Ong đốt bôi gì? Cách xử lý khi bị ong đốt tại nhà giúp hết sưng, nhanh khỏi
Ong đốt là một tai nạn rất dễ gặp trong cuộc sống hằng ngày, phổ biến nhất là trong những tháng hè. Nó là một tai nạn cần phải sơ cứu thật nhanh vì nọc độc của chúng có thể ảnh hưởng đến tính mạng của người bị đốt. Bạn đã biết cách sơ cứu khi bị ong đốt chưa? Nếu chưa thì hãy tham khảo ngay bài viết dưới đây của để nắm rõ kiến thức bị ong đốt nên bôi gì nhé!
Bị ong đốt có nguy hiểm không?
Theo các nghiên cứu, khi bị ong thông thường đốt sẽ không gây ra nguy hiểm, trừ các trường hợp bị ong vò vẽ, ong bắp cày và một số loại ong rừng núi đốt. Sau khi bị đốt, biểu hiện đầu tiên sẽ là sưng đỏ, đau rát và cảm giác ngứa. Trong nhiều trường hợp, vết ong đốt có thể sưng từ vài ngày đến vài tuần. Với những tình huống nặng khi bị ong đốt ở vùng đầu, mặt, cổ, có thể xuất hiện các triệu chứng toàn thân như phù mặt, nổi ban đỏ toàn thân ngứa nhiều, khó thở, suy hô hấp, mạch đập nhanh và một số triệu chứng nguy hiểm khác.
>> Tìm hiểu: Sốc phản vệ là gì? Sốc phản vệ thường xảy ra khi nào?
Cách xử lý nhanh khi bị ong đốt
Để tránh những điều đáng tiếc có thể xảy ra thì mỗi người hãy tự trang bị cho mình những kiến thức để sơ cứu nếu chẳng may bị ong đốt.
Sơ cứu ban đầu tại nhà
- Lấy ngòi kim của ong ra ngoài: Ngay sau khi bị ong đốt, bạn hãy nhanh chóng lấy ngòi ong ra bằng nhíp hoặc móng tay và cần thao tác thật nhẹ nhàng. Ngòi ong to khoảng bằng đầu bút bi rất dễ thấy, bạn tuyệt đối không được bóp chỗ có ngòi ong vì nó sẽ làm tiết thêm độc, gây đau rát, không nặn ép chỗ bị chích vì có thể làm nọc độc lan ra.
- Sử dụng các dung dịch vệ sinh để sát khuẩn.
- Chườm đá hoặc dùng các phương pháp làm giảm sưng giảm đau tại vị trí bị ong đốt.
- Uống thật nhiều nước để giúp thải độc ra ngoài.
Các mẹo dân gian làm dịu vết ong đốt
- Dùng kem đánh răng
Khi bạn vừa bị ong đốt, hãy bôi một chút kem đánh răng lên vết thương và để khoảng 30 phút, chỉ ngay sau đó bạn sẽ cảm thấy đỡ đau, vết sưng tấy cũng nhanh khỏi hơn.
- Dùng giấm táo
Giấm táo có thể giúp giảm đau và trị viêm vết thương do côn trùng cắn, do đó khi thoa lên vùng bị ong đốt bạn sẽ cảm thấy dễ chịu và không bị ngứa. Lưu ý, bạn nên áp dụng cách này 2 lần/ngày để vết thương hết đau và loại bỏ các chất độc ra ngoài.
- Dùng xà phòng và nước lạnh
Nước lạnh có tác dụng làm dịu vùng da bị ong đốt còn xà phòng giúp làm sạch bụi bẩn và nọc độc còn sót lại trên da.
- Dùng mật ong
Mật ong giúp hỗ trợ giảm thiểu các cơn đau do côn trùng cắn rất hiệu quả. Bạn chỉ cần bôi mật ong lên vùng da bị ong đốt, sau khoảng 15 phút vết thương sẽ dịu đi và không còn cảm giác đau.
- Dùng tỏi
Tỏi là một nguyên liệu tự nhiên giúp hỗ trợ chống lại tình trạng viêm nhiễm khi bị ong đốt và các loại côn trùng khác cắn. Bạn có thể dùng vài tép tỏi bỏ vào gạc, đắp lên vùng vết thương khoảng 10 phút. Sau 10 phút, bạn cần bỏ ra ngay, tránh để tỏi tiếp xúc với da quá lâu bởi có thể gây bỏng.
- Dùng hành tím
Hành tím có thể loại bỏ nọc độc và giảm sưng tấy vùng bị ong đốt. Bạn chỉ cần cắt một vài lát hành rồi chà nhẹ lên khu vực bị ong đốt, lặp lại cách làm này cho đến khi vết thương dịu hẳn thì thôi.
- Dùng đá lạnh
Khi vừa bị ong đốt, đầu tiên bạn cần lấy nọc độc của chúng ra ngoài và chườm đá lên vùng da bị đốt. Cách khác, bạn có thể ngâm vùng bị ong đốt vào nước đá khoảng 30 phút, với cách làm này sẽ có thể hạn chế những cơn đau và tình trạng viêm sưng của vết thương.
- Dùng đu đủ
Đu đủ có khả năng chữa vết thương do ong đốt mau lành lại. Bạn hãy cắt một miếng đu đủ và chà trực tiếp thật nhẹ nhàng lên vết ong đốt khoảng 15 phút. Bạn hãy lặp lại cách làm này nếu như cơn đau bị kéo dài liên tục.
- Dùng lá chuối
Bạn hãy vò nát một nắm lá chuối rồi chà nhẹ lên vết thương, nước của lá chuối có thể làm giảm cơn đau rát, khó chịu do bị ong đốt.
>> Xem thêm: Cách chữa trị hết nấc cụt cho người lớn nhanh, đơn giản nhất
Một số lưu ý khi bị ong đốt
- Chỗ ong đốt có thể sẽ bị ngứa, tuy nhiên bạn tuyệt đối không được gãi vì sẽ làm ngứa nhiều hơn.
- Ngay sau khi sơ cứu ban đầu xong, bạn cần đến các cơ sở y tế gần nhà kiểm tra lại.
- Bạn cần xử lý càng sớm càng tốt để tránh tình trạng nọc độc vào sâu hơn sẽ gây khó khăn khi chữa trị.
- Trong trường hợp xuất hiện bất kỳ triệu chứng nặng nào như khó chịu, sưng mặt, chóng mặt, buồn nôn... thì bạn cần gọi điện đến các cơ sở y tế gần nhà để được thăm khám và chữa trị.
Trên đây là một số thông tin về việc bị ong đốt nên bôi gì mà chúng tôi muốn chia sẻ đến bạn, mong rằng đã giúp bạn nắm rõ và sơ cứu kịp thời khi bị ong đốt nhé! Chúc bạn và gia đình thật nhiều sức khỏe!
>> Có thể bạn quan tâm:
Xem thêm
Cách phối đồ cho người béo mập lùn giúp hack dáng cực đỉnh
Nồm ẩm là gì? Trời nồm ẩm vào tháng mấy?
Đốt bồ kết có tác dụng gì? Cách đốt quả bồ kết xông nhà khử trùng
Có nên cho đồ ăn nóng vào trong tủ lạnh?
Cách bảo quản bún tươi qua đêm trong tủ lạnh được lâu ngày
Có nên triệt lông bikini không? Cách tẩy lông bikini vĩnh viễn tại nhà
Cách phục hồi pin điện thoại bị chai như mới
Cách dán kính cường lực không bị bong bóng, hở viền
Cách đánh phấn mắt cho người mới bắt đầu đơn giản mà đẹp