Tổng hợp các trò chơi dành cho hoạt động ngoài trời
Tổng hợp các trò chơi dành cho hoạt động ngoài trời mang tính chất gắn kết các thành viên trong đoàn với nhau, xoá tan khoảng cách mà hằng ngày mọi người vẫn giữ.
Các trò chơi dành cho hoạt động ngoài trời
Hoạt động ngoài trời thường rất bổ ích. Bên cạnh việc học tập thì nó còn tạo cho con người cảm giác thư giãn thoải mái. Và trong các buổi ngoại khóa ngoài trời thì thường tổ chức các trò chơi kèm theo. VnAsk.com xin gửi tới bạn đọc bài viết tổng hợp các trò chơi dành cho hoạt động ngoài trời để bạn đọc cùng tham khảo và có thể tổ chức trong các buổi hoạt động ngoại khóa ngoài trời cũng như trong các chuyến du lịch. Mời các bạn cùng tham khảo chi tiết.
Trò Chơi Teambuilding ngoài trời
1. Đấm, Xoa, Bóp
- Số lượng tham gia: Không giới hạn
- Địa hình: Linh hoạt
- Cách chơi:
Tất cả mọi người khi tham gia xếp thành hàng dọc, hoặc hàng ngang. Khi MC hô, “đấm lưng, đấm lưng” thì người đằng sau đấm lưng cho người phía trước. MC hô xoa lưng, bóp vai cũng vậy. Sau đó cả đoàn quay lại và làm ngược lại với nhau.
Trò chơi team building trên bãi biển này không mang tính thắng thua, chỉ là một hoạt động mang tính khởi dộng và giải tỏa căng thẳng, tăng tính đoàn kết và thân thiết giữa toàn thể nhân viên trong công ty hoặc các thành viên trong tập thể.
2. Gió Thổi
- Địa hình: Sân khấu, vườn, sân nhà, bãi cỏ
- Số lượng người tham gia: 10 – 30 người
- Cách chơi:
Mỗi người chơi được xếp một chiếc ghế ngồi thành vòng tròn. Khi MC hô “gió thổi, gió thổi” , người chơi đáp lại “Gió thổi về đâu?”. MC tiếp lời: “Gió thổi về những người…” thì ai có những đặc điểm được nêu phải đội chỗ cho nhau.
Đồng thời khi đó MC sẽ ngồi vào một ghế trống, ai là người thừa ra sẽ được nhận một huân chương và tiếp tục trở thành người đưa ra hiệu lệnh trò chơi tiếp tục.
Người có huân chương sẽ bị phạt cất ghế hoặc sắp xếp đồ đạc.
3. Dàn Nhạc Giao Hưởng
- Số lượng tham gia: Không hạn chế
- Cách chơi:
Cả nhóm sẽ được chia thành các đội chơi. Mỗi nhóm được quy định hô “Tùng”, “Xẻng”, “Cắc” khi có hiệu lệnh đến từ quản trò.
Nhóm nào hô to nhất sẽ là đội chiến thắng. Nhóm nào hô chậm, nhỏ, sai sẽ bị phạt. Trò chơi teambuilding khởi động này tuy đơn giản những lại rất có giá trị trong việc thúc đẩy và tạo cảm hứng cho những hoạt động tiếp theo trong buổi tổ chức Teambuilding.
26 TRÒ CHƠI DÀNH CHO HOẠT ĐỘNG NGOÀI TRỜI
1. Nhảy Kẹp Bong Bóng Tiếp Sức
- Các tổ xếp hàng dọc trước vạch xuất phát. Người đầu tiên của mỗi tổ cầm một cái bong bóng đã được thổi to.
- Bắt đầu chơi, người thứ nhất của mỗi tổ lấy bong bóng kẹp vào đùi, chụm hai chân lại nhảy tới điểm đích rồi vòng trở về giao bóng cho người thứ hai và chạy ra sau hàng. Người thứ hai cũng tiếp tục như thế và trở về giao bóng cho người thứ ba, và người thứ ba tiếp tục nhảy cho đến hết. Tổ nào xong trước là đạt.
Lưu ý: Kẹp bóng cho chắc không để rớt và bể.
2. Đập Bong Bóng
- Cột một chùm bong bóng khoảng 10 cái được thổi to để dưới đất. (hoặc cho nước vào và thổi bong bóng lên rồi treo trên cây).
- Mỗi tổ cử ra một người. Người này bị bịt mắt và cầm một khúc cây dài 2 m, đứng cách chùm bong bóng chừng 6m.
- Bắt đầu chơi, người này đứng tại chỗ quay 3 vòng và đi tới chùm bong bóng, dùng cây đập 3 cái liên tiếp. Bể bao nhiêu cái là bấy nhiêu điểm.
Lưu ý: Chân không được chạm chùm bong bóng, khi đập phải giơ gậy cao lên và đập xuống ngay không quơ qua quơ lại
3. Bóng Nổ Tiếp Sức
- Các tổ xếp hàng dọc trước vạch xuất phát. Mỗi người cầm một cái bong bóng chưa thổi và một cong thun.
- Cách vạch xuất phát 10 m có để một cái ghế trước mỗi tổ.
- Còi thổi, người thứ nhất của mỗi tổ cầm bong bóng chạy lên tới ghế, thổi bong bóng cho to. Một tay cầm bong bóng để trên ghế và dùng đít ngồi lên cho bể. Xong chạy về đụng người thứ hai, và chạy tiếp cho đến hết.
Lưu ý: Không được dùng tay làm bể bong bóng. Bóng xì thổi lên và làm lại. Không được thổi bong bóng trước.
4. Truyền Tin
Các tổ xếp hàng dọc ngồi sát nhau, số lượng mỗi tổ đều nhau
- Bắt đầu chơi, người cuối cùng mỗi tổ chạy lên gặp NĐK nhận bản tin (bản tin là một số hay một chữ hai vần). Nhận xong, khi nghe thổi còi, chạy về truyền cho người phía trước bằng cách dùng tay viết trên lưng người trước bản tin đã nhận. Cứ thế tiếp tục truyền bằng viết tay trên lưng người trước cho đến hết tới người đầu mỗi tổ. Người này sẽ chạy lên nói với NĐK bản tin đã nhận được.
- Tổ nào đúng chính xác sẽ thắng.
Lưu ý: Không được truyền bằng miệng, người trước không được nhìn xuống, không được truyền tắt.
5. Giật Cờ
- Người chơi chia làm hai phe A và B số lượng bằng nhau, điểm số từ 1 đến hết, được xếp thành 2 hàng ngang đối diện nhau, cách nhau 10m ở giữa có cắm cây cờ.
- NĐK gọi số của hai phe và chạy ra giựt cờ (nếu gọi số 1 thì hai người mang số 1 chay ra). Người nào giựt được phải nhanh chân chạy về không để người kia bắt được.
- Ai giựt được cờ hoặc bắt được người kia cầm cờ đã giựt thì thắng.
Lưu ý: NĐK có thể gọi cùng lúc 2 hoặc 3 số. Nếu lâu quá mà không có ai giựt cờ thì có thể cho cá số đó về và kêu số khác lên. Mình mang số nào thì bắt người đối phương cùng số với mình. Không được bắt số khác.
6. Tìm Dép Tiếp Sức
- Mỗi người trong tổ bỏ đôi dép của mình vào một cái bao lộn xộn.
- Các tổ xếp hàng dọc dưới vạch xuất phát cách vạch xuất phát 10m, để cái bao đựng dép trước mỗi tổ.
- Bắt đầu chơi, người thứ nhất mỗi tổ chạy lên mở bao tìm đôi dép của mình rồi mang vào chân chạy về, người thứ hai tiếp tục cho đến hết. Tổ nào xong trước là đạt.
Lưu ý: Khi tìm dép không được để dép trong bao rơi ra ngoài.
7. Đổ nước chai
- Dụng cụ mỗi tổ có một cái thau đựng nước, một chai không và một cái thìa.
- Các tổ xếp hàng dọc trước vạch xuất phát trước mỗi tổ khoảng 10m, đặt cái chai không và một thau nước.
- Các đội dùng thìa múc nước ở chậu đổ vào chai sao cho chai của mình có nhiều nước.
Cách chơi:
- Mỗi đội cử một trọng tài giám sát đội bạn.
- Kẻ vạch giữa chậu nước và chai.
- Khi có lệnh của quản trò, người số 1 của các đội dùng thìa múc nước, chạy tới chỗ để chai, đổ nước vào chai, sau đó chạy quay trở lại đội mình để đưa thìa cho người số 2 ở vạch. Người số 2 làm như người số 1 và đưa thìa cho người số 3, v.v... trò chơi tiếp tục cho đến khi có hiệu lệnh dừng lại.
- So sánh mực nước ở chai của các đội, đội nào có số lượng nước ở chai nhiều hơn đội đó thắng.
Luật chơi:
- Phải đưa thìa ở vạch xuất phát.
- Dùng chai và thìa giống nhau.
- Chỉ dùng một tay đổ vào chai.
Lưu ý: Vạch xa hay gần
8. Dựng Cầu Mà Đi
- Mỗi tổ cử ra 10 người, xếp hàng dọc trước vạch xuất phát. Trước mỗi tổ có xếp 4 cái bao liên tiếp nhau, sát vạch xuất phát và hướng về điểm đích.
- Còi thổi 10 người của mỗi tổ dồn hàng lên 3 cái bao phía trước. Người phía sau lấy cái bao cuối cùng chuyền lên phía trước. Người đầu tiên cầm lấy và xếp tiếp theo phía trước. Xong dồn hàng lên nữa và lấy bao cuối chuyền nối tiếp như thế cho tới điểm đích thì thắng.
Lưu ý: 4 cái bao phải được xếp nối sát nhau.
9. Đua Xe Đạp Chậm
- Vẽ các đường song song từ vạch xuất phát đến điểm đích. Chiều rộng 1m, chiều dài 15m.
- Dụng cụ: Mỗi tổ một chiếc xe đạp như nhau.
- Mỗi tổ cử ra một người. Những người này chuẩn bị xe đạp trước vạch xuất phát. Khi có hiệu còi các tay đua đạp xe hướng về điểm đích, nhưng ai về sau nhất không bị phạm lỗi là thắng cuộc.
Lưu ý: Các xe đạp chỉ chạy trong đường kẻ song song không được cán mức và không được chống chân, được sử dụng thắng tự do.
10. Dùng Quạt Nâng Bong Bóng Bỏ Vào Rổ
- Một đống bong bóng đã được thổi sẵn. Mỗi tổ có một cái rổ để cách xa đống bong bóng khoảng 10m. Các tổ xếp hàng dọc trước đống bong bóng, mỗi tổ có một cây quạt.
- Bắt đầu chơi người đầu tiên mỗi tổ cầm quạt chạy lên đón bong bóng, dùng quạt nâng (múc) một cái bong bóng lên, đem đi bỏ vào rổ rồi chạy về đưa quạt cho người thứ 2. Người thứ 2 tiếp tục như thế cho đến hết.
Lưu ý: Khi bóng rớt dọc đường thì phạm lỗi. Có thể qui định trong 2 phút tổ nào quạt được nhiều bóng bỏ vào rổ là đạt
11. Lừa Banh Tới cầu môn Sút Vào
- Thiết kế điểm xuất phát và điểm đích có một cầu môn khoảng 0,5m, cả tổ đứng trước vạch xuất phát và có một số banh ở đó.
- Bắt đầu chơi người thứ nhất trong tổ dùng chân lừa banh tới cách cầu môn 2m sút vào, cứ thế cho đến hết banh. Trong vòng 1 phút, tổ nào được nhiều banh vào cầu môn là thắng cuộc. Chơi từng tổ một, có quy định giờ.
12. Nhảy Bao
- Mỗi tổ cử ra một người, các người này xỏ chân đứng vào bao, hai tay cầm chắc miệng bao và đứng trước vạch xuất phát.
- Còi thổi, tất cả nhẩy về điểm đích, ai về trước không phạm lỗi sẽ thắng.
Lưu ý: Khi nhẩy chụm hai chân lại, nếu té thì đứng lên nhẩy tiếp.
13. Quạt Bong Bóng Qua Chướng Ngại Vào cầu môn.
- Thiết kế vạch xuất phát để một bong bóng đã được thổi sẵn. Mỗi tổ có một cây quạt. Thiết kế chướng ngại trên đường đi đến điểm đích và có một cầu môn ở đó.
- Bắt đầu chơi các tổ xếp hàng dọc trước vạch xuất phát. Người đầu tiên mỗi tổ cầm quạt và quạt một bong bóng cho bay trên đường rầy qua chướng ngại vật vào cầu môn và trở về tiếp tục người thứ 2 quạt bong bóng như thế cho đến hết. Tổ nào xong trước là thắng. Lưu ý: Quạt bong bóng phải qua chướng ngại và vào cầu môn, quạt không được chạm bong bóng.
14. Kẹp Bong Bóng Bằng Đầu
- Mỗi tổ cử hai người đứng trước vạch xuất phát. Lấy một cái bong bóng thổi to để giữa hai đầu của hai người. Hai người này dùng đầu áp vào bong bóng (không được vịn tay) và đi tới điểm đích rồi vòng về.
- Có thể được tiếp sức bởi hai người khác trong tổ.
Lưu ý: Bong bóng không được rớt và bể. Dùng đầu mà áp vào không được đụng tay.
15. Đạp Bong Bóng
- Mỗi tổ cử ra một người. Người này đeo hai cái bong bóng thổi to ở hai mắt cá chân và ra giữa vòng tròn.
- Những người còn lại tạo thành một vòng tròn nắm tay nhau.
- Bắt đầu chơi, những người đeo bong bóng ở giữa vòng tròn tìm cách dùng chân đạp bong bóng của người khác, nhưng phải bảo vệ bong bóng của mình. Cuối cùng ai còn bong bóng và đạp được nhiều là thắng cuộc.
Lưu ý: Bong bóng được cột sát mắt cá chân và được thổi to như nhau.
16. NHẮC VÀ NÓI TÊN (HAY CÒN GỌI LÀ TRÒ CHƠI “GIỚI THIỆU TÊN”)
Người trời xếp thành vòng tròn, Người thứ nhất giới thiệu tên mình, người kế bên sẽ lặp lại tên người thứ nhất và giới thiệu tên mình. Người thứ ba nhắc lại tên hai người trước rồi đến tên mình.
Trò chơi tiếp tục và ai quên hoặc lộn tên thì đứng lên ngồi xuống 03 lần và chơi tiếp.
Khi cả vòng tròn đã biết tên nhau, chúng ta sẽ chuyển sang gọi tên.
17. BẠN NÀO ĐẤY (hay còn gọi là trò chơi “Nhớ tên”)
- Cách chơi:
Tất cả các bạn ngồi thành vòng tròn. Quản trò gọi tên một bạn nào đó lập tức hai bạn ngồi hai bên bạn được gọi tên sẽ hô “Có”. Và bạn được gọi tên lại tiếp tục gọi tên một bạn khác. Trò chơi cứ tiếp tục như thế.
- Luật chơi:
Bạn được gọi trúng tên mà hô “Có”, sẽ bị phạt. Cả hai bạn ở hai bên, nếu chậm trễ, hoặc làm sai cũng bị phạt.
18. KẾT THÂN
- Cách chơi:
Các bạn ngồi vòng tròn. Bắt đầu quản trò hô “Kết thân, kết thân”. tất cả các bạn khác sẽ hỏi: “Với ai, với ai?”. Quản trò đáp: Với A, với A”. Tức thì bạn được gọi tên phải tiếp tục hô, và gọi tên bạn muốn kết thân, Ai chậm trễ sẽ bị phạt
- Luật chơi:
1. Tránh lặp lại tên bạn đã được gọi.
2. Trò chơi chỉ nên kéo dài tối đa 5 phút (tuỳ theo số lượng các bạn ít hay nhiều)
19. TẬP LÀM QUEN CHO NHANH (tập trí nhớ)
Vòng tròn cùng nhắc câu “Tập Làm nhanh cho quen” trong lúc làm động tác.
Người quản trò ra đứng giữa vòng tròn, trong lần nhắc nhở đầu tiên cả vòng tròn không làm động tác chỉ người điều khiển vỗ tay, sang lần thứ hai thì người điều khiển sẽ thay thế sẽ thay động tác khác, lúc bấy giờ vòng tròn vỗ tay.
Và khi người điều kiển chuyển qua động tác thứ ba thì cả vòng tròn thực hiện động tác thứ hai của người quản trò.
Chú ý:
+ Vòng tròn thực hiện sau 01 động tác của quản trò ( bắt chước động tác của người điều khiển)
+ Người điều khiển nên đổi động tác từ dễ đến khó.
+ Vòng tròn thực hiện, nhịp đọc câu (*) “Tập làm nhanh cho quen”
Hát vài bài hát tập thể (tập cơ hàm)
20. TẬP TỰ CHỦ
Vòng tròn cử ra một người có khiếu để quản trò.
Tất cả vòng tròn đều im lặng, quản trò đến trước mặt một người trong vòng tròn và được làm 03 động tác thật hài hoặc nói một câu thật dí dỏm sao cho người đối diện với mình phải cười. Người đối diện và người quản trò không được cười, nếu cười là vi phạm sẽ thay thế làm quản trò hoặc bị phạt.
21. THEO BƯỚC CHÂN ANH (tập cơ tay)
Tất cả vòng tròn quan sát người điều khiển, và chỉ vỗ tay khi chân người điều khiển chạm đất Nếu chân người điều khiển chưa chạm đất mà trong vòng tròn có người vỗ tay là vi phạm luật chơi.
22. BỐN MÙA (tập phản xạ)
- Cách chơi:
Quản trò đứng giữa vòng, chỉ một bạn và nói tên một mùa, bạn đó sẽ đáp về thời tiết mùa ấy (Thí dụ: Mùa đông - Lạnh)
Các bạn có thể nói về khí hậu, hoặc về các ngày kỷ niệm … trong thời gian đó, tuỳ theo sự thống nhất của tập thể.
1. Các bạn phải đáp thật nhanh, đáp chậm dù đúng cũng bị phạt.
2. Khi bạn nào trả lời sai, quản trò phải chỉ cho biết sai chỗ nào, câu đáp đúng là gì.
23. TAI THỎ (BẮT THỎ)
- Tất cả các bạn đưa hai ngón trỏ lên để ở đầu, trên mang tai. Quản trò đi vòng quanh, đến gần một bạn bất chợt nắm ngón tay của bạn này. Ngay lập tức bạn này phải rụt ngón tay lại không để cho quản trò nắm được.
1. Các bạn phải tự giác để hai ngón tay lên đầu khi quản trò đi tới gần.
2. Quản trò làm động tác phải thật nhanh nhẹn, rứt khoát, thình lình sao cho bạn không rút kịp tay lại.
3. Bạn nào bị nắm tay phải vào làm thay cho quản trò.
4. Quá 5 lần, quản trò không bắt được ai, sẽ bị phạt.
24. CHANH – CHUA, CUA - KẸP
Mỗi người tham dự đưa tay ra, tay phải ngửa, tay trái chụm lại để trên tay phải người kế bên nhưng không đụng. Quản trò ra giữa vòng tròn hô to "Chanh" cả vòng tròn đáp "Chua" và đột xuất Quản trò hô "Cua" thì vòng tròn đáp nhanh "Kẹp" cùng lúc tiếng "kẹp" thì tay phải mỗi người phải nhanh chóng nắm lại thật nhanh sao cho nắm được bàn tay trái của người bên cạnh và đồng thời cũng thụt tay trái về không để bị kẹp. Người nào chậm bị kẹp là bắt phạt.
25. ĐẤU SÚNG
Quản trò đến chỉ vào bạn nào đó hô: “Đoàng”, bạn đấy phải ngồi xuống và hai bạn đứng bên chỉ vào nhau cùng hô “Đoàng”
1. Quản trò chỉ bạn nào mà bạn đó ngồi xuống không kịp coi như phạm lỗi
2. Hai bạn đứng hai bên, bạn nào bắn chậm hơn cũng bị thua. Người bị phạm lỗi phải ngồi xuống để vòng tròn không bị đứt vãng
26. NHANH TAY GIỮ LẤY (Bắt người)
Cho vòng tròn điểm số 1, 2 hoặc từ 1 đến hết, đánh dấu từng cặp số. Khi quản trò hô to “chẵn” thì tất cả những người mang số 2, 4, 6 … quay anh người bên cạnh số lẽ và giữ chặt.
Riêng các bạn mang số lẽ tìm cách chạy vào chính giữa vòng tròn thì thoát. Nếu bị bắt thì người bắt được có thể nắn tượng người bị bắt đứng im trong 30 giây hoặc hình phạt khác.
Mời bạn đọc cùng tải về bản DOC hoặc PDF để xem đầy đủ các trò chơi
Xem thêm
Lời bài hát Đừng quên tên anh - Hoa Vinh, Đạt G
Truyện cười cô gái tóc vàng hoe
Top 10+ DJ thế giới nổi tiếng nhất 2024
Lời bài hát Way back home - SHAUN
Đáp án Brain Test tất cả các level 1 - level 200
Câu đố về an toàn giao thông
Top 30 bài hát tiếng Anh dễ hát, dễ nghe nhất
Chùm thơ 4 chữ về mẹ, thơ về mẹ 4 câu ngắn hay
Những câu đố vui cho trẻ em mầm non, học sinh tiểu học (có đáp án)