Truyện ngắn 20-11 về thầy cô hay, ý nghĩa đăng báo tường

Cập nhật: 28/03/2024

Sắp tới ngày nhà giáo Việt Nam 20 tháng 11, báo tường là một trong những thứ không thể thiếu trong ngày đặc biệt ở trường. Bạn đang muốn tìm cho mình những nội dung thật hay để tờ báo báo tường của mình trở nên sống động hơn? Bài viết dưới đây của sẽ chia sẻ đến bạn các truyện ngắn về thầy cô ngày 20-11 thật hay và ý nghĩa cho bạn đăng báo tường. Hãy tham khảo nhé!

Truyện ngắn hay về ngày 20-11

Truyện ngắn hay, ý nghĩa về thầy cô

1.

1. Người thầy và những tờ tiền cũ

900.000 đồng, nó cứ mân mê những đồng 10.000 đồng đã cũ mà thèm một góc không có ai để khóc. Cuối cùng nó cũng đậu đại học. Người đầu tiên nó muốn thông báo tin quan trọng đó không phải là ba mẹ hay bất kỳ ai mà chính là người thầy mà nó rất kính yêu.

Nó sinh ra trong một gia đình nghèo, đông anh em, quê nó cũng nghèo nên từ lâu chẳng có mấy ai dám có ý định cho con vào đại học. Bố mẹ nó cũng vậy, một phần vì quá nghèo và một phần vì nghĩ đến điều kiện của của con mình “làm sao mà có thể giỏi bằng con nhà người ta”... Lúc đó thầy là người duy nhất ủng hộ nó, tiếp thêm niềm tin cho nó rằng “mình có thể”.

Thế nhưng, vui mừng chẳng được bao lâu thì hàng ngàn lo lắng tràn về vây quanh nó... Năm năm trời, có hàng trăm thứ tiền như bầy ong vo ve trong đầu của nó.

Rồi thầy đến mang cho nó một lô sách, vở mà nó đoán là những bài học “nhân - lễ - nghĩa của thầy, dúi vào tay nó một gói nhỏ mà thầy nói là “bí kíp” rồi dặn nó chỉ lúc nào khó khăn nhất mới được mở ra. Nó đã không “cảnh giác” thừa. Lúc nó nhận gói “bí kíp” từ tay thầy đã ngờ ngợ là một xấp những tờ tiền 10.000 đồng được bọc kỹ trong hai lớp nilon cũ, trong đó có những tờ tiền được vuốt phẳng phiu phần nhiều đã nhàu nát mà nó tin rằng thầy đã để dành từ rất lâu rồi! 900.000 đồng, nó cứ mân mê những đồng 10.000 đồng đã cũ mà thèm một góc không có ai để khóc.

Đã hai năm kể từ cái ngày thầy lặn lội lên TP.HCM để thăm nó, dúi vào tay nó những đồng 10.000 đồng nhọc nhằn rồi lại vội vã trở về. Sau đó thầy chuyển công tác. Hai năm, thỉnh thoáng nó vẫn nhận được những đồng 10.000 đồng của thầy (thế nhưng lại vào những lúc tưởng chừng như nó bế tắc nhất!)... Hai năm, nó vẫn chưa một lần về thăm thầy.

Trưa, mới đi học về, mẹ nó điện lên báo: “Thầy H. mất rồi!”. Nó chỉ lắp bắp hỏi được ba chữ: “Sao thầy mất?”, rồi sụp xuống khi mẹ nó cũng nghèn nghẹn ở đầu dây bên kia: “Thầy bệnh lâu rồi mà không ai biết. Ngày đưa thầy vào viện, bác sĩ khám mới biết thầy đã hư hết lục phủ ngũ tạng rồi, chưa ai kịp đi thăm thì thầy đã...”.

Nó bỏ hết mọi sự rồi leo lên xe đò. Trong cái nóng ban trưa hầm hập với cơn say xe mệt mỏi, nó thấy thầy hiền hậu đến bên nó và dúi vào đôi tay nóng hổi của nó những tờ tiền 10.000 đồng lấp lánh... Đến bây giờ nó mới để ý thấy thầy đã xanh xao lắm, bàn tay tài hoa khéo léo ngày xưa đã trở lên gân guốc nhiều... Nó chợt tỉnh, nước mắt lại tuôn dài trên má, trái tim cũng gào khóc lên nức nở: “Thầy ơi... sao người không đợi con về...!?”

Vì nó cứ đinh ninh: Nếu đổi những tờ 10.000 đồng kia là thuốc thì thầy sẽ sống cho đến khi nó kịp trở về.

>>> Có thể bạn quan tâm: Những câu đố 20/11 vui, hay, ý nghĩa về thầy cô và mái trường (có đáp án)

2. Người thầy năm xưa

Tôi được sinh ra tại làng quê nhỏ. Ngôi trường tiểu học của tôi cũng là trường làng bé lắm. Ngôi trường ấy ngày ngày đón chào các em học sinh nghèo tay lấm chân trần. Vâng, ngôi trường của tôi nghèo lắm. Nhưng ở nơi đó tôi đã tìm thấy được rẩt nhiều niềm vui và kỷ niệm khó quên về người thầy thân thương với tấm lòng biết ơn sâu sắc.

Đã hơn 10 năm nhưng hình ảnh và lời nói của thầy vẫn luôn hằn sâu trong ký ức của tôi. Đó là năm tôi học lớp 5 được chuyển sang lớp học mới. Ngày đầu đi học, tôi đứng rụt rè ở cửa lớp vì sợ thầy ngại bạn không quen. Thầy nhìn thấy tôi và hỏi han ân cần. Nhìn thấy ánh mắt trìu mến và cầm bàn tay ấm áp của thầy, tôi đã bước vào lớp trong sự yên tâm đến lạ thường. Từ lần đầu được gặp và được thầy dạy dỗ, tôi càng hiều và yêu quý thầy nhiều hơn. Với thầy, tôi có thể diễn tả bằng hai từ “yêu thương” và “tận tuy”. Thầy yêu thương học sinh như con đẻ và tận tụy dạy dỗ học sinh trong từng bài giảng, từng giờ đến lớp. Cả những ngày nóng bức hay những ngày mưa, thầy đều đến lớp để mang đến chúng tôi nhiều điều mới lạ.

Tôi còn nhớ khi đến mùa nước nổi, khắp đường xá, trường học đều ngập đầy nước. Thế mà thầy trò chúng tôi vẫn đến trường lớp đều đặn, học bì bõm trong nước vui đến lạ. Những bài giảng của thầy dường như “đánh thắng” cả mùa nước lũ. Mỗi khi có học sinh không đến lớp, thầy lại lặn lội đến nhà để tìm hiểu hoàn cảnh gia đình và tạo điều kiện tốt nhất để chúng tôi yên tâm ngày hai buổi đến trường. Thầy giáo của tôi là như thế, thầy luôn tận tụy với nghề, yêu thương tất cả học sinh. Tôi đã từng được đến chơi nhà thầy - một ngôi nhà mái lá đơn sơ nhưng gọn gàng, sạch sẽ. Căn nhà tuy bé nhỏ nhưng chứa đựng tấm lòng yêu thương bao la của thầy tôi. Hơn cả 1 người thầy dạy chữ, thầy còn dạy chúng tôi rất nhiều điều hay, quý giá trong cuộc sống. Thầy luôn nhắc nhở chúng tôi phải cố gắng học tập, không khuất phục cái nghèo. Thầy vẫn luôn tin rằng các học trò của thầy sẽ xây dựng một tương lai tươi sáng. Niềm tin của thầy truyền sang niềm tin của chúng tôi - những đứa học trờ nghèo nhưng chan chứa biết bao ước mơ hoài bão. Những lời dạy dỗ của thầy cũng đã theo tôi trong suốt những tháng năm dài.

Riêng với tôi, tôi vẫn nhớ mãi những lần được thầy đưa đến trường. Con đường đá đến trường đã thấm biết bao giọt mồ hôi của thầy tôi. Tôi không thể quên được hình ảnh của thầy với chiếc xe đạp cũ kỹ cứ kêu “kót két” theo từng vòng quay. Thế mà chỉ cần ngồi sau lưng thầy, con đường dài cũng như ngắn lại, cái nóng của buổi trưa nắng gắt dường như cũng mát dịu hẳn đi. Nhìn lưng thầy ướt đẫm mồ hôi mà miệng vẫn nở nụ cười tươi. Ôi! Sao mà nhớ thầy đến thế! Trên con đường dài với bao gập ghềnh thầy và tôi cùng nhau chuyện trò nhiều điều thú vị. Bất chợt tôi cảm thấy thầy thật thân thiết và gần gũi như một người bạn lớn tuổi.

Tôi còn nhớ có lần thầy hỏi: “Nếu chỉ được đi qua một lần trên con đường đầy hoa dại, con sẽ chọn một bông hoa nào con cho là đẹp nhất?!”. Lúc bé thì còn ngây thơ nên tôi nào hiểu được những gì thầy nói, chỉ khẽ cười rồi im lặng. Rồi thầy bảo rằng: “Trên đoạn đường con đi sau này sẽ có nhiều bông hoa như thế. Con đừng đợi phải đi hết quãng đường, hãy nắm lấy cơ hội để có thể tiến xa hơn”. Và khi đó tôi mới hiểu những điều thầy muốn nói, lời nói của thầy đã cổ vũ tô có đủ can đảm để bước xa làng quê bé nhỏ để lên thành phố học. Đúng là thầy tôi, những lời khuyên nhủ thật nhẹ nhàng nhưng sâu sắc và làm người ta yên lòng hơn. Đến hôm nay, tôi bỗng nhớ lại những câu chuyện của người thầy năm xưa và thầm cảm ơn thầy về những gì tốt đẹp mà thầy dành cho tôi. Đó đều là những lời dạy quý giá giúp tôi làm động lực trong những năm tháng dài. Gần 10 năm nay, tôi ít có dịp về thăm thầy. Ngôi trường làng ngày nào đã phai tàn ít nhiều. Mỗi lần về thăm lại thấy mái tóc thầy tôi bạc trắng nhiều hơn, nhưng dù cho thời gian có trôi qua bao nhiêu thì tấm lòng thầy vẫn như thế, vẫn tận tụy và đầy yêu thương.

Đối với tôi “người thầy năm xưa” ấy là hình mẫu của một nhà giáo Việt Nam ưu tú. Ở thầy, tôi thấy hàng nghìn sự hy sinh cao cả xuất phát từ lòng yêu nghề, yêu trẻ. Cho đến hôm nay, trong lòng tôi vẫn luôn kính trọng và biết ơn đến “người thầy, người cha năm xưa”.

>>> Khám phá: Cách vẽ báo tường ngày 20 tháng 11 đẹp, đơn giản gửi tặng thầy cô

Làm báo tường đẹp với những truyện ngắn hay về thầy, cô giáo

3. Em cảm ơn các thầy cô - người dạy dỗ con

Vậy là hai năm học cấp ba, thời đẹp nhất của một đời người đang dần trôi đi trong lặng lẽ, bốn mùa vẫn trôi, đời người vẫn đang chạy đua với thời gian. Thời gian đang trôi chậm lại ư? Nào đâu phải vậy, thời gian vẫn thế, vẫn trôi trong vô hình và rồi để mặc lại đây trong lòng con biết bao cảm xúc nồng nàn. Khoác trên mình màu áo trắng học sinh đã mười một năm rồi, cái hình ảnh đó đã trở nên quá quen thuộc, riêng chỉ có tâm trạng con người là trở nên khác lạ. Mười một năm học, nhiều thầy cô đã để lại trong con những kỷ niệm sâu sắc, trong đó ấn tượng tốt đẹp nhất chính là người thầy, người cô kính mến của con.

Lời đầu tiên cho phép con được gọi thầy, cô là cha mẹ!

“Ngày ngày cắp sách đến trường
Cơm cha áo mẹ tình thương cô thầy!”

Khi con được sinh ra trên cuộc đời này, cha mẹ cho con hình hài và những dòng sữa mát lành, nuôi con khôn lớn. Thời gian trôi dần theo năm tháng, con đã lớn lên dưới vòng tay che chở của cha mẹ. Một ngày đủ lớn, cuộc đời con ngã rẽ sang một con đường khác đó chính là con đường tri thức. Ở đó, con đã gặp người cha, người mẹ thứ hai của mình trên ngưỡng cửa cuộc đời. Tuy thầy, cô không cho con những dòng sữa ngọt ngào, một hình hài đẹp đẽ mà đã dạy con bằng nguồn tri thức vô bờ. Con còn nhớ ngày đầu mới bước vào ngôi trường, mọi thứ thực sự quá xa lạ, bạn bè mới, thầy cô mới, trường lớp mới, chỉ bấy nhiêu thôi cũng đủ làm con bỡ ngỡ và thu mình lại khỏi tập thể. Thế nhưng, từ khi thầy, cô bước vào lớp, nhìn dáng đi, từng nét chữ được viết nắn nót trên bảng, ánh mắt trìu mến và nụ cười hiền dịu của cô làm con cảm nhận được từng hơi ấm tình thương, lòng nhiệt huyết của thầy, cô với học sinh.

Khi đi học, con học văn cũng bình thường lắm, không có gì nổi trội so với các bạn trong lớp, nhưng được thầy, cô dạy dỗ và bảo ban nên con đã tiến bộ hơn rất nhiều. Lớp học thì đông học sinh, nhưng trong quá trình giảng dạy, thầy, cô vẫn luôn để tâm và khơi dậy trong con niềm say mê đối với văn học. Đối với con, thầy, cô luôn là người cha, người mẹ vĩ đại, giúp chúng con học hỏi được rất nhiều thứ, hiểu được nhiều đạo lý trong cuộc sống. Công ơn trời biển ấy con sẽ không bao giờ có thể quên được, dẫu có đi hết chiều của cuộc sống thì con vẫn chưa đi hết lời cô dạy.

Ai đó đã từng nói rằng: “Tuổi học trò cũng như những người thợ xây nên móng cho tòa nhà”. Con cũng như bao đứa trẻ vô tư đùa nghịch để đôi khi làm vỡ những viên gạch của cuộc đời mình. Con đâu biết rằng phía sau lưng mình là bóng dáng của thầy, cô hao gầy theo năm tháng mong mỏi từng bước trưởng thành để đến khi nhận ra thì chợt bâng khuâng, tiếc nuối. Con còn nhớ những lời căn dặn, những cái vỗ vai hay cả những lời dăn đe nghiêm khắc của thầy, cô mỗi khi con mắc lỗi, nhìn sâu vào đôi mắt, con thấy người có nhiều buồn phiền và lo lắng nhưng không trách mắng con. Mỗi lần như vậy, con cảm thấy ân hận và tự trách bản thân đã phụ lòng của thầy, cô, chợt nhớ lại những hình ảnh cười nói thắm thiết trân tình giữa thầy và trò, nhớ lại những kỷ niệm đầy ắp tiếng cười, con lại cảm thấy tim mình thắt nghẹn lại không nói lên lời khi làm người buồn. Trải qua những lần như vậy, kiến thức và kỹ năng sống của con giờ đây không ngừng được hoàn thiện.

Đã có lúc con cảm thấy thật mệt mỏi, vấp ngã khi gặp phải nhiều gian nan, thử thách chông chênh, nhưng giờ con không sợ nữa rồi, con sẽ tự đứng dậy ở nơi mình vấp ngã và sẽ tự lau nước mắt nếu có thất bại. Con sẽ để thầy, cô thấy được người học trò của mình thực sự mạnh mẽ và bản lĩnh.

Nắng vẫn hồng trên cây lá sớm mai. Mây vẫn bay sau những con giông bão. Thời gian vẫn nhẹ nhàng trôi đi trong vô hình. Chỉ có công ơn của thầy cô là không bao giờ đếm được. Cô đã chấp cánh cho bao thế hệ học sinh vào đời.

Con thật may mắn vì trở thành là một trong số người được cô chuẩn bị cho một hành trang tri thức để lái con tàu vũ trụ bay vào cuộc sống, tự do vẫy vùng, tự do quyết định cho tương lai. Mặc dù thầy, cô không có vòng thánh, không có cánh như thiên thần, nhưng trong mắt con người luôn là “tiên” đem đến cho tâm hồn con bao phép màu kỳ diệu, khơi dậy trong con tình yêu cuộc sống, mở lòng đón cuộc sống tươi đẹp. Một lần nữa, con xin cảm ơn người cha, người mẹ thứ hai tuyệt vời của con!

4. Có một người thầy dạy tôi như thế

Chúng con yêu thầy bởi những bài học mà thầy đã giảng dạy, truyền đạt trong mỗi giờ học. Qua những áng văn, những vần thơ, thầy đã cho con biết hiểu đời, hiểu người, hiểu chính mình và biết sống đẹp hơn. Giọng thầy thật ấm áp, nồng đượm, cách giảng bài rất duyên ấy đã làm cho mỗi giờ văn trở nên thú vị hơn. Dường như trong giờ học, cả lớp đều bị lôi cuốn, hút mình vào biển kiến thức vô tận của thầy. Trò thực sự ngưỡng mộ và mong sao mình có thể lĩnh hội, tiếp nhận hết tất cả những gì mà thầy truyền đạt.

Chúng con yêu thầy bởi những tính cách rất đặc biệt của thầy. Các bạn ai cũng bảo: “Thầy mình rất thích khoe”. Thầy khoe nhiều lắm, nhưng trò nhớ nhất là thầy hay khoe về những chị học trò cũ của thầy vừa giỏi, vừa xinh, lại vừa thành đạt. Ban đầu, con luôn khó chịu và thấy sao thầy kiêu vậy, nhưng rồi con cũng nhận ra rằng trong những lời khoe đó ẩn chứa biết bao niềm vui, niềm tự hào về thành quả mà thầy đã vun đắp. Hơn nữa, con cũng biết rằng thầy muốn chính lời khoe đó sẽ trở thành nguồn động lực thôi thúc các trò cố gắng hơn.

Chúng con yêu thầy bởi vóc dáng mang đầy chất nghệ sĩ của thầy. Các chị khóa trước của thấy vẫn nói thầy rất có duyên, chúng con cũng thấy vậy. Đến tận bây giờ, con vẫn không thể quên được những ngày đầu tiên thầy bước vào lớp với mái tóc hơi dài, trên đầu đội một chiếc mũ nồi, cả cặp kính thầy thường mang trông thật nghệ sĩ. Chúng con rất muốn được nhìn thấy thầy đeo cặp kính đó ngồi đọc sách mỗi ngày, ánh mắt của thầy xa xăm và đăm chiêu đến khó tả, có lẽ hình ảnh đó sẽ mãi in sâu và tươi nguyên trong ký ức của chúng con.

5. Người thầy, người cha thứ 2 của đời con!

Dòng tâm sự chân thành này của con là lời tri ân sâu sắc đối với thầy, người đã đóng vai trò như một người cha thứ hai trong cuộc đời của con. Thầy là một giáo viên ở vùng sâu vùng xa của Đồng Nai nhưng lại có ảnh hưởng to lớn đối với con. Với tất cả tình cảm và lòng kính trọng, con muốn gửi những lời này cho thầy, dù có thể thầy sẽ không bao giờ đọc được chúng.

Cuộc đời con đã khởi đầu từ một gia đình nông dân nghèo, nơi nghèo khó đã trở thành một phần không thể thiếu trong cuộc sống hàng ngày. Con đã trải qua nhiều khó khăn và những thử thách từ nhỏ nhưng con luôn có niềm tin vào học tập để giúp vượt qua tất cả. Thầy đã xuất hiện như một người hướng dẫn và cung cấp kiến thức quý báu cho con trong suốt mười hai năm qua. Thầy đã giúp con nhận thức được giá trị của cuộc sống, giá trị của tiền bạc và sức lao động.

Khi con đến Sài Gòn để theo đuổi giấc mơ đại học, thế giới này hoàn toàn mới mẻ và khác biệt với cuộc sống quê hương nghèo của con. Con đã trải qua nhiều khó khăn và cảm thấy bị sống quá nhanh, quá áp lực. Nhưng thầy đã luôn đứng bên cạnh con, động viên và khuyến khích con từng bước. Thầy đã giúp con thấu hiểu rằng cuộc sống không chỉ là về tiền bạc, mà còn về sự kiên nhẫn, đam mê và nỗ lực.

Trong mười hai năm qua, con đã đạt được nhiều thành tựu trong học tập và con tự hào về điều đó. Thầy là người đã giúp con củng cố kiến thức và tự tin hơn để đối mặt với những thách thức của cuộc đời. Thậm chí khi con đã bước ra khỏi ngôi trường trung cấp nghề với một tấm bằng tốt nghiệp xếp loại không khá cao nhưng thầy vẫn ở bên cạnh con, định hướng con vào cuộc sống mới với tầm nhìn rõ ràng.

Hiện tại, con đã trưởng thành và có một công việc ổn định với thu nhập tốt hơn. Con biết ơn thầy vô cùng vì đã giúp con vượt qua những khó khăn và tạo nên cơ hội mới cho cuộc đời con. Thầy không chỉ là một người giáo viên mà còn là một người bạn và người hướng dẫn đáng kính trong cuộc đời con.

Ngoài ra, con cũng rất ấn tượng bởi sự đam mê và tài năng của thầy trong việc phát triển phần mềm dạy toán. Thầy đã tạo ra những phần mềm hữu ích và thiết thực cho cộng đồng mạng. Điều này chứng tỏ rằng tinh thần và niềm đam mê của thầy vẫn cháy bùng và thầy luôn là một tấm gương sáng của một người Đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam quang vinh.

Con kết thúc lời viết ở đây với lòng biết ơn và lòng tôn kính sâu sắc đối với thầy. Thầy yên tâm, con sẽ luôn cố gắng và không bao giờ quên những bài học quý báu mà thầy đã truyền đạt.

6. Người Thầy Đặc Biệt

10 tuổi, lần đầu tiên chúng tôi được học tiếng Anh, nhưng không phải học ở trường mà phải đạp xe hơn 3km sang nhà thầy giáo ở làng bên để học. Trong căn nhà cấp 4 nhỏ bên bờ đê lộng gió, một thầy giáo và 4 học trò ríu rít với những bài học tiếng anh vỡ lòng. Mỗi buổi học thêm tiếng Anh khi đó chỉ có 500 đồng, cách đây 12 năm về trước. Khi đó bốn đứa chúng tôi chỉ biết học, không quan tâm 500 đồng là đắt hay rẻ cho một buổi học tiếng Anh vỡ lòng. Thầy là một người thầy đặc biệt cùng lớp học đặc biệt và một căn nhà cũng đặc biệt. Ngôi nhà chỉ có một gian thấp bé được xây hoàn toàn bằng xi măng. Đến những cái bàn và giường ngủ cũng được làm từ xi măng. Từ xa, ngôi nhà trông như một chuồng chim bồ câu bám trên bờ đập. Thầy viết trên một tấm bảng đen nhỏ treo trên tường, trò ngồi bàn xếp, khoanh chân trên tấm phản xây bằng xi măng. Những câu hello, goodbye… thầy vừa dạy viết vừa dạy đọc. Thầy đứng xoay ngang khuôn mặt, miệng mở rộng, lưỡi chuyển động thật chậm để chúng tôi tập đọc theo cho đúng.

Tôi nhớ còn nhớ câu chuyện thầy kể về một nước Nga xa xôi, nơi mà thầy đã từng theo học, nơi có một người con gái thầy đã yêu và đã rời xa. Thầy kể cho chúng tôi nghe về một thời trai trẻ nhiều ước mơ nơi xứ tuyết… Trong câu chuyện đó có cái gì đó đã đổ vỡ, đã chia lìa và giờ thầy ở đây, trước mặt chúng tôi…Thầy sống lầm lũi và hơi lập dị trong mắt người làng. Đuôi mắt nhiều nếp nhăn của thầy hay nheo lại, nhìn về nơi nào đó xa thẳm. Thầy có nụ cười thật lạ, trước mặt chúng tôi thì vô cùng ấm áp, quay đi là ngay lập tức nhếch lên khó hiểu khiến tôi thấy hay hay và chỉ thích nhìn thầy cười.

Cũng như bao người nông dân khác, thầy cũng trồng lúa, đặt rớ tôm (vó tôm) để có tiền trang trải cho cuộc sống. Triền đập thoai thoải thầy đặt bao nhiêu là rớ. Tép cất được, thầy vừa ăn, vừa bán, con nào nhỉnh hơn thầy bỏ vào cái bể cũng được xây bằng xi măng để nuôi cho lớn.Mỗi ngày tới học, chúng tôi hay vào bể tôm của thầy chơi, té nước khiến cho những con tôm nhảy lên loạn xạ. Lúc đó thầy liền rối rít la chúng tôi. Nhưng cái rối rít củ thầy trông rất hiền từ nên không làm chúng tôi sợ và như thế ngày nào trò nghịch dại đó cũng được lặp lại.

Thầy nói, có chúng tôi tới học thầy cảm thấy rất vui. Thầy say sưa nói với chúng tôi thứ ngoại ngữ mà một thời thầy say mê. Có chúng tôi, thầy bận rộn hơn vì phải lo ngăn những trò nghịch dại, lo cho chúng tôi học sao cho giỏi.Khi không còn học thầy nữa, tôi vẫn thường đạp xe qua nhà thầy, vẫn cái dáng cao gầy ấy, đặt những rớ tép dọc triền đập, bước đi liêu xiêu. Hai ba lần tôi đi qua, vẫn yên tâm khi cái dáng liêu xiêu ấy đi dọc bờ sóng ì ập vỗ. Rồi kí ức cũng như những con sóng, va đập kiểu gì mà tôi không còn nhớ từ lúc nào, tôi không còn thấy dáng người thầy ấy nữa. Hôm nay, như bao đứa học trò vô tâm khác của thầy, tôi lại ngồi kể về những kỉ niệm ngày xa xăm ấy. Tôi nhớ bóng thầy khi thả những con tép nhỉnh hơn vào trong cái bể xi măng và mong chúng lớn, khi đó trông thầy như cô Tấm đang nuôi con cá bống để chờ phép màu. Tôi luôn mong thầy đã đi khỏi căn nhà ấy, ngôi làng ấy, đi đến xứ sở của riêng thầy. Nơi có nhiều ước mơ hơn, biết đâu phép màu tôm, cá sẽ cho thầy gặp lại người con gái thầy đã yêu. Tôi luôn mong điều đó vì tôi biết gương mặt ấy, nụ cười ấy, dường như không thuộc về nơi này, không nên ở lại nơi này.

7. Ông giáo và tách cafe

Một nhóm sinh viên giờ đã thành đạt trong công việc cùng nhau về thăm thầy giáo cũ. Cuộc nói chuyện nhanh chóng được chuyển sang những vấn đề trong cuộc sống và công việc…
Muốn mời những học trò cũ uống cà phê, ông giáo vào bếp và quay lại với rất nhiều cà phê đựng trong những chiếc cốc khác nhau: cái bằng sứ, cái bằng nhựa, cái bằng thuỷ tinh, cái bằng pha lê, một số trông rất đơn giản, số khác lại có vẻ đắt tiền, vài cái được chế tác rất tinh xảo…

Khi tất cả mọi người đều đã cầm cốc cà phê trong tay, ông giáo nhẹ nhàng lên tiếng: “Không biết các trò có chú ý không, nhưng những chiếc cốc trông đẹp đẽ, đắt tiền luôn được lựa chọn trước, để lại những cái trông đơn giản và rẻ tiền.

Mặc dù rất đơn giản và dễ hiểu khi các trò muồn điều tốt đẹp nhất cho bản thân nhưng đó cũng là nguồn gốc, nguyên nhân của mọi vấn đề căng thẳng của các trò.
Một điều chắc chắn rằng cái cốc không phải là thứ quyết định chất lượng của cà phê đựng bên trong. Một số trường hợp, nó chỉ đơn giản là cái vỏ đắt tiền hơn và một số khác thậm chí che giấu cái mà nó đang chứa đựng.

Điều các trò thực sự muốn là cà phê chứ không phải cái cốc, nhưng các trò vẫn có ý thức lựa chọn cái cốc tốt nhất. Sau đó các trò mới để mắt đến những cái cốc khác.

Cũng như vậy, cuộc sống của chúng ta là cà phê, công việc, tiền bạc và vị trí xã hội là những cái cốc. Chúng chẳng qua chỉ bao bọc lấy cuộc sống. Và loại cốc mà trò có không làm nên cũng như không thay đổi cuộc đời mà trò đang sống…”.

Đôi khi, chúng ta chỉ quan tâm đến cốc mà quên thưởng thức thứ cà phê ông trời đã ban tặng cho chúng ta. Người hạnh phúc nhất không phải là người có những thứ tốt nhất mà là người biết biến những thứ mình đang có thành thứ tốt nhất.

Truyện ngắn ngày 20/11 làm báo tường

8. Câu chuyện về lòng biết ơn thầy cô

Ba năm sau, tôi có cơ hội quay lại ngôi trường cũ. Mọi thứ vẫn giữ nguyên, sân trường xanh mướt dưới bóng cây và những chiếc ghế đá vẫn ở đó. Tiếng cười hòa quyện với tiếng cô giáo giảng bài trong lớp và ánh mắt tinh nghịch của học trò khiến tôi nhớ về những thời kỳ đã qua. Tiếng trống báo hiệu giờ nghỉ, mọi người tranh thủ ra ngoài chơi.

Tôi nhớ về cô giáo từ thời còn học. Cô giáo luôn xuất hiện với trang phục gọn gàng, mặt lúc nào cũng trầm mặc. Cô giáo đã trở lại trường từ khi nơi đây chỉ có mái lá đơn sơ. Dù ngày mưa hay ngày nắng, cô vẫn đạp chiếc xe Thống Nhất đã bạc màu đến trường. Có những ngày mưa gió mạnh, nhưng cô vẫn đến lớp để không làm học sinh phải chờ đợi. Thậm chí khi nước ngập, cô vẫn tiếp tục đạp xe, đến lớp cả thầy lẫn trò đều ướt đẫm. Phòng học bị hỏng hóc, không thể học.

Trong những ngày mưa như vậy, cô thường nhớ đến quê hương Bình Lục, nơi mà người dân vẫn “cưỡi trâu đi họp huyện”. Cô cảm thấy thương cảm cho họ. Cô thường kể cho học sinh nghe về quê hương và gia đình của mình. Quê hương là một vùng chiêm trũng, ngập nước suốt năm, nhưng những người dân ở đó vẫn có tinh thần và sức mạnh phi thường. Trong những ngày mưa gió như vậy, cô nhớ về quê hương và gia đình mình.

Cô luôn giữ nguyên tinh thần của một giáo viên truyền thống. Cô dạy chúng tôi cách tự phấn đấu và không bao giờ từ bỏ. Cô thường nói lịch sử là nền móng của một quốc gia và nếu chúng ta hiểu về lịch sử thì chúng ta cũng hiểu về truyền thống và quá khứ của quốc gia đó. Giọng cô nhẹ nhàng giảng bài một cách dễ hiểu và đôi khi cô dừng lại để chúng tôi suy ngẫm. Cô không thể biết được rằng những thế hệ học sinh đó sẽ luôn nhớ công lao của cô suốt đời.

Đã 27 năm trôi qua và nhiều thế hệ học sinh đã tới và đi khỏi ngôi trường này. Nhưng hình bóng của cô giáo vẫn còn đọng mãi trong tâm hồn của chúng tôi. Cô giáo đã truyền đạt kiến thức và cả tri thức cuộc sống. Cô đã dạy chúng tôi cách tự phấn đấu và không bao giờ từ bỏ. Cô đã giúp chúng tôi hiểu về lịch sử và truyền thống của quê hương. Cô đã giúp chúng tôi trở thành những học sinh xuất sắc.

9. Ân tình lắng đọng

Có người thường nói rằng mùa thu là thời điểm của sự khởi đầucho các bạn trẻ viết tiếp những ước mơ trên hành trình thanh xuân của mình. Mặc dù có nhiều lý do để mong chờ mùa thu, nhưng đối với tôi thì mùa hè mới là thời điểm để lại ấn tượng nhất trong tôi.

Tôi yêu cái nhiệt đới của mùa hè, tiếng ve kêu râm ran và sự tươi mát của nó. Tôi yêu mùa hè khi nhìn thấy những cánh hoa phượng nở rực rỡ trên sân trường và thời gian tươi đẹp bên bạn bè. Nhưng hơn hết, mùa hè khiến tôi nhớ về một người đặc biệt – thầy.

Thầy tôi, người đã vượt qua tuổi 50, nhưng vẫn tràn đầy năng lượng và trẻ trung. Giống như các giáo viên khác, thầy luôn mặc những trang phục giản dị với chiếc áo sơ mi màu xanh kết hợp với quần đen, mà tôi nghĩ rằng đã bên thầy suốt nhiều năm trên bục giảng. Tóc bạc của thầy trở nên cuốn hút và tôi nhớ cô bạn nào đó đã từng nói với thầy rằng tóc của thầy giống với màu bụi phấn.

Thậm chí, chỉ cần như vậy thôi, thầy cũng đã mỉm cười thật ấm áp và nụ cười ấy là nụ cười đẹp nhất mà tôi từng thấy. Nhưng điều làm tôi ấn tượng mãi không quên chính là đôi mắt của thầy. Đôi mắt ấy sáng lấp lánh, nó không chỉ thể hiện những gì thầy đã trải qua trong cuộc đời, mà còn chứa đựng tình yêu và sự quan tâm đối với học sinh. Đó là cái nhìn ấm áp và luôn truyền cảm giác tin tưởng cho chúng tôi.

Khi tôi bước chân vào lớp 1 lần đầu tiên, mọi thứ đều còn mới mẻ và xa lạ đối với một đứa trẻ như tôi. Ngày trước, tôi còn đang chơi với chiếc ô tô điều khiển từ xa trong sân nhà, và bây giờ, tôi phải rời xa vòng tay ấm áp của mẹ để bước vào thế giới lớn hơn để học cách trưởng thành. Tôi còn nhớ rõ cảm giác đó khi phải rời xa mẹ để bước vào lớp học.

Nhưng tôi không muốn. Tôi đã hét lên, yêu cầu mẹ đưa tôi về nhà. Tôi lúc đó tự tin rằng nếu tiếp tục giữ trạng thái này, mẹ sẽ đồng ý đưa tôi về. Tôi tiếp tục hét lên “Con muốn về”, vùng vằng ngồi xuống đất để làm mẹ khó xử. Đúng lúc đó, một người đàn ông trên 50 tuổi bước đến và ngồi xuống bên cạnh tôi, ôn tồn nói:

“Em là học sinh mới đúng không? Hãy đứng dậy và vào lớp với thầy trong 5 phút thôi. Sau đó, nếu em không thích thì em có thể về với mẹ. Được không?” Tôi nhìn chằm chằm một lúc rồi lại ngước lên nhìn mẹ. Mẹ mỉm cười đồng ý.

Thầy giúp tôi đứng dậy và dẫn vào lớp học. Khi bước vào, thầy đưa cho tôi một quyển sách màu vàng tươi sáng, đó là quyển sách tiếng việt. Tôi lật từng trang sách và như thể bước vào một thế giới mới, nơi có sự phong phú của các câu chuyện cổ tích. Thầy nói rằng sau này tôi sẽ được học thêm nhiều điều thú vị, hiểu rõ hơn về vẻ đẹp của thế giới xung quanh và khám phá những điều kỳ diệu của cuộc sống. Rồi thầy nhìn ra xa và nói nhẹ:

“Em có thấy những con chim kia không? Những con chim đó cũng bắt đầu từ những quả trứng, được chim mẹ ấp ủ và chăm sóc cẩn thận, để sau đó có thể bay lên cao và xa. Em cũng vậy, chỉ khi em dám bước ra khỏi vòng tay của mẹ và khám phá thế giới thì em mới có thể đạt được những điều lớn lao như những con chim kia. Có lẽ em chưa hiểu hết, nhưng thời gian sẽ trả lời tất cả, em ạ.”

Năm phút ngắn ngủi đã trôi qua. Thầy hỏi: “Vậy giờ em còn muốn về nhà với mẹ không?” Lúc đó tôi không trả lời, chỉ cúi đầu gượng gạo như thể tôi đã làm điều gì đó có lỗi với mẹ. Thầy mỉm cười, mẹ cũng thế, họ có lẽ đã hiểu rằng tôi muốn ở lại đây, ở lại trong lớp học này để được thầy dạy cho tôi biết bao điều kỳ diệu, những điều mà ngôi nhà nhỏ bé của tôi không bao giờ có thể mang lại.

Đó là buổi đầu tiên đến lớp mà tôi không bao giờ quên hoặc chính xác hơn, tôi không bao giờ quên được ngày đó, ngày mà Thượng Đế đã mang đến cho tôi một người thầy, người cha đã dìu dắt tôi trong những bước đi đầu tiên vào cuộc sống.

Thời gian trôi qua như tôi đã hy vọng, thầy dạy tôi nhiều điều mới lạ. Tôi không thể quên những buổi sinh hoạt mà thầy hát cho cả lớp nghe, giọng thầy đầy yêu thương. Khi thầy đứng lên giải quyết xung đột giữa học sinh, thái độ của thầy thay đổi hoàn toàn, trở nên nghiêm túc và quyết đoán, giúp chúng tôi học được cách giải quyết mâu thuẫn trong cuộc sống.

Nhưng với tôi, thầy đẹp nhất khi dạy bài, hình ảnh của thầy như người chèo đò cẩn thận, đưa chúng tôi vào con thuyền tri thức. Ôi, vẻ ngoại hình cao ráo của thầy, một tay cầm quyển sách, một tay cầm bút, viết từng chữ trên bảng một mạch. Đó là hình ảnh đơn giản và thiêng liêng đến mức tôi không thể nào quên được. Những ngày tháng đẹp đẽ đó trôi qua trong đôi mắt trong veo của một đứa học trò nhỏ.

Nhưng tôi chỉ được học cùng thầy đến hết lớp 3. Sau đó, vì lý do gia đình mà chúng tôi phải chuyển đến một huyện nhỏ ở Hà Nội. Tôi buồn và nhớ thầy rất nhiều, nhớ những giờ giảng của thầy, ánh mắt và lời khen khi tôi đạt thành tích cao. Hiện tại, tôi đang là một sinh viên năm nhất của trường Đại học Sư phạm Hà Nội. Tôi đã lớn và trưởng thành hơn rất nhiều so với trước đây.

Và hôm nay, tôi muốn quay trở lại thăm ngôi trường cũ, quay trở về nơi tôi bắt đầu những bước đi đầu tiên. Tôi trở về Thái Bình và quay về ngôi trường cũ. Niềm vui sướng của người trò hứng khởi trở về chưa được bao lâu đã phải nghe tin shock… thầy đã ra đi. Thầy đã mất được một tháng vì căn bệnh ung thư. Trời đất như xáo trộn, tôi khuỵu xuống. và chỉ biết rằng lúc đó nước mắt của tôi từ từ lăn trên gò má và bản thân vô cùng ân hận.

Tôi hận chính bản thân mình, tại sao suốt bao nhiêu năm tôi không quay lại thăm thầy, viết cho thầy một lá thư và giờ đây, tất cả đã quá muộn, những kỷ niệm đẹp về thầy trò đã trôi vào quá khứ, thầy đã trở về với cát bụi. Tôi đã quay trở lại, ngôi trường cũ vẫn đứng đó, lớp học vẫn yên ắng, bàn ghế vẫn nguyên vẹn, nhưng thầy ở đâu rồi? Cơn gió bất chợt thổi qua, tôi lại nhớ lời thầy nói:

“Mỗi khi em cảm thấy buồn, hãy gửi lòng mình vào gió. Và gió sẽ mang đi những tâm sự của em.”

Tôi đứng lên, nhìn thấy cơn gió làm xào xạc lá rơi khắp sân trường, làm tôi cảm thấy như thầy vẫn ở đây. Gió ơi, đừng dừng lại ở đây, hãy bay xa và nếu gió gặp thầy ở phương xa, hãy đưa lời cảm ơn và lời nhớ của tôi: “Thầy ơi, con nhớ thầy nhiều lắm.”

Truyện ngắn cho báo tường hay nhất

10. Nhớ thầy

Những buổi chiều mưa trong mùa hạ đưa theo mùi đất ẩm mốc nồng nàn mà không thể làm dịu đi cái nắng gay gắt của mùa hè. Những bông bằng lăng tím trước cửa bị ướt sũng, cành cây trở nên nặng nề và uốn cong đầu xuống.

Những buổi chiều mưa như thế, từ bên trong nhà, tôi nhìn ra ngoài thấy phố vắng vẻ. Những người đi đường đang vội vã tìm nơi trú ẩn hoặc che mình dưới một cái áo mưa tiện lợi mới mua. Trong lòng tôi, những ký ức về một mùa mưa nhiều năm trước trỗi dậy, những ký ức liên quan đến trường học, lớp học và những kỷ niệm về một buổi chiều mưa đột ngột trở về, như một đoạn phim chậm. Đó là một thời kỳ xa xăm và quý báu.

Tôi còn nhớ rằng năm đó, tôi mới bước vào lớp sáu và trường học là một thế giới mới đầy lạ lẫm và thách thức. Thầy giáo dạy Toán của tôi có tên là Thầy Hùng. Không giống như các thầy giáo khác, Thầy Hùng không cao lớn và uy nghiêm, mà thầy có dáng vẻ khiêm tốn, lưng vòm, đầu hơi hói và đôi mắt sáng lấp lánh với ánh nhìn ấm áp và trìu mến.

Thỉnh thoảng, tôi có thể thấy một chút nỗi buồn ẩn sau đôi mắt ấy, nằm sâu bên trong, chỉ hiện lên trong những khoảnh khắc thầy nhìn xa xăm vào khoảng không. Giọng điệu của thầy lúc nào cũng trầm ấm và truyền cảm, khiến cho bất kỳ ai nghe thầy giảng cũng nghĩ rằng đang ở trong một buổi học về Văn.

Thầy dễ thương và giản dị, luôn mặc chiếc quần đen kèm áo nâu đã sờn nhưng vẫn luôn gọn gàng và sạch sẽ. Dù nét chữ của thầy không đẹp, thậm chí có đứa trò chê rằng nét chữ của thầy trông tròn và cụt như quả trứng gà, nhưng chữ viết của thầy luôn thẳng hàng, ngay ngắn và đều đặn. Nhìn vào nét chữ đó, có thể cảm nhận được phẩm chất của con người thầy. Học sinh đều kính trọng thầy không chỉ vì tính hiền lành và đáng yêu mà còn vì tính giản dị và chân thành đến mức mộc mạc của thầy.

Thầy thường dùng chiếc xe máy cũ để đến trường, dù đó là một chiếc xe đã lỗi thời. Thỉnh thoảng, tôi thấy thầy đang chạy xe đến trường, thì bỗng nhiên xe chết máy thất thường và thầy phải dắt một quãng đường khá xa để đến tiệm sửa xe máy. Những lúc đó, chúng tôi đến hỏi thầy về tình trạng của chiếc xe và thầy luôn chỉ cười và nói: “Xe của thầy lại dở chứng ấy mà!”

Nghe nói nhà thầy ở rất xa tận ở ngoại ô thị trấn và vợ của thầy bán trái cây ở chợ huyện. Vì vậy, chúng tôi thỉnh thoảng có thể thấy thầy trên chiếc xe máy cà tàng đó, chở từng thùng trái cây để giao hàng cho vợ thầy. Có những đứa trò chào thầy, có đứa hét to để gọi thầy và thầy luôn cười hoặc vẫy tay chào trả lời.

Năm đó, vào những ngày gần đến kỳ thi cuối học kì, trời có mưa to và lũ lớn. Ba mẹ khuyên tôi nên ở nhà vì thời tiết xấu, nhưng tôi vẫn giữ vững quyết định của mình, đòi đi học. Cả lớp học của chúng tôi đã nghỉ học hơn một nửa, chỉ còn vài giáo viên đến lớp. Tôi vẫn rất mong thầy Hùng sẽ đến dạy, nhưng thật bất ngờ, thầy Hùng không xuất hiện.

Lúc đó, lớp phó chạy đến và bảo: “Các bạn ơi, thầy Hùng bị ốm nên không thể đến lớp được. Thầy ấy vào viện hôm qua, lý do là vì bị đột quỵ và đã mất.” Tai tôi cứ như đang nghe tiếng sét đánh, tôi la lên rằng tôi không tin là thầy đã ra đi, không tin rằng tôi sẽ không bao giờ gặp lại thầy nữa!

Chân tôi trở nên nặng nề và xung quanh, tiếng khóc của các bạn trong lớp tràn ngập không gian như hàng nghìn con ong vo ve trong đầu tôi.

Truyện cười ngắn ngày 20-11

2.

1. Truyện cười ngắn: Cách vào đề bá đạo của thầy giáo

Đầu giờ toán, thầy giáo ra một câu đố dành cho cả lớp.

- Thầy giáo: Thầy hỏi các em: “Ăn cắp nhạc thì gọi là gì?”.

- Học sinh: Thưa thầy là đạo nhạc ạ!

- Thầy giáo: Thế ăn cắp ý tưởng là gì?

- Học sinh: Là đạo ý tưởng ạ!

- Thầy giáo: Ăn cắp thơ gọi là gì?

- Học sinh: Là đạo thơ ạ!

- Thầy giáo: Vậy còn ăn cắp răng là gì?

Học sinh ngơ ngác nhìn nhau...

Thầy giáo: Các em mở sách, hôm nay chúng ta sẽ học ... “đạo hàm”.

2. Truyện cười ngắn: Đến thầy cũng phải điên

- Thầy giáo: Em hãy cho biết Mặt Trăng xa hơn hay Mặt Trời xa hơn?
- Học sinh: Mặt Trời xa hơn ạ.
- Thầy giáo: Vì sao?
- Học sinh: Vì sao của Khởi My ạ
- Thầy giáo: Không, tại sao?
- Học sinh: Tại sao của Ưng Hoàng Phúc ạ!
- Thầy giáo: Không, ý thầy là Why đó!
- Học sinh: Why? À! Why của DBSK .
- Thầy giáo: Trời ơi! Tôi phải làm thế nào?

3. Truyền cười ngắn: Thầy giáo pro

Thầy giáo bước vào lớp. Quần áo xộc xệch. Mặt hằm hằm. Cả lớp lo lắng. Vào cửa lớp, thầy rút chiếc dép phải ném bay vù xuống góc trái cuối lớp.

Cả lớp sợ. Thầy rút tiếp chiếc dép trái ra ném. Dép bay vèo xuống góc phải của lớp.

Cả lớp run. Tiến lại gần bảng, thầy hỏi:

- Thế nào? Các cô, các cậu có sợ không, hả?

- Cả lớp đồng thanh: Thưa thầy... sợ, sợ lắm ạ!

- Thế vẫn chưa sợ bằng đại chiến thế giới lần thứ hai. Các em lấy bút, vở ra học bài mới: “Đại chiến Thế Giới lần thứ 2”.

Cách truyện cười về ngày 20 tháng 11 hay

4. Truyện cười ngắn: Bài văn tủ

Cô giáo cho học sinh tả về con vật mình yêu thích nhất. Cu Bin 7 tuổi về bắt một con rận nghiên cứu và tả rất chi tiết, tất nhiên là cô giáo không hài lòng và bắt cậu làm lại bài văn là hãy tả con chó nhà em.

Cu Bin làm bài văn như sau: “Nhà em có một con chó, con chó có nhiều lông, đã nhiều lông thì ắt phải có rận, sau đây em xin tả con rận:...”, rồi cậu lại bắt đầu tả con rận.

Cô giáo đọc bài văn, rất bực mình, liền bắt cu Bin làm lại lần nữa, lần này là tả con cá.

Hôm sau cu Bin nộp bài như sau: “Nhà em có một con cá, con cá sống dưới nước nên nó có nhiều vảy. Nếu nó sống trên cạn chắc hẳn nó sẽ có nhiều lông, đã nhiều lông thì phải có rận, sau đây em xin tả con rận:...”.

5. Truyện cười ngắn: Giáo viên đau đầu với bài văn dự đoán tương lai của học trò

Trong một kỳ thi vượt cấp, cô giáo nói với học sinh:

- Đề bài văn của các em hôm nay là: “Em hãy tả hoặc viết về khả năng đặc biệt của em mà em cho là tuyệt nhất”.

Học sinh liền cắm cúi làm bài. Sau 5 phút, Tèo lên nộp bài với nội dung: “Em có khả năng là đoán trước được tương lai, em đoán là kỳ thi này em sẽ trượt”.

Cô giáo nhận được bài của Tèo xong liền hỏi:

- Tèo! Bài làm của em có vậy thôi sao?

- Tèo liền gật đầu: Vâng, thưa cô!

Sáng hôm sau, cô giáo liền lên văn phòng tìm gặp thầy hiệu trưởng, rồi cô hỏi:

- Thầy đã xem bài làm của học trò Tèo chưa ạ?

Thầy hiệu trưởng thở dài đáp:

- Rồi cô ạ! Nhưng tôi chả biết chấm điểm như thế nào cả. Nếu như cho Tèo trượt thì không được bởi bài văn của em ấy đúng, mà bài văn đúng thì phải cho em ấy đỗ. Mà cho em ấy đỗ thì bài văn của em ấy sai, một bài văn sai thì làm sao cho đỗ được. Thật là tiến thoái lưỡng nan. Giờ tôi chả biết làm như thế nào cả cô ạ! Tôi đau đầu hôm qua đến giờ vì việc này đây.

Cô giáo nghe xong cũng chóng mặt.

6. Truyện cười ngắn: Biển

Trong giờ địa lý, thấy Tí ngồi không chú ý bài.

- Cô giáo: Tí! Hãy cho cô biết biển là gì?
- Tí (giật mình): Thưa cô! “Biển” là bài thơ của Xuân Diệu ạ!
- Cô giáo: “Nín lặng”.

7. Truyền cười ngắn 20/11: Thời Facebook

Hai cô trò đang trò chuyện với nhau.

- Cô: “Em đã làm bài tập chưa, Tí?”

- Tí: “Dạ, em đã hoàn tất và đăng lên Facebook, em cũng đã tag Cô vào. Cô xem và nhớ like cũng như để lại nhận xét cho em nhé.”

- Cô: “Rất tốt, Tí. Thầy cũng vừa đăng bảng điểm của em lên Facebook và đã tag mẹ em. Em nhớ nhắn mẹ xem xong để lại like và nhận xét cho cô nhé.”

8. Biết vẽ thế nào?

Với mong muốn hiểu học trò hơn. Cô giáo đã yêu cầu tất cả các em hãy vẽ về ước mơ của mình trong tương lai. Khi cô bắt đầu xem các bức tranh, có em vẽ máy bay tỏ ý muốn trở thành phi công. Một em khác vẽ một chiếc ống nghe thì lại muốn làm bác sĩ. Tuy nhiên, có một bạn nữ lại để tờ giấy trắng nguyên, khiến cho cô giáo tò mò.

- Cô giáo hỏi: “Vậy lớn lên em không muốn làm gì sao?”
- Em bé đáp lại: “Lớn lên, em sẽ lấy chồng thôi, nhưng chẳng biết nó trông như thế nào?

Trên đây là một số truyện ngắn 20-11 về thầy cô hay, ý nghĩa mà chúng tôi muốn chia sẻ đến bạn đọc.  mong rằng bạn đọc đã lựa chọn được một truyện ngắn thật hay để trang trí thêm vào bài báo tưởng của mình thêm đẹp mắt và ý nghĩa. Cảm ơn bạn đã quan tâm theo dõi bài viết của chúng tôi!

Đừng quên truy cập chuyên mục Quà tặng 20/11 trên để tham khảo thêm nhiều thông tin hữu ích bạn nhé!