Mâm cúng Thần Tài gồm những gì? Cách bày mâm cúng Thần Tài chuẩn nhất
Cúng Thần Tài là một trong những nghi thức rước tài lộc và may mắn về nhà của người dân Việt, đặc biệt quan trọng đối với các hộ kinh doanh, cửa hàng, doanh nghiệp. Vậy mâm cúng Thần Tài gồm những gì? Hãy đọc bài viết sau đây của để tìm hiểu thêm về những lễ vật cần cho mâm cúng Thần Tài và cách bày mâm cúng Thần Tài bạn nhé!
Thần Tài là vị thần chuyên cai quản “Tài - Phúc - Phú - Quý”, được nhiều gia đình Việt thờ phụng. Thông thường, người ta sẽ cúng Thần Tài vào các dịp như ngày vía Thần Tài mùng 10, mồng 1, ngày rằm Âm lịch hàng tháng. Trong đó, cúng ngày vía Thần Tài mồng 10 tháng Giêng được xem là quan trọng nhất năm.
Mâm cúng ngày vía Thần Tài mồng 10 tháng Giêng
Chuẩn bị mâm cúng vía Thần Tài
Ngày vía Thần Tài cúng gì? Theo phong tục truyền thống của người Việt thì mâm cúng Thần Tài vào mùng 10 tháng Giêng Âm lịch đầy đủ nhất sẽ bao gồm những lễ vật sau:
- Nến (đèn cầy).
- Hương (nhang).
- 3 ly nước sạch.
- 3 ly rượu.
- 1 đĩa gạo tẻ.
- Tiền vàng mã.
- 1 đĩa muối hạt sạch.
- 1 bao thuốc lá.
- Bộ tam sên: Thịt lợn luộc, 3 quả trứng gà luộc, 3 con tôm (hấp hoặc chiên).
- Hoa tươi như hoa cúc vàng, hoa đồng tiền...
- Một đĩa để vài tờ tiền lẻ.
- 1 đĩa bánh kẹo.
- 1 đĩa đựng 1 quả cau và 1 lá trầu.
- 1 đĩa xôi đậu xanh.
- Cá lóc nướng hoặc heo quay bánh hỏi (tùy chọn theo điều kiện mỗi gia đình).
>>> Xem thêm: Gạo muối cúng Thần Tài, ông Táo, giao thừa xong làm gì?
Cách bày mâm cúng Thần Tài mùng 10 tháng Giêng
- Bàn thờ Thần Tài không được đặt sát nhà tắm bởi dân gian quan niệm phòng tắm là nơi ô uế, đặt bàn thờ Thần Tài gần phòng tắm sẽ làm mất không khí tôn nghiêm. Xem thêm: Đặt ông Thần Tài bên trái hay bên phải, sao cho đúng?
- Ở giữa bàn thờ Thần Tài - ông Địa bạn đặt một hũ gạo, một hũ muối và một hũ nước đầy bởi đây đều là những lương thực thiết yếu của con người nhằm cầu mong một năm đủ đầy, no ấm.
- Lọ hoa bạn đặt bên tay phải và mâm ngũ quả bên tay trái theo chiều nhìn từ ngoài vào trong.
- Bạn đặt ông Thần Tài và ông Địa ở giữa.
- Bát nhang thì bạn cần cẩn thận khi bày trí bởi nếu chẳng may bị xê dịch ra ngoài vị trí ban đầu có thể khiến công việc làm ăn gặp nhiều khó khăn, bất lợi.
- Trầu cau đặt ở phía trước lọ hoa.
- Thuốc lá bạn có thể đặt lên mâm ngũ quả.
- Bộ tam sên bạn sắp xếp ở ngoài sao cho đẹp mắt.
- Nến/đèn bạn đặt phía trước tượng ông Thần Tài.
- Xôi và cá lóc (nếu có) bạn hãy bày trí cùng với bộ tam sên sao cho phù hợp.
- Ông Cóc bạn hãy quay hướng ra ngoài vào ban ngày để nghênh đón tài lộc. Tối đến bạn lại quay ông Cóc vào trong để giữ lộc, tránh thất thoát tiền của.
>> Xem thêm: Không có bàn thờ Thần Tài thì cúng ở đâu? Không kinh doanh có nên thờ Thần Tài?
Một số lưu ý khi chuẩn bị đồ lễ cúng vía Thần Tài
- Trước khi làm lễ cúng Thần Tài, bạn cần phải lau sạch bụi tại bàn thờ, sau đó sắp xếp lại bàn thờ để mặt trước của bàn thờ gọn gàng và sạch sẽ nhất. Nếu cẩn thận hơn thì trước ngày mùng 10 tháng Giêng, bạn có thể lau và dọn bàn thờ trước, sau đó lau tượng ông Thần Tài, ông Thổ Địa bằng nước có ngâm hoa tươi hoặc rượu trắng để làm sạch và tẩy bụi.
- Thắp hương: Có nhiều nơi cho rằng nên thắp hương vào ban ngày, có nơi lại cho rằng cần thắp hương vào chiều tối. Điều này thực ra không có quy định cụ thể. Bạn có thể chọn giờ tốt cúng vía Thần Tài để kích hoạt trường khí tốt hơn.
- Nước: Chén để nước cần rửa sạch trước khi rót nước và chỉ cần 1 chén là đủ. Lưu ý: Bạn không nên rót quá đầy nước, cần cách miếng chén khoảng 1cm và không làm tràn nước ra ngoài hoặc đổ lên bàn.
- Hoa: Bạn có thể dùng bình hoa bằng thủy tinh hoặc gốm sứ đều được. Khi cắm hoa bạn chọn hoa tươi và có nụ, có hương thơm thì càng tốt. Bạn tuyệt đối không dùng hoa giả.
- Quả: Bạn nên chọn quả tươi, ngon và còn nguyên vẹn. Một số hoa quả thường dùng là táo, chuối, lê, cam, quýt… và tuyệt đối không dùng quả nhựa.
- Đèn, nến: Bạn nên dùng đèn dầu hoặc nến, tuyệt đối không dùng đền nhấp nháy, đèn điện để cúng bởi có thể tạo ra trường khí xấu, gây ảnh hưởng đến việc thờ cúng.
- Khi hành lễ, gia chủ nên đọc thật to, rõ ràng bài văn khấn ngày Vía Thần Tài để cầu mọi việc được hanh thông.
- Thắp hương cúng Thần Tài có thể tiến hành bất kỳ giờ nào trong ngày nhưng tốt nhất, chọn ngày giờ đẹp có sao tốt để kích hoạt trường khí dễ hơn.
>>> Xem thêm: Bài văn khấn Thần Tài ngày 10 tháng Giêng chuẩn nhất
Cách chuẩn bị mâm cúng Thần Tài vào những ngày khác
Vào các ngày mùng 10 Âm lịch hàng tháng hoặc các ngày rằm như rằm tháng 7, rằm tháng Chạp, rằm hàng tháng, bạn chỉ cần thay nước mỗi ngày, thay hoa tươi (có thể 1 tuần thay 1 lần) và chuẩn bị lễ vật cúng Thần Tài đơn giản như bánh kẹo, hoa quả tươi, tiền lẻ... Bạn cũng có thể thực hiện cúng lễ Thần Tài và thắp nhang đều đặn vào mỗi sáng khi bạn mở cửa hàng. Với các hộ gia đình và công ty thì có thể chỉ cần thắp hương vào mùng 10 Âm lịch hàng tháng và những ngày mùng 1 đầu tháng, ngày rằm giữa tháng là được.
Lưu ý: Các gia đình có thể chuẩn bị mâm lễ cúng Thần Tài nhỏ và đơn giản tùy theo điều kiện của mỗi gia đình, không nên lãng phí, chủ yếu là bạn tỏ lòng biết ơn và thành tâm đối với các vị thần linh là được nhé.
Trên đây là những thông tin về cách chuẩn bị và bày mâm cúng Thần Tài chuẩn nhất mà VnAsk muốn chia sẻ đến bạn. Hy vọng, những thông tin vừa rồi là hữu ích đối với bạn. Đừng quên thường xuyên truy cập website để cập nhật những thông tin hữu ích bạn nhé. Cảm ơn các bạn đã quan tâm theo dõi bài viết!
Xem thêm
Ngày 28/8 là ngày gì? Ngày 28 tháng 8 là cung gì?
Ngày 5/5 dương lịch là ngày gì? Thuộc cung gì?
Viếng chùa online là gì? Đi chùa trực tuyến: Nên hay không?
10 điều cấm kỵ trong ngày lễ Thanh minh
Ngày Trái Đất là ngày gì? Ngày Trái Đất 2022 là ngày nào?
Cách làm bánh trôi, bánh chay đơn giản nhất cho Tết Hàn Thực
Hình ảnh ngày Quốc tế Thiếu nhi 1/6 đẹp, ý nghĩa, vui tươi
Câu hỏi về ngày 22-12 có đáp án
Lễ Phật Đản ngày nào? Đại lễ Phật Đản 2024 là ngày nào?