Lệnh LO trong chứng khoán là gì, bị hủy khi nào?
Lệnh LO trong chứng khoán là gì, bị hủy khi nào? Hãy đọc bài viết sau đây của để tìm hiểu rõ hơn về lệnh LO các bạn nhé!
Lệnh LO trong chứng khoán là gì, bị hủy khi nào?
Lệnh LO (Limit Order) hay còn gọi là lệnh giới hạn trong chứng khoán. Lệnh LO là lệnh mua hoặc bán chứng khoán do nhà đầu tư (NĐT) đặt theo mức giá chỉ định. Trong chứng khoán, lệnh LO sẽ có hiệu lực kể từ khi được nhập vào hệ thống giao dịch cho đến hết ngày giao dịch hoặc cho đến khi lệnh bị hủy bỏ.
Hiện nay, lệnh LO thường được dùng nhiều nhất là lệnh chờ trong giao dịch chứng khoán. Điều này có nghĩa là khi bạn đặt lệnh LO thì sẽ phải treo lệnh rồi chờ đến lượt mua bán chứ không được khớp ngay với bên đối ứng. Lệnh LO sẽ được khớp ngay chỉ xảy ra trong trường hợp bạn đặt mua với giá cao hơn hoặc bằng với giá hiện đang đặt bán.
Trong các lệnh giao dịch chứng khoán thì lệnh LO thường có mức độ ưu tiên khớp lệnh sau lệnh ATO, lệnh ATC trong phiên khớp lệnh định kỳ và khớp sau lệnh MP trong phiên khớp lệnh liên tục. Lệnh LO có thể được sử dụng trên cả 3 sàn giao dịch là Hose, HNX và UPCOM cũng như trong tất cả các phiên giao dịch.
Ví dụ: Giả sử bạn đặt mua/bán cổ phiếu VCB của Ngân hàng Thương mại cổ phần Ngoại thương Việt Nam bằng 1 lệnh LO thì lệnh đó sẽ xếp hàng vào ngay sau những lệnh đang chờ mua trong vùng ô vuông màu trắng. Nếu bạn đặt lệnh mua là 100 cổ phiếu VCB với mức giá 70.9 thì dòng đầu tiên trong cột chờ mua sẽ chuyển thành 6,100 - 70.9.
>> Xem thêm: Các loại lệnh trong chứng khoán và thời gian đặt lệnh
Các loại lệnh LO trong chứng khoán
Lệnh LO trong chứng khoán thường được phân thành 2 loại như sau:
- Lệnh LO ở phiên mở cửa: Lệnh LO này dùng để mua hoặc bán một loại cổ phiếu tại phiên mở cửa thị trường nếu mức giá thị trường thoả mãn các điều kiện giới hạn. Loại LO ở phiên mở cửa chỉ có hiệu lực trong phiên giao dịch đầu tiên, sau đó thì nó sẽ không còn hiệu lực nữa.
- Lệnh LO ở phiên đóng cửa: Đây là loại lệnh giới hạn LO để mua hoặc bán một loại cổ phiếu tại mức giá đóng cửa nếu mức giá này tốt hơn mức giá giới hạn. Nếu không đáp ứng được các điều kiện này thì lệnh LO ở phiên đóng của sẽ bị huỷ. Loại lệnh LO này là sự mở rộng của lệnh phiên đóng cửa thị trường, tức là lệnh sẽ được thực hiện tại mức giá đóng cửa. Do vậy, bằng cách đặt lệnh giới hạn tại phiên đóng cửa thì các bạn có thể giao dịch tại mức giá tốt hơn.
Ưu điểm, nhược điểm của lệnh LO
Ưu điểm
- Lệnh LO sẽ giúp các NĐT có cơ hội mua hoặc bán một loại chứng khoán với giá tốt hơn giá thị trường tại thời điểm lúc ra lệnh, từ đó sẽ thu về lợi nhuận cao hơn.
- Lệnh LO còn giúp các NĐT dự tính được mức lãi hoặc mức lỗ ngay khi giao dịch được thực hiện.
- Đồng thời, lệnh LO cũng sẽ giảm thiểu các rủi ro trong giao dịch khi NĐT chỉ được đặt lệnh trong trường hợp đã sở hữu đầy đủ những điều kiện cần thiết.
Nhược điểm
- Các NĐT sẽ gặp rủi ro mất cơ hội đầu tư trong trường hợp giá thị trường bỏ xa mức giá giới hạn.
- Trong nhiều trường hợp, lệnh LO có thể không được thực hiện ngay cả khi giá giới hạn được đáp ứng vì không đáp ứng được các nguyên tắc ưu tiên trong khớp lệnh.
- Lệnh LO có thể tạo ra áp lực tâm lý cho các NĐT khi phải mất thời gian chờ đợi do biến động của thị trường không khớp với dự đoán của họ.
Trên đây là những thông tin về lệnh LO trong chứng khoán mà VnAsk muốn chia sẻ đến bạn. Hy vọng, những thông tin vừa rồi là hữu ích đối với bạn. Đừng quên thường xuyên ghé để cập nhật nhiều thông tin hữu ích bạn nhé. Cảm ơn các bạn đã quan tâm theo dõi bài viết!
>>> Xem thêm:
- Lệnh MP là gì trong chứng khoán? Đặc điểm của lệnh MP
- Cổ phiếu là gì? Đầu tư cổ phiếu là gì? Thị trường cổ phiếu là gì?
- Chứng khoán là gì? Đầu tư chứng khoán là gì? Thị trường chứng khoán là gì?
- Sàn Hose là gì? Thời gian giao dịch chứng khoán Hose
- Trái phiếu chuyển đổi là gì? Khác gì trái phiếu không chuyển đổi?
- CE trong chứng khoán là gì? CE là viết tắt của từ gì?
Nếu bạn có nhu cầu mua các sản phẩm đồ gia dụng, điện máy - điện lạnh, thiết bị văn phòng, y tế & sức khỏe, thiết bị số - phụ kiện… thì bạn hãy truy cập website để đặt hàng online, hoặc bạn có thể liên hệ đặt mua trực tiếp các sản phẩm này tại:
Xem thêm
Niêm yết là gì? Danh sách công ty niêm yết trên sàn chứng khoán
Giá Bitcoin hôm nay là bao nhiêu? Biểu đồ giá Bitcoin trực tuyến mới nhất
Tạm khóa báo có là gì? Cách tạm khóa báo có vào tài khoản ngân hàng
Các sàn giao dịch chứng khoán Việt Nam uy tín, lớn nhất hiện nay
mPOS là gì? Trả góp mPOS là gì?
Vàng 610 là vàng gì, bao nhiêu K? Vàng 610 có bị đen không?
Bitcoin là gì? Đào bitcoin là gì? Những điều cần biết về đồng tiền điện tử bitcoin
Cách chuyển đổi thẻ từ sang thẻ chip Techcombank online
Trái phiếu Chính phủ là gì? Lãi suất trái phiếu Chính phủ 2021