Nội vụ sẽ đề xuất việc thực hiện sáp nhập một số tỉnh trong thời gian tới.

Theo Nghị quyết 1211/2016 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội đối với các tỉnh miền núi, vùng cao quy mô dân số đạt chuẩn 900.000 người trở lên, diện tích tự nhiên từ 8000km² trở lên. Đối với các tỉnh còn lại phải đạt chuẩn quy mô dân số 1,4 triệu người trở lên và diện tích tự nhiên từ 5000km² trở lên. Đối với các Thành phố trực thuộc Trung ương quy mô dân số đạt chuẩn là 1,5 triệu người trở lên và diện tích tự nhiên đạt 1500km² trở lên.

Hiện tại, Bộ Nội vụ đang đề xuất sửa đổi Nghị quyết 1211 theo hướng là các tỉnh miền núi, vùng cao có diện tích tự nhiên rộng hơn 150% trở lên (từ là từ 12000km² trở lên) so với mức tiêu chuẩn chung thì quy mô dân số được giảm 25% (tức là 700.000 người trở lên) so với quy định để phù hợp với đặc thù của các tỉnh miền núi, vùng cao có diện tích tự nhiên lớn, địa hình phức tạp và dân số ít.

Bộ Nội vụ đề xuất dự kiến sáp nhập các tỉnh nào?

2.

Bộ Nội vụ đề xuất dự kiến sáp nhập các tỉnh nào?

Hiện tại, Bộ Nội vụ chưa đề nghị lên Chính phủ và các cấp có thẩm quyền xem xét việc sáp nhập bất cứ một đơn vị hành chính cấp tỉnh nào. Do vậy, việc đề xuất thí điểm sáp nhập một số tỉnh mới chỉ ở bước đầu của việc nghiên cứu, xem xét, hoàn thiện và bổ sung cơ sở pháp lý kiến nghị sửa đổi Nghị quyết 1211/2016.

Xét theo tiêu chuẩn của 2 tiêu chí diện tích và dân số nêu trên thì 10 tỉnh và thành phố có diện tích tự nhiên nhỏ và không đạt chuẩn diện tích tự nhiên bao gồm:

  • Tỉnh Bắc Ninh: 822,7km².
  • Tỉnh Hà Nam: 860,5km².
  • Tỉnh Hưng Yên: 926km².
  • Tỉnh Vĩnh Phúc: 1238,6km².
  • TP Đà Nẵng: 1285,4km².
  • Tỉnh Ninh Bình: 1378,1km².
  • TP Cần Thơ: 1409km².
  • Tỉnh Vĩnh Long: 1475km².
  • Tỉnh Thái Bình:1570,5km².
  • Tỉnh Nam Định: 1652km².

Tương tự, với tiêu chuẩn về dân số thì 10 tỉnh và thành phố có dân số thấp nhất cả nước không đạt tiêu chuẩn bao gồm:

  • Tỉnh Bắc Kạn: 313.905 người.
  • Tỉnh Lai Châu: 460.196 người.
  • Tỉnh Cao Bằng: 530.341 người.
  • Tỉnh Kon Tum: 540.438 người.
  • Tỉnh Ninh Thuận: 590.467 người.
  • Tỉnh Điện Biên: 598.856 người.
  • Tỉnh Đắk Nông: 622.168 người.
  • Tỉnh Quảng Trị: 632.375 người.
  • Tỉnh Lào Cai: 730.420 người.
  • Tỉnh Hậu Giang: 733.017 người.

Lưu ý: Số liệu dân số của 10 tỉnh kể trên được thống kê vào năm 2019.

Trên đây là những thông tin về kế hoặc dự kiến sáp nhập các tỉnh của Bộ Nội vụ mà VnAsk muốn chia sẻ đến bạn. Hy vọng, những thông tin vừa rồi là hữu ích đối với bạn. Đừng quên thường xuyên ghé để cập nhật nhiều thông tin hữu ích bạn nhé. Cảm ơn các bạn đã quan tâm theo dõi bài viết!

>>> Xem thêm:

Nếu bạn có nhu cầu mua các sản phẩm đồ gia dụngđiện máy - điện lạnhthiết bị văn phòngy tế & sức khỏethiết bị số - phụ kiện… thì bạn hãy truy cập website  để đặt hàng online, hoặc bạn có thể liên hệ đặt mua trực tiếp các sản phẩm này tại: