Bài phát biểu ôn lại truyền thống ngày Nhà giáo Việt Nam 20-11

Cập nhật: 06/11/2023 Sưu tầm
Bài phát biểu chào mừng ngày 20/11

VnAsk.com mời các bạn tham khảo bài phát biểu ôn lại truyền thống ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11 trong bài viết này.

Ngày Nhà giáo Việt Nam

1. Bài phát biểu ôn lại truyền thống ngày 20-11

Kính thưa quý vị đại biểu, các vị khách quý!

Thưa quý thầy cô giáo CB-VC cùng các em học sinh của trường thân mến!

Tháng 11 lại về trong không khí hân hoan của cả nước hướng về ngày nhà giáo Việt nam 20/11, ngày mà cả xã hội với tấm lòng trân trọng tôn vinh công lao cao cả đối với nhà giáo, chúng ta ai củng có một niềm tin yêu của một thời thơ ấu tuổi học trò, những tâm hồn trong trắng tuổi học trò cũng đang suy nghĩ về thầy cô kính mến của mình với lòng biết ơn sâu đậm và niềm tôn kính vô hạn. Hôm nay, chúng ta có mặt tại đây trong buổi lễ trọng thể kỷ niệm lần thứ 30 năm ngày Nhà giáo Việt Nam.

Lời đầu tiên, tôi xin thay mặt Ban lãnh đạo nhà trường, cảm ơn các đồng chí lãnh đạo UBND Huyện Sìn Hồ, lãnh đạo PGD&ĐT Huyện ……… , các vị khách quý đó tới dự, động viên thầy và trò trường THCS ………... Đặc biệt, nhân ngày Nhà giáo Việt Nam, cho phép tôi gửi tới tất cả các thầy giáo cô giáo, các cán bộ viên chức đang làm công tác giáo dục những lời chào mừng thân thiết và lời chúc tốt đẹp nhất.

Kính thưa các quý vị đại biểu, các thầy cô giáo, các đồng chí CB-CNV!

Cách đây 29 năm theo nguyện vọng của các nhà giáo và của toàn dân, theo đề nghị của Bộ Giáo Dục và Đào Tạo và Công đoàn GD Việt Nam, ngày 28/9/1982 Hội đồng Bộ trưởng (nay là chính phủ) đã ra QĐ số 167-HĐBT, chính thức lấy ngày 20/11 là “Ngày Nhà giáo Việt Nam”. Ngay sau khi QĐ trên ra đời, “Ngày Nhà giáo Việt Nam”đầu tiên được tổ chức trọng thể vào ngày 20/11/1982 tại Hội trường Ba Đình, Hà Nội. Từ đó đến nay “Ngày Nhà giáo Việt Nam” đã trở thành ngày kỷ niệm của toàn xã hội rộng lớn ở nước ta. Đó là dịp để toàn xó hội thể hiện tình cảm tốt đẹp đối với ngành GD&ĐT và đối với những người làm công tác giáo dục, khẳng định những cống hiến và đóng góp của ngành giáo dục và đào tạo thế hệ trẻ, củng cố lòng yêu nghề của các nhà gáo. Sự tôn vinh người thầy không chỉ nói lên truyền thống tốt đẹp “Tôn sư trọng đạo” của người Việt Nam mà còn biểu thị niềm tin, lòng mong mỏi của toàn XH đối với các Thầy cô giáo đòi hỏi mỗi chúng ta phải không ngừng phấn đấu rèn luyện trau dồi đạo đức, tình yêu nghề nghiệp, phong cách và trình độ chuyên môn, nghiệp vụ để hoàn thành tốt nhiệm vụ xứng đáng với vinh dự của một nghề cao quý.

Kính thưa quý vị đại biểu, quý Thầy Cô giáo!

Lịch sử ngàn năm văn hiến của dân tộc ta đã được các thế hệ cha ông xây dựng bồi đắp nên những giá trị truyền thống văn hoá đậm bản sắc dân tộc. Chính sức mạnh của truyền thống văn hoá ấy đã làm nên sự trường tồn của dân tộc Việt Nam. Để lưu giữ vun đắp và truyền lại những giá trị truyền thống đó từ thế hệ này qua thế hệ khác, qua bao biến cố của lịch sử cha ông ta đã phải trải qua bao thử thách hy sinh. Có thể nói rằng trong quá trình đấu tranh và phát triển nền văn hóa dân tộc, vai trò của các thế hệ nhà giáo Việt Nam đã đóng góp một cách xứng đáng. Và củng có nghĩa rằng trong những giá trị truyền thống văn hoá Việt Nam đã có chứa đựng những truyền thống tốt đẹp của nhà giáo Việt Nam.

Thưa các đồng chí, thưa các bạn!

Bài học về những nét đẹp của truyền thống nhà giáo Việt Nam đã luôn luôn giúp cho các thế hệ nhà giáo tu dưỡng rèn luyện, phấn đấu hết mình cho sự nghiệp cao cả mà từ ngàn xưa luôn được nhân dân ta tôn vinh kính trọng. Nói tới vị trí xã hội và vai trò người thầy giáo, Nguyễn Trãi viết: "Người thầy giáo không những dạy chữ mà còn dạy đạo lý làm người". Đó là đào luyện tâm hồn, đào tạo lớp lớp thế hệ trẻ, lớp sau kế tiếp lớp trước bước vào đời, xây dựng và bảo vệ tổ quốc. Cũng nói về vấn đề này, Tago - nhà hiền triết và thi hào của ấn Độ viết: "Giáo dục một người đàn ông thì được một con người, giáo dục một người đàn bà thì được một gia đình, giáo dục một người thầy giáo thì được một thế hệ".Có lẽ câu này đúng với mọi dân tộc, mọi quốc gia, mọi thời đại, còn với Việt Nam nơi xứ sở của truyền thống tôn sư trọng đạo, quý mến thầy giáo thì điều đó vô cùng to lớn. Vì nó đã đi sâu vào thơ ca " Qua sông phải bắc cầu Kiều - Muốn con hay chữ phải yêu lấy thầy".Ca ngợi nghề dạy học. Cố thủ tướng Phạm Văn Đồng nói: "Nghề dạy học là nghề cao quý nhất trong những nghề cao quý, nghề sáng tạo nhất trong các nghề sáng tạo". Người thầy giáo vinh dự đã lớn nhưng trọng trách lại càng nặng nề, tính chuẩn mực, mô phạm đòi hỏi càng cao, người thầy giáo phải "Khuôn vàng thước ngọc" là "Tấm gương cho học sinh noi theo". Người thầy giáo là bác sĩ tâm hồn có lòng nhân ái cứu chữa cho những con người tha hoá biến chất thành những người có tâm hồn trong sáng hơn.

Người thầy trong xã hội Việt Nam từ bao đời nay là biểu tượng cao quý, tượng trưng cho trí tuệ, tài năng của xã hội. Bao đời nay dân ta vẫn nói " Không thầy đố mày làm nên". Dẫu rằng thầy không phải là tất cả, nhưng đội ngũ của thầy cô giáo quyết định trong sự nghiệp nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài.

Ôn lại truyền thống mỗi nhà giáo chúng ta càng tăng lòng thiết tha yêu nghề dạy học và tự hào về vị trí xã hội, sự vinh quang của nghề nghiệp như chủ tịch Hồ Chí Minh đã nói : "Người thầy giáo tốt, thầy giáo xứng đáng là thầy giáo, là người vẽ vang nhất, những thầy giáo tốt là anh hùng vô danh.

Kính thưa các quý vị đại biểu, các thầy cô giáo, các đồng chí CB-CNV!

Ngày nay tuyệt đại bộ phận các thầy giáo, cô giáo vẫn giữ được phẩm chất trong sạch, bền bỉ vượt qua mọi thử thách, luôn giữ mình là "tấm gương sáng", người dạy phải hết sức tránh lối dạy nhồi nhét, tránh lối học vẹt mà phải dạy cho người học cách suy nghĩ tìm tòi , cách mở rộng tư duy và khuyến khích năng lực sáng tạo của người học.

Các thế hệ nhà giáo của trường trong mấy chục năm qua đã không ngừng phát huy những truyền thống tốt đẹp của nhà giáo Việt Nam. Cùng với sự đi lên của địa phương vùng cao biên giới, sự nghiệp giáo dục đào tạo của nhà trường đang ngày càng phát triển vững chắc. Được sự quan tâm của cấp uỷ Đảng, chính quyền và sự hổ trợ to lớn của nhân dân, của hội CMHS đến nay kết quả giáo dục của nhà trường đã thu được những kết quả đáng phấn khởi. Đội ngũ giáo viên không ngừng vươn lên trong công tác giảng dạy, học tập. Nhiều thầy cô giáo vượt mọi khó khăn học tập nâng cao trình độ nghiệp vụ và chính trị. đến nay đã có gần 13 CB-GV đạt trình độ đại học, tỉ lệ trên chuẩn ngày càng cao, chi bộ Đảng trong sạch vững mạnh nhiều năm liền, công đoàn vững mạnh. Toàn thể cán bộ giáo viên trường đã phấn đấu vươn lên về mọi mặt. Tập thể trường là một khối đoàn kết nhất trí xây dựng đơn vị ngày càng lớn mạnh, phát triển về mọi mặt.

Kính thưa các quý vị đại biểu, các thầy cô giáo, các đồng chí CB-CNV!

Kế thừa và phát huy các thành quả đã đạt được trong các năm học trước năm học này công tác giáo dục của chúng ta cũng đã đạt được những kết quả quan trọng và toàn diện, chất lượng GD không ngừng được nâng cao và có chiều hướng phát triển đồng đều công tác GD đạo đức HS cũng đạt được những thành công mới trước những sự biến đổi phức tạp của các tệ nạn XH. Với sự quan tâm chỉ đạo của các cấp và sự cố gắng của các thầy cô giáo, CB-CNV, 6 nhiệm vụ trọng tâm của năm học đó được thực hiện tốt với mục tiêu tất cả vì chất lượng thật, hiệu quả cao, đẩy mạnh cuộc vận động Học tập và làm theo tấm gương đạo đức HCM, cuộc vận động Hai không của BGD&ĐT và các cuộc vận động Dân chủ, kỷ cương, tình thương, trách nhiệm; Xây dựng nhà trường văn hoá, nhà giáo mẫu mực, HS là con ngoan trò giỏi mà ngành đã phát động trong mấy năm qua; tích cực hưởng ứng cuộc vận động Mỗi nhà giáo là một tấm gương sáng về đạo đức, tự học và sáng tạo do Bộ Giáo Dục và Đào Tạo và công đoàn ngành. Để hoàn thành tốt nhiệm vụ đó, bên cạnh đòi hỏi một sự nỗ lực, cố gắng nhiều hơn nữa, tinh thần trách nhiệm cao hơn nữa của đội ngũ các thầy cô giáo, các CB-CNV trong nhà trường chúng ta cần chú trọng thực hiện tốt 5 nội dung lớn sau đây:

Một là Giữ vững chất lượng GD toàn diện trong nhà trường. Tiếp tục thực hiện đổi mới chương trình và SGK ,chú trọng đổi mới phương pháp dạy và học, đổi mới cách đánh giá,

Hai là, phải ổn định và nâng cao đội ngũ GV-CNV. Cần có nhiều hình thức phù hợp để bồi dưỡng và tự bồi dưỡng cho đội ngũ một cách toàn diện

Ba là, tiếp tục tăng cường CSVC, trang thiết bị cho các bộ môn, chỉ đạo việc quản lý điểm bằng máy tính, quản lý, khai thác và sử dụng có hiệu quả CSVC, thiết bị hiện có để đáp ứng được yêu cầu đổi mới phương pháp dạy học, tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin vào trong dạy học

Bốn là Tiếp tục đổi mới công tác quản lý, tăng cường kỷ cương, nề nếp. Đẩy mạnh cuộc vận động hai không của Bộ Giáo Dục và Đào Tạo với 4 nội dung và các phong trào thi đua do ngành phát động.

Năm là phát động và thực hiện tốt phong trào thi đua “Xây dựng trường học thân thiện , Học sinh tích cực”

Kính thưa các vị đại biểu, thưa các đồng chí và các bạn!

Mừng ngày nhà giáo Việt Nam 20-11 năm nay, cho phép tôi kính đề nghị các cấp lãnh đạo Đảng, chính quyền và các ban ngành, đoàn thể hãy tiếp tục quan tâm hơn nữa đến sự nghiệp trồng người, cùng với nhà trường quyết tâm xây dựng một môi trường lành mạnh. Tiếp tục đẩy mạnh hơn nữa kết quả hoạt động xã hội hoá giáo dục, tạo mọi điều kiện tốt nhất cho nhà giáo thực hiện tốt thiên chức của mình nhằm nâng cao chất lượng GD ĐT để nâng cao mặt bằng dân trí, đào tạo nguồn nhân lực, bồi dưỡng nhân tài cho quê hương đất nước.

Một lần nữa tôi kêu gọi toàn thể CB- GV- NV nhà trường phát huy cao độ truyền thống tốt đẹp của ngày nhà giáo Việt Nam, quyết tâm tu dưỡng rèn luyện, tận tụy với nghề nghiệp, phấn đấu hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ năm học …- ...

Cuối cùng kính chúc quý vị đại biểu, các nhà giáo có mặt hôm nay dồi dào sức khoẻ, hạnh phúc và chúc ngày nhà giáo việt nam thật ý nghĩa. Chúc buổi lễ kỹ niệm ngày nhà giáo Việt Nam của trường ta thành công tốt đẹp

Xin trân trọng cảm ơn!

Phát biểu ôn lại truyền thống 20-11

2. Bài phát biểu ngày truyền thống Nhà giáo Việt Nam 20-11

Kính thưa quý vị đại biểu!

Kính thưa các vị khách quý cùng tất cả các thầy, cô giáo, cán bộ công nhân viên!

Hòa trong không khí rộn ràng hân hoan cả nước kỷ niệm ngày Nhà giáo Việt Nam, những ngày qua, Trường..... đã có nhiều hoạt động văn nghệ, thể dục thể thao sôi nổi của toàn thế – giáo viên – cán bộ nhân viên nhà trường cùng nhau hướng đến chào mừng ngày 20/11 hôm nay.
Đây là dịp để chúng ta gặp gỡ, cùng nhau ôn lại những tháng ngày công tác, học tập mang đầy kỷ niệm và chan hòa tình cảm của chặng đường mà chúng ta đã đi qua. Trong buổi lễ kỷ niệm trang trọng và chan hòa tình cảm này, cho phép tôi thay mặt BGH trường, xin gởi đến quí vị đại biểu, các thầy cô giáo, CBCNV, học sinh cùng toàn thể quý vị lời chào trân trọng, thân ái và lời chúc sức khỏe, hạnh phúc, và thành đạt!

Kính thưa quý vị đại biểu!

Kính thưa quí thầy giáo cô giáo!

Tháng 8 năm 1975, hội nghị các nhà giáo họp tại VacSaVa (Ba Lan) đã thông qua bản hiến chương các nhà giáo và quyết định lấy ngày 20/11 hàng năm là ngày quốc tế hiến chương các nhà giáo.

Sau khi đất nước giải phóng hoàn toàn, được sự quan tâm của các cấp Uỷ Đảng, chính quyền, được sự cổ vũ của các tầng lớp nhân dân, các bậc cha mẹ học sinh và ngày 20/11 được tiến hành trên cả nước. Ngày 20/11 dần khắc sâu vào tình cảm, trí nhớ của mọi người.

Ngày 20/11 ở nước ta trước tiên là ngày giáo viên, cán bộ ngành giáo dục biểu hiện sự nhất trí hoàn toàn với đường lối cách mạng của Đảng, với các chủ trương lớn của Nhà nước, đây cũng là ngày cổ vũ động viên các nhà giáo thực hiện tốt đường lối và chủ trương giáo dục của Đảng và nhà nước.

Đây là ngày biểu dương khen thưởng những thành tích của các thầy cô giáo. Các em học sinh hưởng ứng ngày này bằng những hành động tỏ lòng quý mến, biết ơn thầy giáo, cô giáo, cố gắng học tập, tu dưỡng đạo đức, giúp đỡ bạn bè, vâng lời thầy cô...

Các bậc phụ huynh, các cấp chính quyền địa phương cũng nhân ngày này tổ chức thăm hỏi, động viên quý thầy cô giáo làm tốt công tác giáo dục thế hệ trẻ. Ngày 20/11 xuất phát từ một nhiệm vụ quốc tế đã dần dần trở thành ngày hội truyền thống Ngày nhà giáo Việt Nam.

Ngày 28/09/1982, Hội đồng Bộ trưởng - nay là Chính phủ đã ra quyết định số 167 lấy ngày 20/11 hàng năm làm ngày nhà giáo Việt Nam dựa trên cơ sở thực tế của những ngày 20/11 trong những năm học vừa qua.

Quyết định này có ý nghĩa đặc biệt quan trọng thể hiện sự quan tâm của Đảng và Nhà nước về vị trí vai trò của nhà giáo trong sự nghiệp đào tạo lớp người mới xây dựng xã hội chủ nghĩa và bảo vệ tổ quốc.

Để ghi nhận công lao, đề cao vị trí xã hội và động viên, khuyến khích các nhà giáo, ngày 30/5/1985, Chủ tịch hội đồng Nhà nước - nay là Chủ tịch nước đã kí lệnh công bố pháp lệnh quy định giải thưởng Hồ Chí Minh và giải thưởng Nhà nước cho các công trình thuộc các lĩnh vực khoa học kĩ thuật, văn hóa nghệ thuật...(trong đó có cả sách giáo khoa dành cho các trường học) và pháp lệnh danh hiệu vinh dự Nhà nước: Nhà giáo nhân dân, nhà giáo ưu tú để tặng các cô nuôi dạy trẻ, giáo viên mẫu giáo, giáo viên phổ thông, giáo viên bổ túc văn hoá, giáo viên dạy nghề, cán bộ giảng dạy cao đẳng, đại học và trung học chuyên nghiệp có thành tích xuất sắc.

Kính thưa quý vị đại biểu, kính thưa quý thầy cô!

Kính thưa quý vị! Mạch nguồn truyền thống quý báu của Nhà giáo Việt Nam đang được Đảng, Chính phủ và nhân dân khơi sâu để thấm đượm vào mỗi con dân Việt Nam, nhất là đội ngũ thầy cô giáo để làm cho sự nghiệp giáo dục thật sự là động lực thúc đẩy sự nghiệp công nghiệp hóa đất nước; thực hiện mục tiêu “dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng dân chủ văn minh”.
Để thực hiện nhiệm vụ nặng nề và bức thiết của sự nghiệp giáo dục, toàn Đảng, toàn dân, các thành phần kinh tế - xã hội, mỗi gia đình phải góp công, góp trí tuệ, chung sức taọ động lực thực hiện phong trào thi đua “xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” của ngành để nâng cao chất lượng, hiệu quả giáo dục - đào tạo.

Chúng tôi tin tưởng rằng, ước mong cháy bỏng của chúng tôi khi đứng trên bục giảng là ước mong của toàn xã hội. Đó là ngành giáo dục có đủ điều kiện về vật chất và tinh thần để thế hệ trẻ được giáo dục, bồi dưỡng tốt về các mặt kiến thức văn hóa, đạo đức xã hội, khoa học công nghệ, rèn luyện thể chất và nhất là được trang bị về ý chí, bản lĩnh và kỹ năng sống để phục vụ tốt nhiệm vụ bảo vệ và phát triển đất nước.

Kính chúc quý vị đai biểu, quý thầy cô giáo!

Qua buổi lễ này tôi mong muốn tất cả quý thầy, quý cô đem hết sức lực trí tuệ tình thương yêu của mình để đóng góp nhiều hơn nữa cho giáo dục xã nhà, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ năm học tới đạt hiệu quả cao.

Kính mong BGH trường cùng với Đảng uỷ, chính quyền, các ban ngành trong địa phương và các thầy giáo, cô giáo hãy cùng chung sức, chung lòng trong việc quy hoạch mạng lưới trường lớp thực hiện các kế hoạch dài hạn như xây dựng trường chuẩn quốc gia, xã hội hoá giáo dục, phổ cập giáo dục, chống lưu ban bỏ học của học sinh vận động học sinh đi học đúng độ tuổi hỗ trợ nhà trường chống các tệ nạn xã hội, hỗ trợ nhà trường tổ chức quản lí học sinh tại thôn làng... góp phần giáo dục lễ giáo cho học sinh nhằm mục tiêu xây dựng đất nước ngày càng giàu đẹp hơn.

Nhân dịp này, thay mặt BGH, BCH công đoàn trường, tôi xin chân thành cảm ơn sự quan tâm chỉ đạo sâu sát của các cấp ủy, các cơ quan chuyên môn đối với các mặt công tác của nhà trường, sự ủng hộ về vật chất và tinh thần của các ban ngành, đoàn thể, của Hội cha mẹ HS... tạo nên nền tảng cơ sở vững mạnh, hậu thuẫn cho mọi mặt công tác của nhà trường đạt kết quả.

Cũng nhân dịp này, thay mặt các giáo viên đang công tác tại trường, tôi xin gửi lời chúc sức khỏe tới các thầy cô giáo của trường đã chuyển nơi công tác. Các thầy, các cô chính là những tấm gương lao động quên mình với nghề giáo, những người đã viết nên những thành tích mà trường chúng ta đã có được như ngày hôm nay. Các thầy cô còn là những chuẩn mực, với cả kho kinh nghiệm trong nghề để cho lớp đàn em chúng tôi học hỏi, noi theo.

Tôi xin chúc tất cả chúng ta, trong ngày lễ trọng đại này một sức khỏe dồi dào, một lòng yêu nghề mãnh liệt và là một khối đoàn kết, thống nhất để cùng nhau hoàn thành sứ mạng vinh quang: trồng người cho cho thế hệ tương lai.

Cuối cùng xin kính chúc quý vị đại biểu, quý thầy cô mạnh khoẻ hạnh phúc và hoàn thành tốt nhiệm vụ năm học.

Xin chân thành cảm ơn!

3. Diễn văn ôn lại truyền thống ngày 20-11

Kính thưa các vị đại biểu khách quý!

Thưa toàn thể các thầy cô giáo, các bậc phụ huynh!

Các em học sinh thân mến!

Ở bất kỳ một giai đoạn lịch sử nào, giáo dục và đào tạo luôn đóng một vai trò hết sức quan trọng đối với sự phát triển của mỗi cá nhân, tập thể, cộng đồng, dân tộc và cả nhân loại. Theo đó, nghề dạy học và các thầy cô giáo được xã hội hết sức quan tâm, tôn vinh và coi trọng.

Cách đây 72 năm, vào năm 1946 một tổ chức quốc tế các nhà giáo tiến bộ được thành lập ở Pari - Pháp lấy tên là Liên hiệp quốc tế các Công đoàn Giáo dục. Năm 1953, tại hội nghị Liên hiệp quốc tế các Công đoàn Giáo dục tổ chức tại Viên (Thủ đô nước áo), đã chính thức kết nạp Công đoàn Giáo dục Việt Nam là thành viên.

Năm 1957, Hội nghị quốc tế các nhà giáo đã quyết định lấy ngày 20/11 hàng năm là ngày Quốc tế hiến chương các nhà giáo. Tại Việt Nam, ngày 28/9/1982, Hội đồng Bộ trưởng (nay là Chính phủ) đã ban hành Quyết định số 167/HĐBT chính thức lấy ngày 20/11 làm ngày Nhà giáo Việt Nam - Ngày hội truyền thống của ngành giáo dục. Kể từ đó, ngày 20/11 hàng năm thực sự trở thành ngày hội truyền thống của toàn dân, chan hòa, thắm đượm nghĩa tình thầy - trò và được tổ chức trọng thể ở khắp các địa phương trong cả nước. Ngày 20/11 là dịp để chúng ta cùng nhau ôn lại truyền thống tôn sư trọng đạo của dân tộc, là dịp để mọi người và toàn xã hội tôn vinh nghề dạy học, một nghề mà như cố thủ tướng Phạm Văn Đồng đã khẳng định “Nghề cao quý nhất trong các nghề cao quý , nghề sáng tạo nhất trong các nghề sáng tạo”.

Kính thưa các vị đại biểu khách quý!

Thưa toàn thể các thầy cô giáo, các bậc phụ huynh!

Các em học sinh thân mến!

Trong cuộc sống, khi nghĩ về đạo nhà giáo và công việc của chúng ta đang làm mỗi ngày, mỗi tháng, mỗi năm, chúng ta vui trước sự vinh danh của xã hội với thầy cô giáo có những đóng góp thầm lặng và hiệu quả vào sự nghiệp trồng người. Đó cũng là một lẽ giản đơn bởi thầy cô chính là người truyền lửa - ngọn lửa của khoa học, của niềm tin, của cái đúng, cái đẹp. Truyền cái đạo làm người cho các thế hệ trẻ, khơi dậy trong lòng thế hệ trẻ ngọn lửa tâm hồn, ngọn lửa yêu thương. Đúng như một nhà thơ đã từng viết :

“ Con cảm ơn thầy bài học hôm nay

Cho con hiểu cuộc đời là lẽ sống

Con người sống luôn phải biết hy vọng

Và vươn lên tìm hạnh phúc ngày mai

Con phải bước trên những quãng đường dài

Đầy chông gai lắm bụi đường vất vả.

Hãy cố lên không bao giờ vấp ngã

Nung nấu tâm hồn quyết thắng gian nan.

Những kiến thức luôn rộng mở thênh thang

Con cứ bước theo con đường đã chọn

Vững niềm tin Tổ quốc đang chờ đón.

Đem hành trang tri thức giúp nước nhà”.

Kính thưa các vị đại biểu khách quý!

Thưa toàn thể các thầy cô giáo, các bậc phụ huynh!

Các em học sinh thân mến!

Hơn lúc nào hết đội ngũ các thầy cô giáo luôn tự hào về nghề nghiệp, xác định rõ trách nhiệm, nhiệm vụ hết sức nặng nề mà Đảng, Nhà nước và nhân dân giao phó. Thế hệ các thầy cô giáo hôm nay đã và đang kế thừa xứng đáng truyền thống của các thế hệ thầy cô đi trước.

Tập thể cán bộ giáo viên của nhà trường hôm nay có thầy cô sinh ra và lớn lên trên quê hương ...., song cũng có rất nhiều các thầy cô đến từ các miền quê khác. Có thầy cô tóc đã điểm sương, có thầy cô tuổi đời và tuổi nghề còn chưa nhiều song đều chung nhau một nhận thức, một tình cảm, một ý chí : Đoàn kết, nhất trí, chung sức, chung lòng vì con em nhân dân .......... Quyết tâm vượt qua mọi khó khăn hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ, xây dựng quê hương ............ trở thành điểm sáng về giáo dục của huyện .............

Trong năm học qua trường THCS mặc dù còn gặp nhiều khó khăn về cơ sơ vật chất, song với tinh thần vượt khó vươn lên các thầy cô vẫn lao động miệt mài tích cực để duy trì chất lượng giáo dục toàn diện. Năm học ...............là năm nhà trường tiếp tục đạt được một số kết quả đáng khích lệ.

Hưởng ứng phong trào thi đua chào mừng ngày Nhà giáo Việt Nam năm nay, các thầy cô giáo và các em học sinh toàn trường đã tổ chức nhiều hoạt động thiết thực như phong trào thi đua hai tốt được thể hiện sinh động trong từng giờ Hội giảng - Hội học, phong trào văn hoá, văn nghệ thể thao, rung chuông vàng, trồng hoa, cắm hoa… được các thầy cô và các em hưởng ứng nhiệt tình hiệu quả. Toàn trường có 32 tiết hội giảng của các thầy cô trong đó có 30 tiết dạy bằng giáo án điện tử. Nhiều giờ dạy được đánh giá cao như giờ Tiếng Anh của cô ........., giờ Âm Nhạc của cô............., giờ Hóa học của cô ............, giờ Toán của thầy ............

Liên đội đã tổ chức Hội thi văn nghệ chào mừng ngày Nhà giáo Việt Nam với 38 tiết mục xuất sắc của 19 chi đội.

Về phong trào trồng và cắm hoa toàn liên đội có 19 chi đội tham gia, các sản phẩm tham gia đều đẹp về hình thức, phong phú về nội dung tất cả đều bày tỏ lòng biết ơn, sự tri ân tới các thầy cô giáo.

Về Hội thi TDTT các chi đội đã tổ chức tập luyện khá tốt, tham gia dự thi nhiệt tình, thi đấu trung thực. Tiêu biểu là các chi đội ...................

Tất cả các hoạt động trên làm cho không khí của nhà trường trong những ngày tháng 11 này sôi động hẳn lên hơn bất cứ thời điểm nào trong năm học.

Kính thưa các vị đại biểu khách quý!

Thưa toàn thể các thầy cô giáo, các bậc phụ huynh!

Các em học sinh thân mến!

Nhân kỷ niệm ... năm ngày Nhà giáo Việt Nam,.... năm ngày thành lập trường THCS ..... năm nay, nhà trường xin nói lời cảm ơn tới các cấp uỷ Đảng, chính quyền địa phương, các ban ngành đoàn thể của địa phương, cùng toàn thể các bậc phụ huynh học sinh đã dành cho nhà trường sự quan tâm toàn diện trong các hoạt động giáo dục. Nhà trường mong rằng trong thời gian tới tiếp tục nhận được sự quan tâm sâu sắc hơn, thiết thực và hiệu quả hơn nữa của các cấp lãnh đạo và con em quê hương trên mọi miền tổ quốc tới công tác giáo dục của xã nhà.

Xin trân trọng cảm ơn !

4. Bài phát biểu ôn lại truyền thống 20-11 mầm non

Kính thưa các vị đại biểu khách quý!

Kính thưa các đ/c cựu cán bộ, giáo viên, nhân viên!

Thưa toàn thể các đ/c CB-GV- NV trong nhà trường!

Trong không khí tưng bừng phấn khởi của cả nước hướng về ngày nhà giáo Việt nam 20/11, ngày mà cả xã hội với tấm lòng trân trọng, tôn vinh những công lao cao cả đối với các nhà giáo. Hôm nay chúng ta họp mặt tại đây, để cùng nhau ôn lại truyền thống của những người làm công tác giáo dục, trong các giai đoạn lịch sử của đất nước, cũng như ghi nhận công lao và những đóng góp của đội ngũ CB-GV-NV của trường MN ..... trong các giai đoạn cách mạng trước đây và trong công cuộc đổi mới hiện nay.

Kính thưa các vị đại biểu khách!

Kính thưa các đ/c cựu cán bộ, giáo viên!

Thưa toàn thể các đ/c !

Cùng hòa chung với không khí vui mừng và phấn khởi của toàn thể giáo giới trong cả nước, tưng bừng kỷ niệm 38 năm ngày nhà giáo VN 20/11/1982 - 20/11/2020. Lời đầu tiên cho phép tôi thay mặt toàn thể CB-GV-NV của trường MN ..... xin gửi đến các quý vị đại biểu khách, các đ/c là cựu cán bộ, GV,NV đã nghỉ hưu, cùng toàn thể các đ/c CB-GV-NV trong nhà trường lời chúc sức khỏe, thành đạt và gia đình hạnh phúc (Vỗ tay).

Kính thưa các vị đại biểu khách!

Thưa toàn thể các đồng chí!

Trải qua biết bao thăng trầm của các thời kỳ, giáo dục và đào tạo vẫn tiếp tục phát triển và vững bước đi lên. Mặc cho tiếng máy bay, tiếng bom dội vẫn không làm nản chí thầy và trò. Trong điều kiện thiếu thốn trăm bề, vẫn không ngăn nổi sự quyết tâm thi đua dạy tốt - học tốt. Để rồi, từ trong gian khó, biết bao điển hình tiên tiến, bao phong trào sáng tạo đã ra đời, cùng cả nước diệt giặc dốt, nâng cao dân trí, bồi dưỡng nhân tài, vun đắp trí tuệ, tạo dựng chất lượng giáo dục toàn diện. Để kế thừa và phát huy từ nền giáo dục đó, cách đây 35 năm theo nguyện vọng của các nhà giáo và của toàn dân, theo đề nghị của Bộ GD và Công đoàn GDVN, ngày 28/9/1982 Hội đồng Bộ trưởng (nay là chính phủ) đã ra QĐ số 167-HĐBT đã chính thức lấy ngày 20/11 là “Ngày Nhà giáo Việt Nam”. Ngay sau khi QĐ trên ra đời, “Ngày Nhà giáo Việt Nam” đầu tiên được tổ chức trọng thể vào ngày 20/11/1982 tại Hội trường Ba Đình Hà Nội. Từ đó đến nay “Ngày Nhà giáo Việt Nam” đã trở thành ngày kỷ niệm có tính xã hội rộng lớn ở nước ta. Đó là dịp để toàn xã hội, thể hiện những tình cảm tốt đẹp đối với ngành GD&ĐT và đối với những người làm công tác giáo dục, khẳng định những cống hiến và đóng góp của ngành giáo dục và đào tạo, đã đào tạo ra thế hệ trẻ là những chủ nhân tương lai của đất nước, đồng thời củng cố lòng yêu nghề của các nhà giáo. Sự tôn vinh những người thầy, không chỉ nói lên truyền thống tốt đẹp “Tôn sư trọng đạo” của người VN mà còn biểu thị niềm tin, lòng mong mỏi của toàn XH đối với các Thầy cô giáo, đòi hỏi mỗi chúng ta phải không ngừng phấn đấu, rèn luyện, trau dồi đạo đức, tình yêu nghề nghiệp, phong cách và trình độ chuyên môn, nghiệp vụ để hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao xứng đáng với niềm vinh dự của một nghề cao quý.

Kính thưa quý vị đại biểu, thưa toàn thể các đ/c!

Lịch sử ngàn năm văn hiến của dân tộc ta, đã được các thế hệ cha ông xây dựng bồi đắp nên những giá trị truyền thống văn hoá, đậm đà bản sắc dân tộc. Chính sức mạnh của truyền thống văn hoá ấy, đã làm nên sự trường tồn của dân tộc VN. Để lưu giữ vun đắp và truyền lại những giá trị truyền thống đó từ thế hệ này qua thế hệ khác, qua bao biến cố của lịch sử, cha ông ta đã phải trải qua bao nhiêu sự thử thách và hy sinh. Có thể nói rằng trong quá trình đấu tranh và phát triển nền văn hóa dân tộc, vai trò của các thế hệ nhà giáo VN đã đóng góp một cách xứng đáng. Và cũng có nghĩa rằng, trong những giá trị truyền thống văn hoá VN đã chứa đựng những truyền thống tốt đẹp của nhà giáo VN. Truyền thống đó được thể hiện qua những nét đặc trưng nổi bật như sau:

- Các thế hệ nhà giáo VN giàu lòng nhân ái, vị tha, lòng yêu thương con người. Một nét thể hiện tiêu biểu của bản tính con người VN. Hơn ai hết, các thế hệ nhà giáo VN đã bằng tâm huyết, lòng yêu thương con người mà trước hết là lòng yêu thương học trò như chính con em ruột thịt của mình. Lòng nhân ái đã giúp cho các nhà giáo có thêm nghị lực để vượt qua mọi khó khăn, tận tụy với nghề nghiệp để dìu dắt các thế hệ học sinh trở thành người công dân tốt, đem lại nhiều tài năng cho đất nước.

- Nét đẹp tiêu biểu của nhà giáo VN, đó là lòng yêu nước nồng nàn. Lịch sử đau thương và oanh liệt của dân tộc ta đã ghi lại những tấm gương tiêu biểu của những nhà giáo chân chính. Làm sao có thể diễn tả được tấm lòng cao thượng, tâm hồn cao thượng, cốt cách thanh cao, khí phách không bao giờ chuyển lay, không bị cám dỗ bởi tiền tài, danh vọng. Đó là các tấm gương sáng ngời: như nhà giáo tiền bối Chu Văn An. Nhà giáo Nguyễn Bỉnh Khiêm. Người hiểu sâu biết rộng trong mọi lĩnh vực đó là nhà tiên tri thời cuộc nổi tiếng Thầy giáo Lê Quý Đôn, chẳng những là một thầy giáo giỏi, mà còn là một nhà bác học nổi tiếng. Tiêu biểu hơn ai hết là nhà giáo Nguyễn Tất Thành - Tức Nguyễn Ái Quốc với hai bàn tay không, đã vượt qua bốn biển năm châu tới các nước trên thế giới, mà hành trang duy nhất của người chính là lòng yêu nước, thương dân đã trở thành cốt tủy, với trí tuệ của Người đã hoà nhập cùng thời đại, Người đã khéo léo, chèo lái con thuyền của Việt nam đi theo cách mạng tháng mười Nga, sáng lập ra Đảng CSVN, làm cách mạng tháng 8-1945 thành công, khai sinh nước VN dân chủ công hoà, lập nên kì tích điện Biên Phủ, tiếp tục đánh cho Mỹ cút, đánh cho Nguỵ nhào, với chiến dịch Hồ Chí Minh toàn thắng, giang sơn thu về một mối. Một con người, một nhà giáo lỗi lạc, một vị anh hùng giải phóng dân tộc, một danh nhân văn hóa kiệt xuất có một không hai trên thế giới.

Kính thưa quý vị đạt biểu khách, kính thưa các đ/c!

Bài học về những nét đẹp của truyền thống nhà giáo VN, đã luôn luôn giúp cho các thể hệ nhà giáo kế tiếp tự tu dưỡng, rèn luyện, phấn đấu hết mình cho sự nghiệp cao cả, mà từ ngàn xưa luôn được nhân dân ta tôn vinh, kính trọng. Với truyền thống “Tôn sư trọng đạo”, quý mến thầy giáo, đã đi sâu vào thơ ca, thành ngữ và đi vào những lời ru của các bà, các mẹ " Qua sông phải bắc cầu Kiều - Muốn con hay chữ phải yêu kính thầy". Người thầy giáo vinh dự đã lớn, nhưng trọng trách lại càng nặng nề hơn, tính chuẩn mực, mô phạm đòi hỏi càng cao, cô giáo phải là "Khuân vàng thước ngọc" là "Tấm gương sáng cho các cháu noi theo".

Người thầy trong xã hội VN từ bao đời nay là biểu tượng cao quý, tượng trưng cho trí tuệ, tài năng của xã hội. Bao đời nay nhân dân ta vẫn nói "Không thầy đố mày làm nên". Ôn lạii truyền thống đó, mỗi nhà giáo chúng ta càng phải tăng thêm lòng thiết tha, yêu nghề và niềm tự hào về vị trí xã hội, sự vinh quang của nghề nghiệp.

Kính thưa các vị đại biểu khách, kính thưa các đ/c!

Ngày nay chóng ta đang sống, làm việc trong những điều kiện thuận lợi hơn trước, song cũng rất nhiều nhiệm vụ và thách thức đang đặt ra cho các nhà giáo: Vấn đề đổi mới quản lý và nâng cao chất lượng dạy và học; Việc cải tiến phương pháp làm việc. Điều đáng quý là đa số các nhà giáo vẫn giữ được phẩm chất trong sạch, bền bỉ vượt qua mọi thử thách và luôn giữ mình "Mỗi nhà giáo là tấm gương đạo đức, tự học và sáng tạo cho học sinh noi theo”.

Các thế hệ nhà giáo của trường trong những năm qua đã không ngừng phát huy những truyền thống tốt đẹp của nhà giáo VN. Cùng với sự đi lên của địa phương, sự nghiệp giáo dục và đào tạo của nhà trường đang ngày càng phát triển vững chắc. Được sự quan tâm của các cấp ủy Đảng, chính quyền và sự hỗ trợ to lớn của hội CMHS, đến nay kết quả giáo dục của nhà trường đã thu được những kết quả đáng phấn khởi. Đội ngũ giáo viên không ngừng vươn lên trong công tác, giảng dạy và không ngừng học tập. Đã có nhiều tấm gương vượt mọi khó khăn trong công tác và tích cực tham gia học tập để nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ và chính trị, nhà trường đã có 82% CB-GV-NV đạt trình độ trên chuẩn, Tập thể CB-GV-NV của trường là một khối đoàn kết, nhầt trí xây dựng đơn vị ngày càng lớn mạnh, phát triển về mọi mặt. Thực hiện tốt khẩu hiệu : “Cô giáo là người mẹ hiền thứ hai của các cháu”.

* Về chất lượng nuôi: Mặc dù CSVC, trang thiết bị phục vụ cho công tác nuôi dưỡng của nhà trường còn rất khó khăn và thiếu thốn. Song với sự chỉ đạo sát sao của Ban giám hiệu nhà trường và tinh thần phấn đấu của đội ngũ nhân viên đã cố gắng khắc phục và thực hiện tốt công tác chăm sóc bán trú cho các cháu tại trường. Tỷ lệ trẻ được ăn bán trú ở trường đạt tỷ lệ 100%, tỷ lệ trẻ SDD giảm nhiều so với những năm học trước, chất lượng các bữa ăn của trẻ được tăng lên rõ rệt và đảm bảo yêu cầu. Đặc biệt là khâu quản lý và hợp đồng mua bán thực phẩm được thực hiện theo đúng quy trình, chặt chẽ, do vậy trong những năm qua nhà trường đã không xảy ra trường hợp trẻ bị ngộ độc thực phẩm.

* Về chất lượng giáo dục: Do nhu cầu đòi hỏi về chất lượng giảng dạy càng ngày càng cao, vì vậy đội ngũ GV của trường đã không ngừng phấn đấu, học tập để nâng cao trình độ chuyên môn và tay nghề. Cụ thể toàn trường có 38 đ/c.

Trong đó có: 31 đ/c có trình độ ĐH - CĐ đạt tỷ lệ 82%; 7 đ/c đạt trình độ chuẩn trung cấp đạt tỷ lệ 18%

- Hầu hết các đ/c GV,NV trong trường đều yêu nghề, nhiệt tình và ham học hỏi, do vậy năm học ......toàn trường đã đạt được những thành tích sau:

+ Trường: Được UBND huyện công nhận “tập thể lao động tiên tiến cấp cơ sở”

+ 3 đ/c đạt danh hiệu CSTĐ cấp cơ sở.

+ 45 đ/c đạt danh hiệu LĐTT cấp cơ sở.

+ 1 đ/c đạt danh hiệu nhân viên nuôi dưỡng giỏi cấp cơ sở.

+ 1 đ/c đạt giải ba đợt thi GVG cấp cơ sở.

+ 3 đ/c đạt danh hiệu GVG cấp cơ sở.

+ 7 đ/c có đề tài SKKN được xếp loại A cấp trường và 6 đ/c được công nhận xếp loại B cấp cơ sở.

+ 1 đ/c đạt giải nhì, 2 đ/c đạt giải KK trong hội thi XD bài giảng E-lerning cấp Huyện.

Ngoài ra nhà trường còn rất nhiều tấm gương tiêu biểu khác trong các hoạt động văn hóa, văn nghệ và thể thao do nhà trường và PGD phát động.

Để kế thừa và phát huy những thành quả đã đạt được của các năm học trước, năm học .......này nhà trường đã vạch ra những mục tiêu cụ thể, nhằm từng bước khắc phục những khó khăn, để đạt được những kết quả khả quan và toàn diện, tích cực duy trì ổn định số lượng, không ngừng nâng cao chất lượng CS&GD trẻ. Công tác GD đạo đức cho các cháu cũng được chú trọng và đưa lên là nhiệm vụ hàng đầu. Với sự quan tâm chỉ đạo của các cấp và sự cố gắng của các toàn thể CB-GV-NV, Nhà trường đã quyết tâm thực hiện nhiệm vụ của năm học ......, với chủ đề “Đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục và đào tạo” với mục tiêu tất cả vì chất lượng thật, hiệu quả cao, đẩy mạnh cuộc vận động “Dân chủ, kỷ cương, tình thương, trách nhiệm”; “Xây dựng nhà trường văn hoá, nhà giáo mẫu mực, học sinh là con ngoan trò giỏi” mà ngành đã phát động trong những năm qua; Tích cực hưởng ứng cuộc vận động “Mỗi thầy giáo, cô giáo là một tấm gương về đạo đức, tự học và sáng tạo” do BGD và công đoàn ngành phát động, khai thác và sử dụng có hiệu quả CSVC, trang thiết bị hiện có để đáp ứng được những yêu cầu đổi mới về phương pháp dạy và học; Tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin vào công tác giảng dạy; Phát động và thưc hiện tốt phong trào thi đua “Xây dựng trường học thân thiện, Học sinh tích cực”. Quyết tâm phấn đấu đạt danh hiệu “Trường chuẩn quốc gia trong năm ......”. Để hoàn thành tốt các nhiệm vụ trên, cần đòi hỏi một sự nỗ lực và cố gắng nhiều hơn nữa với tinh thần, trách nhiệm cao hơn nữa của toàn thể đội CB-GV-NV trong nhà trường.

Kính thưa các vị đại biểu khách, kính thưa các đ/c!

Kỷ niệm 38 năm và mừng ngày nhà giáo VN 20-11 năm nay, trong diễn đàn này, cho phép tôi thay mặt cho tập thể CB,GV,NV trong trường, kính đề nghị lãnh đạo các cấp, các ngành, đặc biệt là các đ/c lãnh đạo Đảng ủy, UBND xã, chính quyền và các ban ngành, đoàn thể tại địa phương, các bậc phụ huynh đã quan tâm rồi, thì hãy tiếp tục quan tâm hơn nữa đến sự nghiệp trồng người, để tạo điều kiện cho nhà trường quyết tâm thực hiện và xây dựng một môi trường giáo dục lành mạnh. Tiếp tục đẩy mạnh hơn nữa những kết quả của công tác xã hội hoá giáo dục, tạo điều kiện tốt nhất cho nhà trường tiếp tục thực hiện tốt chức năng và nhiệm vụ giáo dục và đào tạo của mình, nhằm nâng cao chất lượng chăm sóc nuôi dưỡng và GD toàn diện, để nâng cao mặt bằng dân trí, đào tạo nguồn nhân lực, bồi dưỡng nhân tài cho quê hương .......

Một lần nữa tôi kêu gọi toàn thể các đ/c CB- GV- NV của nhà trường hãy tiếp tục phát huy cao độ những giá trị truyền thống tốt đẹp của ngày nhà giáo Việt Nam và giáo dục Thủ đô, quyết tâm tu dưỡng, rèn luyện và tận tụy với nghề nghiệp mà mình đã chọn, phấn đấu hoàn thành và hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao trong năm học..... này.

Cuối cùng thay mặt cho tập thể CB-GV-NV của trường MN ....., xin kính chúc quý vị đại biểu khách, các đ/c là cựu cán bộ, giáo viên đã nghỉ hưu, cùng toàn thể các đ/c CB-GV-NV của nhà trường có mặt trong buổi lễ kỷ niệm ngày hôm nay dồi dào sức khỏe, gia đình hạnh phúc và thành đạt, đồng thời có một ngày nhà giáo việt nam thật ý nghĩa và thú vị. Chúc buổi họp mặt kỷ niệm 38 ngày Nhà giáo Việt Nam thành công tốt đẹp.

Xin trân trọng cảm ơn!

5. Bài phát biểu ôn lại truyền thống ngày 20-11 mẫu 5

Kính thưa Quý đại biểu, Quý thầy cô – những người đã và đang cống hiến cho sự nghiệp trồng người !

Hòa trong không khí hân hoan cả nước đang hướng tới kỉ niệm …. năm ngày Nhà giáo Việt Nam. Hôm nay, tôi rất vinh dự được thay mặt quý thầy cô của trường … phát biểu những cảm xúc của mình trong ngày lễ Tôn sư trọng đạo của dân tộc.

Kính thưa Quý đại biểu và Quý thầy cô !

Năm nào cũng vậy, cứ đến tháng 11 thầy và trò trường … lại náo nức, hăng hái thi đua lập thành tích chào mừng ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11. Biết bao những bông hoa điểm 10, những câu văn đẹp, những vần thơ hay của các em học sinh bé nhỏ đã gửi đến các thầy cô yêu quý của mình. Điều đó như một ngọn lửa sưởi ấm bầu nhiệt huyết, tiếp thêm sức mạnh để chúng tôi yêu trường, yêu lớp nhiều hơn.

Ngày 20/11 không chỉ là ngày để học trò có thể bày tỏ được tình cảm với thầy cô mà còn là dịp thầy trò được gần gũi nhau hơn. Những tình cảm chân thành của học trò luôn chính là món quà có ý nghĩa nhất đối với người thầy cô. Có những em học sinh dù không còn học nữa nhưng vẫn luôn nhớ về thầy cô giáo cũ. Nhiều học sinh đi học nơi khác vẫn tìm tới các thầy cô giáo để chúc mừng, thăm hỏi nhân ngày nhà giáo Việt Nam 20/11. Những tình cảm đặc biệt này sẽ càng làm cho những người thầy cô như chúng ta thấy ấm lòng hơn, quên đi mệt mỏi của công việc, lo toan trong cuộc sống hàng ngày.

Tôi bước vào nghề dạy học thật đơn thuần như một lẽ tự nhiên. Thế nhưng ngày đầu đứng trên bục giảng, tôi đã thật sự biết rằng, dạy học chính là lẽ sống, là tâm huyết của đời tôi. Tôi yêu biết bao những ánh mắt trong sáng, ngây thơ, những câu nói hồn nhiên, non trẻ khi các em làm quen với từng nét chữ, từng con số. Tôi quý những bỡ ngỡ, những tò mò khi các em khám phá thế giới xung quanh. Qua hình ảnh của các em, tôi như được sống lại thời thơ ấu. Nhưng quan trọng hơn là tôi nhận ra được những giá trị của cuộc sống. Thật hạnh phúc khi được làm một người đưa đò cần mẫn chở khách sang sông.

“Con đò mộc – mái đầu sương
Mãi theo ta khắp muôn phương vạn ngày
Khúc sông ấy vẫn còn đây
Thầy đưa tiếp những đò đầy qua sông.”

Mỗi ngày trôi qua lại có thêm một niềm vui mới. Những con đò ấy cứ âm thầm lặng lẽ suốt ngày đêm bỏ lại sau lưng bao nỗi nhọc nhằn, bước qua mọi khó khăn phía trước với ý chí kiên cường lái con đò tri thức cập bến được bình an.

Hôm nay, trong tôi có biết bao cảm xúc dâng trào, biết bao mơ ước về một ngày mai tươi sáng. Tôi nhớ một câu danh ngôn đã nói rằng: “Nếu người kĩ sư vui mừng nhìn thấy cây cầu mà mình vừa mới xây xong, người nông dân mỉm cười nhìn đồng lúa mình vừa mới trồng thì người giáo viên vui sướng khi nhìn thấy học sinh đang trưởng thành, lớn lên”. Đúng vậy, tôi muốn mình là một kĩ sư tâm hồn để nhìn thấy hành trình hoàn thiện nhân cách trong từng lớp măng non, tôi muốn là một nấc thang trong bước đường đi tới vinh quang của các em. Chính vì những lẽ đó mà tôi đã phấn đấu không ngơi nghỉ.

Trong ngày kỷ niệm hôm nay, bên cạnh những thầy cô đang hiện diện, chúng ta cũng không quên những đồng nghiệp đã khuất bóng, những đồng nghiệp đã về hưu, thế nhưng lòng vẫn còn quyến luyến những ngày đang dạy học. Trong bầu không khí trang nghiêm, cảm động của buổi lễ này, với sự hiện diện của những nhà giáo đã nghỉ hưu và đang công tác, với những bó hoa tươi thắm, những lời chúc tụng chân thành, những bài phát biểu tự đáy lòng, những câu hát thấm thía tình nghĩa thầy trò,… chúng ta mong sao thế hệ thầy cô giáo ngày nay và ngày mai, lúc nào cũng làm sáng danh thiên chức Nhà giáo Việt Nam.

Lời cuối cùng trong ngày 20-11, tôi xin được đại diện toàn thể giáo viên của trường … kính chúc quý đại biểu, quý thầy cô giáo, các bạn bè đồng nghiệp thật nhiều sức khỏe, ngập tràn niềm hạnh phúc và đặc biệt là gặt hái được nhiều thành quả tốt đẹp trong công tác và trong cuộc sống.

---------------------------------------

Trên đây VnAsk.com vừa gửi tới bạn đọc Bài phát biểu ôn lại truyền thống ngày Nhà giáo Việt Nam 20-11. Hi vọng qua bài viết này bạn đọc có thêm tài liệu để xây dựng được bài phát biểu cho mình nhé.