Bác Hồ đọc bản Tuyên ngôn độc lập ngày nào? Ý nghĩa của bản Tuyên ngôn độc lập

Cập nhật: 28/03/2024

Bác Hồ đọc bản Tuyên ngôn độc lập ngày nào? Ý nghĩa của bản Tuyên ngôn độc lập là gì? Đây là những câu hỏi mà rất nhiều người đặt ra. Trong bài viết này, hãy cùng chúng tôi tìm hiểu để có được lời giải đáp cho những thắc mắc này bạn nhé.

Bản Tuyên ngôn độc lập là gì?

1.

Tuyên ngôn độc lập là văn bản tuyên bố sự độc lập của một quốc gia, thường là ra đời để khẳng định chủ quyền của quốc gia vừa giành lại từ tay ngoại bang. Có văn bản không mang tên như vậy, nhưng có ý nghĩa tương tự, cũng được coi là Tuyên ngôn độc lập.

Sử học Việt Nam hiện nay coi Việt Nam có tất cả 3 bản Tuyên ngôn độc lập bao gồm:

  • Bài thơ Nam Quốc Sơn Hà: Đây là tác phẩm được sử dụng trong kháng chiến chống Tống lần thứ nhất (Lê Hoàn) và lần thứ 2 (Lý Thường Kiệt) nhằm mục đích khẳng định chủ quyền dân tộc, khích lệ ba quân tướng sĩ và uy hiếp tinh thần giặc Tống.
  • Bình Ngô Đại Cáo: Do Nguyễn Trãi viết thay lời Bình Định vương Lê Lợi năm Đinh Mùi (1427), tuyên bố bình định giặc Minh, giành lại độc lập cho dân tộc.
  • Bản Tuyên ngôn độc lập do Hồ Chí Minh viết nhằm tuyên bố Việt Nam độc lập, thoát khỏi ách đô hộ của thực dân Pháp, phát xít Nhật, thành lập nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa.

Bác Hồ đọc bản Tuyên ngôn độc lập ngày nào?

2.

Bác Hồ đọc bản Tuyên ngôn độc lập ngày nào? Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc bản Tuyên ngôn độc lập vào thời gian nào? Đây là câu hỏi mà rất nhiều người đặt ra.

Tại Quảng trường Ba Đình, vào ngày 2 tháng 9 năm 1945, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã đọc bản Tuyên ngôn độc lập lịch sử do chính Người chuẩn bị để trịnh trọng tuyên bố trước toàn thể thế giới cùng toàn bộ nhân dân cả nước về sự ra đời của một nhà nước mới: Nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa (nay là nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam).

Tuyên ngôn độc lập

Ý nghĩa của bản Tuyên ngôn độc lập

3.

Bản Tuyên ngôn độc lập của Chủ tịch Hồ Chí Minh là bản Tuyên ngôn độc lập trong thời kỳ hiện đại. Trước đó, chúng ta đã có Bản tuyên ngôn “Nam Quốc Sơn Hà” thời Lý Thường Kiệt hay “Bình Ngô Đại Cáo” của Nguyễn Trãi.

Nội dung của bản Tuyên ngôn độc lập của Chủ tịch Hồ Chí Minh gồm 3 phần cơ sở pháp lý của bản tuyên ngôn; cơ sở thực tiễn của bản tuyên ngôn và lời tuyên bố độc lập.

Văn bản này là cột mốc trọng đại trong lịch sử dựng nước và giữ nước của dân tộc ta. Bản Tuyên ngôn độc lập năm 1945 của Chủ tịch Hồ Chí Minh là lời thông báo chấm dứt ách thống trị của thế lực xâm lược từ phương Tây (thực dân Pháp) trong 87 năm (1858 - 1945); sự chiếm đóng của phát xít Nhật (từ Đông Bắc Á) trong 5 năm (1940 - 1945). Đồng thời, bản Tuyên ngôn độc lập này cũng đánh dấu sự kết thúc của chế độ phong kiến quân chủ ở Việt Nam.

Bản Tuyên ngôn độc lập ấy cũng chính là văn bản pháp lý đặt cơ sở cho việc khẳng định sự ra đời của Nhà nước pháp quyền ở Việt Nam, với mục tiêu độc lập - tự do - hạnh phúc, là động lực khơi nguồn sáng tạo và soi sáng con đường Cách mạng Việt Nam trong sự nghiệp xây dựng Nhà nước của dân, do dân và vì dân.

Bản Tuyên ngôn độc lập ngày 2 tháng 9 năm 1945 còn chính là văn bản báo hiệu cho một thời đại mới, thời đại giải phóng các dân tộc khỏi sự áp bức, bóc lột của chủ nghĩa thực dân trên phạm vi toàn thế giới, giành lại quyền được sống trong độc lập, tự do. Đồng thời, nó cũng mở ra một giai đoạn mới trong lịch sử phát triển của dân tộc Việt Nam - giai đoạn xây dựng chế độ dân chủ nhân dân, tiến lên chủ nghĩa xã hội.

Bản Tuyên ngôn độc lập ấy còn là một văn kiện lịch sử, một văn bản pháp lý đặc biệt quan trọng của nước ta. Văn bản ấy là sự khẳng định ý chí sắt đá, không có gì lay chuyển được, đồng thời cũng là triết lý nhân sinh vĩnh hằng của dân tộc Việt Nam được Chủ tịch Hồ Chí Minh phát hiện, khẳng định: “Không có gì quý hơn độc lập tự do”.

Bằng hệ thống lập luận chặt chẽ, lý lẽ vô cùng sắc bén, giọng văn hùng hồn và một cơ sở pháp lý vững chắc, bản Tuyên ngôn độc lập của Chủ tịch Hồ Chí Minh đã khẳng định mạnh mẽ chủ quyền quốc gia của dân tộc Việt Nam trước toàn thế giới, mở ra thời kỳ mới của dân tộc ta trên con đường phát triển.

Quảng trường Ba Đình

Hi vọng rằng qua bài viết này, bạn đã biết được Bác Hồ đọc bản Tuyên ngôn độc lập ngày nào cũng như nắm được nghĩa của bản Tuyên ngôn độc lập ấy. Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết.

Đừng quên thường xuyên truy cập website để cập nhật thêm nhiều thông tin hữu ích bạn nhé.

Tham khảo thêm: