Những việc cần làm để phòng tránh tai nạn giao thông
Những biện pháp phòng tránh tai nạn giao thông
Những việc cần làm để phòng tránh tai nạn giao thông, nêu những việc nên làm và không nên làm để phòng tránh tai nạn giao thông đường bộ,...
Tai nạn giao thông là những sự cố bất ngờ xảy ra trong quá trình tham gia giao thông, không ai có thể biết trước được tai nạn sẽ xảy ra hay hậu quả mà những vụ tai nạn để lại là gì, thiệt hại về người và tài sản là như thế nào. Những con số thống kê thiệt hại về người và của do tai nạn giao thông xảy ra trong ngày trên khắp cả nước ngày một tăng đến mức báo động nghiêm trọng. Tuy nhiên chúng ta lại có thể phòng tránh tối đa việc xảy ra tai nạn giao thông bằng nhiều hình thức khác nhau, đối với mọi loại phương tiện (đường sắt, đường hàng không, đường thuỷ) đặc biệt là đường bộ.
Các bước phòng tránh phải đảm bảo đưa ra được: Các mức độ phòng tránh, phương thức tiếp cận chủ động và bị động, tập trung vào nhiều đối tượng và đưa ra được chiến lược có hiệu quả đối với tai nạn giao thông. Mời các bạn cùng tham khảo chi tiết sau đây.
Cách phòng tránh tai nạn giao thông
Tai nạn giao thông có thể phòng và tránh được, các bước phòng tránh phải đảm bảo đưa ra được: Các mức độ phòng tránh, phương thức tiếp cận chủ động và bị động, tập trung vào nhiều đối tượng và đưa ra được chiến lược có hiệu quả đối với tai nạn giao thông.
* Tuyên truyền, giáo dục nâng cao nhận thức dưới nhiều hình thức khác nhau:
- Tuyên truyền phổ biến luật giao thông cho toàn xã hội.
- Tổ chức cho các em các cuộc thi tìm hiểu về luật giao thông.
- Hướng dẫn trẻ các kỹ năng an toàn khi tham gia giao thông đường bộ.
Đi bộ:
- Qua đường an toàn:
+ Chỉ qua đường ở những nơi có đường qua đường dành cho người đi bộ (đi qua khi có đèn xanh), cầu vượt.
+ Khi qua đường phải có người lớn đi kèm (trẻ dưới 7 tuổi).
+ Nếu phải qua đường ở những nơi không có đường dành riêng cho người đi bộ: Dừng tại lề đường. Nghe và quan sát bên trái, bên phải rồi đi qua khi đường vắng. Vừa đi vừa nhìn đường đến khi sang được đầu bên kia an toàn.
+ Luôn đi đúng phần đường dành cho người đi bộ. Vỉa hè bên phải nếu không có vỉa hè à đi vào phần đường bên phải, càng cách xa các phương tiện giao thông càng tốt.
+ Không đi dàn hàng ngang trên đường.
+ Đi từ trong ngõ ra đường phải quan sát kỹ, không chạy nhanh ra.
Đi xe đạp:
- Đi đúng phần đường dành cho người đi xe đạp và những nơi an toàn.
- Khi đi muốn dừng phải quan sát kỹ phải trái và đằng sau; đi chậm lại và làm tín hiệu để người khác biết bạn định dừng.
- Chấp hành đúng luật lệ thông giao:
+ Dừng và đi theo tín hiệu đèn.
+ Giơ tay xin rẽ khi muốn rẽ.
+ Không đi dàn hàng ngang 3 – 4.
Đi xe ôtô và xe buýt:
- Ngồi ghế sau, đeo dây an toàn, ngồi ghế dành cho trẻ em.
- Không đùa nghịch, leo trèo trên xe (gồm cả xe buýt công cộng).
- Khi đợi đứng lùi lại 3 m hoặc 5 bước đến khi xe dừng hẳn.
- Đi vào xe theo hàng một, không chen lấn xô đẩy.
- Ngồi tại chỗ.
- Không thò đầu, tay ra ngoài.
- Khi ra khỏi xe, đi lên vỉa hè để lái xe thấy mình.
- Hướng dẫn người lớn cách dẫn trẻ qua đường, đèo trẻ bằng xe đạp và xe máy:
+ Trẻ dưới 6 tuổi phải ngồi trong ghế có dây an toàn.
- Xây dựng môi trường an toàn:
+ Tạo hành lang cho người đi bộ.
+ Có hệ thống biển báo nơi nguy hiểm cũng như tạo các hình thức để giảm thiểu tai nạn: như đường lánh nạn, cứu nạn; đặt các dải giảm tốc trước cổng trường học...
+ Có quy chế, qui định thời hạn sử dụng các phương tiện giao thông. Nghiêm cấm sử dụng các phương tiện giao thông không đảm bảo an toàn.
+ Phối hợp với Cảnh sát giao thông tăng cường cưỡng chế thi hành luật giao thông, xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm như đua xe, phóng nhanh; vượt đèn đỏ, uống rượu, chất có cồn và lái xe...
Sử dụng các thiết bị an toàn
- Trang bị mũ bảo hiểm khi trẻ dùng xe đạp hoặc tham gia giao thông cùng với người lớn.
- Ghế an toàn cho trẻ em khi đi xe đạp/máy do người khác đèo.
- Thắt dây an toàn khi ngồi trên ôtô.
7 điều bạn nên nhớ để tránh hậu quả của tai nạn giao thông
Để phòng tránh tai nạn giao thông, bạn không chỉ tuân theo luật đi đường mà còn phải biết cách xử lý những tình huống nguy hiểm. Hãy lưu ý 7 điều quan trọng sau đây, bạn sẽ đảm bảo an toàn cho bản thân và người đi cùng mình.
1. Luôn tập trung khi đang lái xe
Khi đang lái xe, bạn chỉ nên tập trung nhìn đường và không thực hiện bất kỳ hành động nào khác. Hậu quả khi bạn không tập trung khi lái xe có thể là té xe do các vật cản trên đường, va quẹt với xe khác, không kịp dừng khi cần…
2. Dừng xe lại khi nghe điện thoại
Bạn không nên dùng điện thoại khi đang lái xe dù với bất kỳ lý do gì vì điện thoại sẽ khiến bạn sao nhãng công việc lái xe. Dù nói chuyện điện thoại hay nghe nhạc, bạn cũng sẽ mất tập trung khi lái xe và dễ gặp tai nạn giao thông. Hơn nữa, nếu đeo tai nghe để nói chuyện điện thoại hay nghe nhạc, bạn sẽ không thể nghe tiếng còi từ những xe khác và không kịp tránh những xe này.
Để tránh các hậu quả của tai nạn giao thông, bạn hãy tắt điện thoại trước khi bắt đầu lái xe để tránh điện thoại reo khi đang lái và gây mất tập trung.
Nếu bạn cần gọi điện hay dò đường, hãy tấp xe vào lề rồi mới dùng điện thoại. Đồng thời, bạn hãy hạn chế tối đa việc nghe nhạc khi đang lái xe.
3. Không lái xe khi uống bia rượu
Sau khi uống bia rượu, kỹ năng lái xe của bạn sẽ không được như khi tỉnh táo vì khả năng phán đoán các tình huống trên đường suy giảm và tầm nhìn cũng yếu đi. Bạn dễ gặp tai nạn giao thông vì không nhìn rõ vật cản trên đường, khó giữ thăng bằng hay không đủ tỉnh táo để tuân thủ luật giao thông.
Ngoài những hậu quả của tai nạn giao thông, bạn cũng sẽ phải đóng một số tiền phạt khá lớn nếu bị công an phát hiện nồng độ cồn trong hơi thở của bạn.
Nếu uống bia rượu, bạn nên chọn một phương án khác để về nhà như đi taxi hay đi theo xe một người tỉnh táo.
4. Tuân thủ giới hạn tốc độ cho phép
Tuân thủ tốc độ cho phép để tránh hậu quả của tai nạn giao thông
Khi lái xe quá nhanh, bạn làm tăng nguy cơ gặp tai nạn giao thông vì xe đang đi với tốc độ nhanh rất khó dừng lại đột ngột. Hậu quả của tai nạn giao thông khi chạy quá tốc độ là chấn thương do không tránh được những vật cản bất ngờ như người qua đường, chó mèo hay một xe khác từ hẻm chạy ra. Ngoài ra, bạn cũng dễ té xe do bánh xe bị trượt khi lái nhanh.
Mỗi con đường đều có một giới hạn tốc độ nhất định nên bạn cần quan sát các biển hiệu giao thông để biết giới hạn này.
Để phòng chống tai nạn, bạn nên chạy với vận tốc khoảng 30 – 35km/h ở những khu dân cư.
5. Tránh các công trình đang thi công
Những công trình đang công hay lô cốt có thể khiến tầm nhìn bị hạn chế và bạn sẽ khó phán đoán những tình huống xảy ra trên đường. Ví dụ như bạn sẽ khó thấy các ổ gà trên đường hay những xe đi ngược chiều mình để kịp thời tránh. Ngoài ra, bạn cũng có thể bị thương hay bị nổ lốp bánh xe do đinh ốc hay đất đá từ công trình rơi ra.
Đôi khi, bạn có thể cần thay đổi đường đi làm hay đi học mỗi ngày nếu con đường cũ có công trình đang thi công.
Nếu không tránh được các công trình đang thi công, bạn hãy đi thật chậm nơi có công trình để kịp thời dừng khi có vật cản mình không thấy trước.
6. Nghiêm túc tuân thủ luật giao thông
Tinh thần nghiêm túc tuân thủ luật giao thông không chỉ giúp bạn tránh gặp rắc rối với công an mà còn bảo đảm an toàn cho chính bạn. Vậy nên, bạn cần đội nón bảo hiểm, chạy đúng làn đường, tuân thủ tín hiệu đèn giao thông…
7. Tránh xa các tài xế lái ẩu
Sẽ có lúc bạn gặp một số tài xế vượt đèn đỏ, lạng lách hay dành đường khi đang tham gia giao thông. Những tài xế này có thể va quẹt và khiến bạn té xe hay bị thương. Để tránh hậu quả của tai nạn giao thông do những tài xế bất cẩn, bạn hãy lái chậm lại, tấp bên lề phải và để họ vượt lên trước. Bạn càng tránh xa những người lái xe ẩu thì sẽ càng được an toàn.
Xem thêm
Xe hatchback là gì? Hatchback và sedan khác nhau thế nào?
Lỗi đi ngược chiều phạt bao nhiêu tiền 2022 đối với xe máy, ô tô?
Xe MPV là gì? Các dòng xe MPV phổ biến? Phân biệt xe MPV và SUV
Lỗi vượt đèn vàng có bị phạt không? Phạt bao nhiêu tiền?
IC xe máy là gì, gồm mấy loại? Thay IC xe máy bao nhiêu tiền?
Bằng lái xe B1 và B2 khác nhau chỗ nào?
Các loại bằng lái xe ô tô và cách phân biệt
Dung tích bình xăng xe Vision là bao nhiêu lít?
Bảng giá xăng RON 95 hôm nay ngày 18/01/2025