Nhựa thông được dùng để làm gì?
Nhựa thông được dùng để làm gì? Tác dụng của nhựa thông như thế nào? Nhựa thông có độc hay không? Mời bạn đọc cùng tham khảo chi tiết bài viết dưới đây của VnAsk.com để có thể hiểu rõ hơn nhé.
Ứng dụng của nhựa thông trong đời sống
Nhựa thông là chất nhựa được lấy từ cây thông, loài thông nhựa, được tinh chế để thu được tinh dầu thông, và phần còn lại là colophan được xà phòng hóa để làm xà phòng và sử dụng làm keo trong sản xuất giấy (keo nhựa thông) và một số ứng dụng trong công nghiệp điện, làm chất đốt...
Dầu thông
Dầu thông là một tinh dầu thu được từ chưng cất hơi lá kim, cành non và quả nón của một số loài thông, cụ thể như từ loài Pinus sylvestris.
Nó được sử dụng trong liệu pháp dầu thơm, như một chất tạo mùi thơm trong các loại dầu tắm, như một sản phẩm tẩy rửa hay như dầu bôi trơn trong các thiết bị đồng hồ nhỏ và đắt tiền. Nó cũng là chất khử mùi và kháng khuẩn tự nhiên. Nó cũng có thể được dùng làm thuốc tẩy uế, dầu xoa bóp và thuốc khử trùng. Nó cũng được dùng làm thuốc diệt cỏ hữu cơ có hiệu lực, trong đó tác động của nó là biến đổi lớp cutin dạng sáp của thực vật làm cho cây bị mất nước.
Dầu thông khác với các sản phẩm khác từ thông, như turpentin (dầu nhựa thông) là thành phần có điểm sôi thấp từ việc chưng cất nhựa thông, hay rosin (colophan), là phần bã rắn còn lại sau khi chưng cất turpentin.
Về mặt hóa học, dầu thông bao gồm chủ yếu là các rượu tecpen vòng. Nó cũng có thể chứa các hydrocacbon, ete và este tecpen. Thành phần chính xác phụ thuộc vào các yếu tố khác nhau, như chủng loại thông nào hay loại nguyên liệu (lá kim, cành non hay quả) đầu vào.
Trong công nghiệp, dầu thông được dùng trong tách chiết kim loại ra khỏi quặng[1]. Chẳng hạn, trong tách chiết đồng thì dầu thông được dùng làm thuốc tạo bọt để tách quặng đồng sulfua bằng phương pháp tuyển nổi.
Thuốc tẩy uế
Dầu thông là thuốc tẩy uế gốc phenol, có tính sát trùng nhẹ. Các loại thuốc tẩy uế dầu thông tương đối rẻ tiền và khá sẵn có. Chúng có tác dụng chống lại Brevibacterium ammoniagenes, nấm Candida albicans, Enterobacter aerogenes, Escherichia coli, các vi khuẩn đường ruột gam âm, các loại mầm bệnh trong gia đình như các loại gây ra bệnh vi khuẩn Salmonella, herpes simplex típ 1 và 2, cúm típ A, cúm virus típ A/Brasil, cúm virus típ A2/Nhật Bản, các vi khuẩn đường ruột như Klebsiella pneumoniae, các vi khuẩn gây ra mùi, nấm mốc, nấm mốc sương, Pseudomonas aeruginosa, Salmonella choleraesuis, Salmonella typhi, Salmonella typhosa, Serratia marcescens, Shigella sonnei, Staphylococcus aureus, Streptococcus faecalis, Streptococcus pyogenes, Trichophyton mentagrophytes.
Dầu thông cũng tiêu diệt các tác nhân gây ra thương hàn, viêm dạ dày ruột (một số), bệnh dại, bệnh tả, một vài dạng viêm màng não, ho gà, lậu mủ và một vài dạng bệnh lỵ. Tuy nhiên, nó không có tác dụng đối với các bào tử liên quan tới các bệnh như uốn ván hay bệnh than hoặc các virus không vỏ bọc như poliovirus, rhinovirus, viêm gan siêu vi B hay viêm gan siêu vi C.
Dầu thông có độ độc tính tương đối thấp đối với con người, độ ăn mòn thấp và độ tồn lưu hạn chế. Tuy nhiên, nó kích thích da và các màng nhầy và có thể gây ra các vấn đề về hô hấp. Các liều cao có thể gây ra suy nhược hệ thần kinh trung ương.
Cây thông nhựa
Thông nhựa, thông ta, thông hai lá hay thông Tenasserim (danh pháp hai phần: Pinus latteri). Loài này được Mason miêu tả khoa học đầu tiên năm 1849. Tuy nhiên, một số tác giả, như các nhà phân loại học tại Việt Nam vẫn thường làm, lại coi thông nhựa là đồng loài với thông Sumatra, một loài với danh pháp Pinus merkusii. Trong bài này sẽ coi đây là hai loài, theo như sách đỏ IUCN. Tên gọi khoa học đặt theo Tenasserim (hiện nay là Tanintharyi), một khu vực tại miền nam Myanma trên eo đất Kra.
Phân loại
Thông nhựa (Pinus latteri) có quan hệ họ hàng gần với thông Sumatra (Pinus merkusii), loài sinh sống xa hơn về phía nam ở Đông Nam Á, trên đảo Sumatra và tại Philippines. Một số nhà thực vật học coi cả hai là đồng loài (dưới tên gọi khoa học P. merkusii, là tên gọi được mô tả sớm hơn), nhưng thông Sumatra khác ở chỗ có lá ngắn hơn (15–20 cm) và mảnh hơn (dày dưới 1 mm), quả nón nhỏ hơn với các vảy mỏng hơn, các nón mở ra ngay sau khi thuần thục và hạt có khối lượng chỉ cỡ một nửa khối lượng hạt thông nhựa. Loài này cũng có họ hàng với nhóm các loài thông tại khu vực Địa Trung Hải, bao gồm thông Aleppo và thông Thổ Nhĩ Kỳ, và chia sẻ nhiều đặc trưng với chúng.
Đặc điểm nhận biết
Thông nhựa có thể chịu nóng, đất khô cằn, khí hậu gần biển. Là cây gỗ lớn, cao 25–45 m, tán hình trứng, phân cành thấp, vỏ cây màu xám nâu ở dưới, đỏ cam ở trên, thường nứt dọc sâu ở sát gốc, nhưng phần trên của thân cây thì nhẵn và dễ bong ra. Đường kính thân cây tới 1,5 m. Trong thân có nhiều nhựa, nhựa thơm hắc. Lá hình kim, có hai lá mọc cụm trên một đấu cành nhắn, lá có chiều dài 20–25 cm, dày trên 1 mm, có màu xanh đậm. Cành ngắn đính lá thường dài 1-1,5 cm, đính vòng xoắn ốc vào cành lớn. Nón đơn tính cùng gốc, nón cái chín trong hai năm. Nón thường hình trứng cân đối, có kích thước thường là: chiều cao 4–5 cm, chiều rộng 3–4 cm khi khép và 6–8 cm khi mở, cuống nón thường thẳng và dài 1,5 cm. Lá bắc kém phát triển, lá noãn thường hóa gỗ khi chín. Mặt vảy hình thoi, có hai gờ ngang dọc nổi rõ, rốn vảy lõm. Mỗi vảy có hai hạt. Hạt dài 7–8 mm, có cánh 20–25 mm. Phát tán hạt nhờ gió.
Sử dụng
Chủ yếu trồng để lấy nhựa, có thể lấy gỗ phục vụ xây dựng, đóng đồ dùng gia dụng. Có thể là cây tiên phong trồng rừng ở những nơi đất khô cằn. Nhựa thông được lấy từ cây thông được tinh chế để thu được tinh dầu thông, và phần còn lại là colophan được xà phòng hóa để làm xà phòng và sử dụng làm keo trong sản xuất giấy (keo nhựa thông) và một số ứng dụng trong công nghiệp điện, làm chất đốt...
Phân bố
Loài thông này là bản địa của khu vực Đông Nam Á, trong khu vực miền núi ở đông nam Myanma, miền bắc Thái Lan, Lào, Campuchia, Việt Nam, và các tỉnh Quảng Đông, Quảng Tây, Hải Nam của Trung Quốc. Nói chung loài thông này sinh sống tại khu vực có độ cao vừa phải, chủ yếu trong khoảng 400-1.000 m, nhưng đôi khi xuống thấp tới 100 m và lên cao tới 1.200 m.
Tại Việt Nam, thông nhựa phân bố nhiều ở các tỉnh miền trung, và một số ở các tỉnh phía đông Bắc Bộ. Thông nhựa được trồng chủ yếu ở Quảng Ninh, Hà Tĩnh, Nghệ An, Lâm Đồng (Đà Lạt). Thông có đặc tính là chịu lạnh tốt, thích nghi với độ cao từ 500 m.
Mời bạn đọc cùng tham khảo thêm tại mục hỏi đáp thắc mắc trong mục tài liệu nhé.
Xem thêm
Bảng cửu chương nhân chia từ 1 đến 10 và mẹo học nhanh
Bằng tốt nghiệp cấp 3 THPT có ghi xếp loại không?
Toán Lý Anh là khối gì? Làm nghề gì? Thi trường nào?
Dạy học Online và các lưu ý cần thiết
Các trường đại học công lập ở TPHCM và học phí 2022
C04 gồm những môn nào, ngành nào? Các trường có khối C04 năm 2022
Các hãng sơn nổi tiếng trên thị trường năm 2022
Bế giảng là gì? Lễ bế giảng tiếng Anh là gì?
Các concept chụp ảnh kỉ yếu đẹp, ý nghĩa, ý tưởng kỷ yếu độc và lạ