Bảng chiều cao cân nặng chuẩn của bé gái & bé trai dưới 5 tuổi
Thường xuyên theo dõi cân nặng và chiều cao của trẻ sau khi chào đời là việc làm hết sức cần thiết để có thể đánh giá một phần nào sự phát triển cũng như tình hình sức khỏe của bé. Chính vì vậy, mỗi bố mẹ cần nắm rõ bảng chiều cao cân nặng chuẩn của bé ở mỗi lứa tuổi để có được hướng cải thiện chế độ dinh dưỡng cho bé bắt kịp đà tăng trưởng.
Tại sao cần theo dõi chiều cao cân nặng chuẩn cho bé
Ngay từ khi sinh ra, trẻ luôn cần được theo dõi sự phát triển về chiều cao và cân nặng một cách chặt chẽ. Việc theo dõi những chỉ số này sẽ giúp các mẹ biết được bé có nằm trong phạm vi cân nặng và chiều cao khỏe mạnh hay không, có đang phát triển đúng với lứa tuổi hay không, từ đó mà mẹ sẽ có chế độ chăm sóc dinh dưỡng tốt nhất cũng như kịp thời phát hiện ra những dấu hiệu bất thường liên quan đến sức khỏe của trẻ.
Có rất nhiều bà mẹ thắc mắc “Không biết chiều cao, cân nặng bao nhiêu là vừa với con tôi?” - đây là câu hỏi tưởng đơn giản nhưng lại không dễ trả lời của các mẹ. Chính vì vậy, bảng đo chiều cao, cân nặng chuẩn của bé là một trong những công cụ đắc lực nhất giúp mẹ nhận biết được tình trạng sức khoẻ và thể chất của con yêu.
Thông thường hàng năm, Tổ chức Y tế thế giới WHO sẽ dựa vào những nghiên cứu để công bố mức cân nặng và chiều cao của trẻ trung bình cần phải đạt được theo độ tuổi để đánh giá mức độ tăng trưởng. Tuy nhiên, ở mỗi quốc gia, những con số này được các chuyên gia đánh giá lại để phù hợp với trẻ trong nước. Dưới đây là bảng chiều cao cân nặng chuẩn của bé gái và bé trai dưới 5 tuổi dựa vào chuẩn tăng trưởng của WHO 2007 và hiện nay đang được áp dụng rộng rãi để theo dõi sức khỏe cho các bé Việt Nam.
Bảng chiều cao cân nặng chuẩn của bé gái và bé trai dưới 5 tuổi
Khoảng thời gian sau khi chào đời cho đến đủ 1 tuổi là thời gian mà trẻ phát triển rất nhanh chóng, các chỉ số có thể đạt gấp 1,5 lần so với khi mới sinh nên việc theo dõi sự phát triển của trẻ trong giai đoạn này khá dễ dàng. Chiều cao cân nặng trẻ sơ sinh khi mới chào đời thường ở mức 50cm chiều dài và nặng khoảng 2,9 - 3,8kg. Tuy nhiên, trong suốt 1 năm sau đó, tốc độ phát triển chiều cao của trẻ có thể đạt đến 1,5cm/tháng và 5kg/năm.
Tuy nhiên, từ năm thứ 2 trở đi, các chỉ số về tăng trưởng chiều cao, cân nặng của trẻ sẽ dần chậm lại khiến bố mẹ khó quan sát và nhận biết những thay đổi trên cơ thể trẻ hơn. Lúc này, chúng ta cần sử dụng bảng chiều cao cân nặng chuẩn của bé trai và bé gái cùng sự theo dõi sát sao hơn để kịp thời có những thay đổi giúp trẻ phát triển đúng với lứa tuổi của mình.
Chiều cao cân nặng chuẩn của bé gái
Tháng | CÂN NẶNG (kg) | CHIỀU CAO (cm) | ||||||
Thiếu cân | Nguy cơ thiếu cân | Bình thường | Nguy cơ thừa cân | Thừa cân | Giới hạn dưới | Bình thường | Giới hạn trên | |
Bé gái 0 - 12 tháng tuổi | ||||||||
0 | 2.4 | 2.8 | 3.2 | 3.7 | 4.2 | 45.4 | 49.1 | 52.9 |
1 | 3.2 | 3.6 | 4.2 | 4.8 | 5.4 | 49.8 | 53.7 | 57.6 |
2 | 4 | 4.5 | 5.1 | 5.9 | 6.5 | 53 | 57.1 | 61.1 |
3 | 4.6 | 5.1 | 5.8 | 6.7 | 7.4 | 55.6 | 59.8 | 64 |
4 | 5.1 | 5.6 | 6.4 | 7.3 | 8.1 | 57.8 | 62.1 | 66.4 |
5 | 5.5 | 6.1 | 6.9 | 7.8 | 8.7 | 59.6 | 64 | 68.5 |
6 | 5.8 | 6.4 | 7.3 | 8.3 | 9.2 | 61.2 | 65.7 | 70.3 |
7 | 6.1 | 6.7 | 7.6 | 8.7 | 9.6 | 62.7 | 67.3 | 71.9 |
8 | 6.3 | 7 | 7.9 | 9 | 10 | 64 | 68.7 | 73.5 |
9 | 6.6 | 7.3 | 8.2 | 9.3 | 10.4 | 65.3 | 70.1 | 75 |
10 | 6.8 | 7.5 | 8.5 | 9.6 | 10.7 | 66.5 | 71.5 | 76.4 |
11 | 7 | 7.7 | 8.7 | 9.9 | 11 | 67.7 | 72.8 | 77.8 |
12 | 7.1 | 7.9 | 8.9 | 10.2 | 11.3 | 68.9 | 74 | 79.2 |
Bé gái 1 - 2 tuổi | ||||||||
13 | 7.3 | 8.1 | 9.2 | 10.4 | 11.6 | 70 | 75.2 | 80.5 |
14 | 7.5 | 8.3 | 9.4 | 10.7 | 11.9 | 71 | 76.4 | 81.7 |
15 | 7.7 | 8.5 | 9.6 | 10.9 | 12.2 | 72 | 77.5 | 83 |
16 | 7.8 | 8.7 | 9.8 | 11.2 | 12.5 | 73 | 78.6 | 84.2 |
17 | 8 | 8.8 | 10 | 11.4 | 12.7 | 74 | 79.7 | 85.4 |
18 | 8.2 | 9 | 10.2 | 11.6 | 13 | 74.9 | 80.7 | 86.5 |
19 | 8.3 | 9.2 | 10.4 | 11.9 | 13.3 | 75.8 | 81.7 | 87.6 |
20 | 8.5 | 9.4 | 10.6 | 12.1 | 13.5 | 76.7 | 82.7 | 88.7 |
21 | 8.7 | 9.6 | 10.9 | 12.4 | 13.8 | 77.5 | 83.7 | 89.8 |
22 | 8.8 | 9.8 | 11.1 | 12.6 | 14.1 | 78.4 | 84.6 | 90.8 |
23 | 9 | 9.9 | 11.3 | 12.8 | 14.3 | 79.2 | 85.5 | 91.9 |
24 | 9.2 | 10.1 | 11.5 | 13.1 | 14.6 | 80 | 86.4 | 92.9 |
Bé gái 2 - 5 tuổi | ||||||||
30 | 10.1 | 11.2 | 12.7 | 14.5 | 16.2 | 83.6 | 90.7 | 97.7 |
36 | 11 | 12.1 | 13.9 | 15.9 | 17.8 | 87.4 | 95.1 | 102.7 |
42 | 11.8 | 13.1 | 15 | 17.3 | 19.5 | 90.9 | 99 | 107.2 |
48 | 12.5 | 14 | 16.1 | 18.6 | 21.1 | 94.1 | 102.7 | 111.3 |
54 | 13.2 | 14.8 | 17.2 | 20 | 22.8 | 97.1 | 106.2 | 115.2 |
60 | 14 | 15.7 | 18.2 | 21.3 | 24.4 | 99.9 | 109.4 | 118.9 |
Chiều cao cân nặng chuẩn của bé trai
Tháng | CÂN NẶNG (kg) | CHIỀU CAO (cm) | ||||||
Thiếu cân | Nguy cơ thiếu cân | Bình thường | Nguy cơ thừa cân | Thừa cân | Giới hạn dưới | Bình thường | Giới hạn trên | |
Bé trai 0 - 12 tháng | ||||||||
0 | 2.5 | 2.9 | 3.3 | 3.9 | 4.3 | 46.3 | 47.9 | 49.9 |
1 | 3.4 | 3.9 | 4.5 | 5.1 | 5.7 | 51.1 | 52.7 | 54.7 |
2 | 4.4 | 4.9 | 5.6 | 6.3 | 7 | 54.7 | 56.4 | 58.4 |
3 | 5.1 | 5.6 | 6.4 | 7.2 | 7.9 | 57.6 | 59.3 | 61.4 |
4 | 5.6 | 6.2 | 7 | 7.9 | 8.6 | 60 | 61.7 | 63.9 |
5 | 6.1 | 6.7 | 7.5 | 8.4 | 9.2 | 61.9 | 63.7 | 65.9 |
6 | 6.4 | 7.1 | 7.9 | 8.9 | 9.7 | 63.6 | 65.4 | 67.6 |
7 | 6.7 | 7.4 | 8.3 | 9.3 | 10.2 | 65.1 | 66.9 | 69.2 |
8 | 7 | 7.7 | 8.6 | 9.6 | 10.5 | 66.5 | 68.3 | 70.6 |
9 | 7.2 | 7.9 | 8.9 | 10 | 10.9 | 67.7 | 69.6 | 72 |
10 | 7.5 | 8.2 | 9.2 | 10.3 | 11.2 | 69 | 70.9 | 73.3 |
11 | 7.7 | 8.4 | 9.4 | 10.5 | 11.5 | 70.2 | 72.1 | 74.5 |
12 | 7.8 | 8.6 | 9.6 | 10.8 | 11.8 | 71.3 | 73.3 | 75.7 |
Bé trai 1 - 2 tuổi | ||||||||
13 | 8 | 8.8 | 9.9 | 11.1 | 12.1 | 72.4 | 74.4 | 76.9 |
14 | 8.2 | 9 | 10.1 | 11.3 | 12.4 | 73.4 | 75.5 | 78 |
15 | 8.4 | 9.2 | 10.3 | 11.6 | 12.7 | 74.4 | 76.5 | 79.1 |
16 | 8.5 | 9.4 | 10.5 | 11.8 | 12.9 | 75.4 | 77.5 | 80.2 |
17 | 8.7 | 9.6 | 10.7 | 12 | 13.2 | 76.3 | 78.5 | 81.2 |
18 | 8.9 | 9.7 | 10.9 | 12.3 | 13.5 | 77.2 | 79.5 | 82.3 |
19 | 9 | 9.9 | 11.1 | 12.5 | 13.7 | 78.1 | 80.4 | 83.2 |
20 | 9.2 | 10.1 | 11.3 | 12.7 | 14 | 78.9 | 81.3 | 84.2 |
21 | 9.3 | 10.3 | 11.5 | 13 | 14.3 | 79.7 | 82.2 | 85.1 |
22 | 9.5 | 10.5 | 11.8 | 13.2 | 14.5 | 80.5 | 83 | 86 |
23 | 9.7 | 10.6 | 12 | 13.4 | 14.8 | 81.3 | 83.8 | 86.9 |
24 | 9.8 | 10.8 | 12.2 | 13.7 | 15.1 | 82.1 | 84.6 | 87.8 |
Bé trai 2 - 5 tuổi | ||||||||
30 | 10.7 | 11.8 | 13.3 | 15 | 16.6 | 85.5 | 88.4 | 91.9 |
36 | 11.4 | 12.7 | 14.3 | 16.3 | 18 | 89.1 | 92.2 | 96.1 |
42 | 12.2 | 13.5 | 15.3 | 17.5 | 19.4 | 92.4 | 95.7 | 99.9 |
48 | 12.9 | 14.3 | 16.3 | 18.7 | 20.9 | 95.4 | 99 | 103.3 |
54 | 13.6 | 15.2 | 17.3 | 19.9 | 22.3 | 98.4 | 102.1 | 106.7 |
60 | 14.3 | 16 | 18.3 | 21.1 | 23.8 | 101.2 | 105.2 | 110 |
>> Xem thêm: Bqđ là gì? Cắt bqđ là gì? Tại sao phải cắt bqd?
Những biện pháp cải thiện chiều cao và cân nặng cho trẻ
Việc theo dõi chiều cao cân nặng chuẩn cho trẻ giúp bố mẹ nhận biết được bé nhà mình có sự phát triển bình thường so với lứa tuổi hay không. Vì thế, một vấn đề khác đặt ra đó là nếu trẻ chậm phát triển hoặc phát triển quá nhanh so với lứa tuổi thì chúng ta cần làm gì? Dưới đây là một số biện pháp cải thiện các chỉ số chiều cao, cân nặng để trẻ phát triển bình thường mà bố mẹ có thể áp dụng.
Thay đổi chế độ dinh dưỡng
Dinh dưỡng có vai trò ảnh hưởng rất lớn đến sự tăng trưởng về mặt chiều cao, thể chất, và trí não của trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Đối với trẻ sơ sinh, để giúp trẻ có phát triển toàn diện nhất, trong 12 tháng đầu bạn nên cho trẻ bú sữa mẹ kết hợp với ăn dặm kể từ tháng thứ 5 trở đi.
Đối với trẻ đã biết ăn, mẹ cần cung cấp một chế độ dinh dưỡng cho trẻ thật hợp lý với đa dạng thực phẩm dinh dưỡng, năng lượng để giúp cơ thể bé luôn khoẻ mạnh và tăng trưởng tối ưu nhất. Để đáp ứng nhu cầu phát triển của trẻ, một ngày mẹ nên cho bé ăn 3 bữa ăn chính và từ 2 - 3 bữa để giúp bé tăng cân, chiều cao tốt nhất. Bữa ăn cho trẻ cần đảm bảo có đủ 4 nhóm dưỡng chất chính là đạm, đường, béo, vitamin và khoáng chất; và mỗi bữa ăn phải đa dạng các loại thực phẩm khác nhau để đảm bảo đáp ứng đủ nhu cầu dinh dưỡng cho cơ thể bé. Chú ý bổ sung các loại thực phẩm dinh dưỡng sau để hỗ trợ quá trình tăng trưởng chiều cao cho trẻ như:
- Thức ăn nhiều sắt: Gan, huyết, trứng, thịt, cá, đậu đỗ, rau dền, sữa...
- Thức ăn nhiều kẽm: Hàu, sò, gan lợn, sữa, thịt bò, lòng đỏ trứng, cá, đậu nành...
- Thức ăn nhiều iốt: Muối iốt, phomai, trứng gà, sữa, cá biển, rau câu, tảo...
Bên cạnh đó, bạn có thể tham khảo bác sĩ cho bé dùng những loại thực phẩm chức năng như Pediakid để bổ sung đầy đủ vitamin và khoáng chất cần thiết giúp tăng cường đề kháng, phát triển chiều cao và trí não cho bé.
>>> Xem thêm:
Tích cực cho bé rèn luyện thể thao
Hoạt động thể chất sẽ giúp kích thích quá trình hoạt động chuyển hóa năng lượng, trao đổi chất, tăng trưởng cơ thể, hoạt động vận chuyển canxi vào các mô xương giúp xương vững chắc và phát triển tốt hơn. Chính vì vậy, hãy hướng dẫn và xây dựng cho trẻ thói quen tập thể dục, vận động hàng ngày với các bài tập vừa sức, phù hợp với độ tuổi của trẻ.
>>> Xem thêm: 6 môn thể thao giúp tăng chiều cao nhanh chóng
Chăm sóc giấc ngủ cho trẻ
Giấc ngủ không chỉ quan trọng với người lớn mà cũng rất quan trọng với trẻ nhỏ, ảnh hưởng trực tiếp tới sự phát triển của trẻ. Ngủ ngon, ngủ sâu giấc vào ban đêm sẽ kích thích cơ thể trẻ sản xuất ra nhiều Hormone tăng trưởng hơn, giúp tăng hấp thu canxi, kích thích xương trẻ phát triển. Trẻ cần đảm bảo ngủ đủ ít nhất 8 giờ vào ban đêm và ngủ sâu giấc không bị làm phiền hay tác động bởi các yếu tố khác. Chính vì vậy, ngay từ khi còn nhỏ, bố mẹ cần phải tập cho trẻ thói quen ngủ đúng giờ và ngủ đủ giấc. Nếu như trẻ khó ngủ hoặc ngủ không sâu, bố mẹ có thể sử dụng một số biện pháp như dùng tiếng ồn trắng, massage, hát ru, đọc truyện cổ tích, dùng đèn ngủ...
>>> Xem thêm: Tiếng ồn trắng là gì? Tác dụng của tiếng ồn trắng (White noise)
Chăm sóc y tế định kỳ hằng năm
Từ khi vừa chào đời mẹ nên chú ý cho trẻ đi khám sức khỏe định kỳ và tiêm phòng đầy đủ để bảo vệ cơ thể còn non yếu của bé, phòng tránh được nhiều căn bệnh nguy hiểm. Ngoài ra, trong sinh hoạt hằng ngày, bạn cũng cần tập cho bé cách giữ gìn vệ sinh thân thể, ăn sạch uống sạch sẽ giúp trẻ ngăn ngừa được các bệnh nhiễm khuẩn, ngộ độc thực phẩm làm ảnh hưởng đến sự phát triển của trẻ.
Hy vọng với bảng chiều cao cân nặng chuẩn của bé mà chúng tôi cung cấp trong bài viết này, các bố các mẹ sẽ có thêm được những thông tin quý giá để có thể chăm sóc các bé ngày một tốt hơn. Để tham khảo thêm những thông tin về chăm sóc bà mẹ và trẻ em, truy cập ngay hoặc liên hệ hotline:
Tham khảo thêm
Xem thêm
One Leg Challenge là gì? Tìm hiểu về thử thách nhắm mắt đứng một chân
6 bước rửa tay đúng cách theo hướng dẫn chuẩn của Bộ Y tế
Người bị tiểu đường thai kỳ có ăn tổ yến được không?
Bệnh nền là bệnh gì? Bệnh lý nền tiếng Anh là gì?
Bảng giá tiêm chủng VNVC và các gói tiêm chủng của VNVC
Các bài tập thể dục giúp đôi mắt luôn sáng khỏe
Uống nước dừa có tác dụng gì? Uống nước dừa nhiều có tốt không?
Ăn chuối có béo không? Ăn chuối có tác dụng gì cho nam giới & nữ giới?
Những thực phẩm có tác dụng bổ máu