Lễ Chúa Ba Ngôi vào ngày nào? Lịch sử, ý nghĩa Lễ Chúa Ba Ngôi

Cập nhật: 28/03/2024

Lễ Chúa Ba Ngôi diễn ra vào ngày nào trong năm? Ngày lễ này có ý nghĩa gì đối với cộng đồng Công giáo? Bạn đọc hãy cùng chúng tôi tìm hiểu trong bài viết dưới đây nhé!

Lễ Chúa Ba Ngôi là gì? Diễn ra vào ngày nào?

1.

Lễ Chúa Ba Ngôi là gì? Diễn ra vào ngày nào?

Lễ Chúa Ba Ngôi là Đại Lễ mừng kính mầu nhiệm Thiên Chúa Ba Ngôi Chí Thánh hay được gọi là Trinitatis trong tiếng La-tinh. Theo giáo lý của hầu hết các Giáo hội thuộc cộng đồng Kitô giáo, Thiên Chúa là duy nhất, hiện hữu trong ba ngôi vị là Chúa Cha, Chúa Con và Chúa Thánh Linh (Chúa Thánh Thần).

Lễ Chúa Ba Ngôi sẽ diễn ra vào ngày nào trong năm 2025? Thánh lễ này sẽ được tổ chức vào Chúa Nhật đầu tiên sau Đại Lễ Kính Chúa Thánh Thần Hiện Xuống, tức là vào Chúa Nhật ngày 30 tháng 5. 

Hiện nay, bởi vì ảnh hưởng của dịch Covid-19 và nhiều lí do khách quan khác, việc cử hành phụng vụ tập trung có thể bị tạm dừng, một số giáo dân trong cộng đoàn thì không thể đến hiệp thông Thánh lễ trực tiếp tại nhà thờ. Để khắc phục tình trạng này, tạo điều kiện thuận lợi nhất cho giáo dân trong khu vực cũng như chung tay phòng ngừa, kiểm soát và đẩy lùi dịch bệnh, nhiều Tổng giáo hội, Giáo hội đã quyết định tổ chức các Thánh lễ trực tuyến trên kênh truyền thông Youtube, website của mình. Các Kitô hữu chỉ cần chọn một địa điểm phù hợp, chuẩn bị thiết bị nghe nhìn như tivi, máy tính, điện thoại và một đường truyền Internet ổn định là đã có thể tham dự Thánh lễ từ xa.

Lịch sử, ý nghĩa của Lễ Chúa Ba Ngôi?

2.

Lịch sử, ý nghĩa của Lễ Chúa Ba Ngôi?

Lễ Chúa Ba Ngôi dựa trên học thuyết Ba Ngôi đã được các bản tín điều Nicaea (năm 325) và Athanasius (khoảng năm 500) khẳng định là giáo lý chính thức của Hội thánh. Theo đó, Thiên Chúa là duy nhất, Thiên Chúa hiện hữu trong ba ngôi vị là Cha, Con và Thánh Thần. Ba Ngôi tuy riêng biệt nhưng bình đẳng, có cùng một bản thể, quyền năng, hành động và ý chí như nhau, đồng tồn tại vĩnh cửu.

Đại Lễ Chúa Ba Ngôi đã có từ hồi thế kỷ X, nhưng tùy theo mỗi địa phương mà được mừng kính vào các thời điểm khác nhau. Cho đến 1334, Đức Thánh Cha Gioan XXII đã thiết lập Đại Lễ này cho toàn thể Giáo hội Công giáo và truyền cử hành vào chung một ngày. Tuy nhiên, thời gian cử hành chung cũng đã từng bị thay đổi nhiều lần sau đó. Từ thế kỷ XVIII cho tới nay thì Đại Lễ được ấn định cử hành vào ngày Chúa Nhật thứ nhất sau Lễ Chúa Thánh Thần Hiện Xuống.

Giáo hội Công giáo cử hành Đại Lễ Kính Chúa Ba Ngôi với bậc Lễ Trọng. Trong khi đó, Giáo hội Tin Lành còn cử hành Đại Lễ này một cách long trọng hơn, như một Đại Lễ Tuyên Xưng Đức Tin với việc lập lại hai Kinh Tin Kính chung và cổ xưa nhất của Giáo hội Công giáo là Kinh Tin Kính Công Đồng Nicea và Kinh Tin Kính Thánh Athanaxiô.

Các Kitô hữu mừng Lễ Chúa Ba Ngôi với những ý nghĩa sau:

  • Diễn tả sự hiện hữu duy nhất của Ba Ngôi Thiên Chúa, giúp các tín đồ Kitô giáo nhận biết và tôn thờ Một Thiên Chúa với Ba Ngôi, một trong những mầu nhiệm người tín hữu phải tin cho được rỗi linh hồn.
  • Thông qua mạc khải Thiên Chúa Ba Ngôi, Thiên Chúa bày tỏ chính nội tâm sâu xa nhất và bản tính thật của Ngài. Đây là những minh chứng rõ ràng nhất cho sự yêu thương tuyệt đối của Thiên Chúa đối với con người, đối với nhân loại.

Nghi thức Lễ Chúa Ba Ngôi

3.

Nghi thức Lễ Chúa Ba Ngôi

Đại Lễ Chúa Ba Ngôi sẽ được cử hành theo trình tự nghi thức sau:

  • Bậc lễ: Trọng
  • Màu phụng vụ: Trắng

1. Dẫn vào Thánh Lễ

Anh chị em thân mến! Mầu nhiệm một Chúa Ba Ngôi là mầu nhiệm vô cùng siêu việt, thẳm sâu, chính Chúa Giêsu mạc khải, nhân loại mới có thể biết được. Con người không thể dùng lý trí, các phương tiện khoa học dầu thật hiện đại để khám phá, kiểm chứng, thấu hiểu. Muốn cảm nhận được mầu nhiệm ấy, con người phải trở về nội tâm của mình, đặt hết niềm tin vào Lời Thiên Chúa dạy bảo. Đó là cách tốt nhất để sống mầu nhiệm cao cả này. Nếu Ba Ngôi là kiểu mẫu của gia đình, thì mọi thành viên trong gia đình cũng phải yêu nhau bằng tình yêu trao ban, tình yêu tự hiến, tình yêu rộng mở đối với mọi người và biết tha thứ. Trong tâm tình đó, chúng ta cùng thành tâm thống hối.

2. Ca nhập lễ

Chúc tụng Chúa Cha, Chúa Con và Chúa Thánh Thần, vì Chúa đã tỏ lòng từ bi đối với chúng ta.

3. Lời nguyện nhập lễ

Lạy Thiên Chúa là Cha chúng con, Chúa đã sai Con Một là Lời chân lý và sai Thánh Thần, Ðấng thánh hoá muôn loài đến trần gian mặc khải cho chúng con biết mầu nhiệm cao vời của Chúa. Xin cho chúng con hằng tuyên xưng đức tin chân thật là nhận biết và tôn thờ một Thiên Chúa Ba Ngôi uy quyền vinh hiển. Chúng con cầu xin…

4. Bài Ðọc I: Ðnl 4, 32-34. 39-40

5. Đáp ca Lễ Chúa Ba Ngôi: Tv 32, 4-5. 6 và 9. 18-19. 20 và 22

Xướng: Vì lời Chúa là lời chân chính, bao việc Ngài làm đều đáng cậy tin. Chúa yêu chuộng điều công minh chính trực, địa cầu đầy ân sủng Chúa.

  • Đáp: Phúc thay dân tộc mà Chúa chọn làm cơ nghiệp riêng mình (c. 12b).

Xướng: Do lời Chúa mà trời xanh được tạo thành, và mọi cơ binh chúng đều do hơi thở miệng Ngài. Vì chính Ngài phán dạy mà chúng được tạo thành, chính Ngài ra lệnh mà chúng trở nên thực hữu.

  • Đáp: Phúc thay dân tộc mà Chúa chọn làm cơ nghiệp riêng mình (c. 12b).

Xướng: Kìa Chúa để mắt coi những kẻ kính sợ Ngài, nhìn xem những ai cậy trông ân sủng của Ngài, để cứu gỡ họ khỏi tay thần chết, và nuôi dưỡng họ trong cảnh cơ hàn.

  • Đáp: Phúc thay dân tộc mà Chúa chọn làm cơ nghiệp riêng mình (c. 12b).

Xướng: Linh hồn chúng con mong đợi Chúa, chính Ngài là Ðấng phù trợ và che chở chúng con. Lạy Chúa, xin đổ lòng từ bi xuống trên chúng con, theo như chúng con tin cậy ở nơi Ngài.

  • Đáp: Phúc thay dân tộc mà Chúa chọn làm cơ nghiệp riêng mình (c. 12b).

6. Bài Ðọc II: Rm 8, 14-17

7. Alleluia: Kh 1, 8

Alleluia, alleluia!

Sáng danh Ðức Chúa Cha, và Ðức Chúa Con, và Ðức Chúa Thánh Thần; sáng danh Thiên Chúa, Ðấng đang có, đã có và sẽ đến.

Alleluia.

8. Phúc Âm: Mt 28, 16-20

9. Lời nguyện tín hữu

10. Lời nguyện tiến lễ

Lạy Chúa, này chúng con kêu cầu danh thánh Chúa, cúi xin Chúa nhận lời cầu nguyện và thánh hoá lễ vật chúng con dâng. Nhờ lễ vật này xin biến đổi chúng con thành của lễ hoàn hảo đời đời dâng tiến Chúa. Chúng con cầu xin…

Lời tiền tụng

Lạy Chúa là Cha chí thánh là Thiên Chúa toàn năng hằng hữu, chúng con tạ ơn Chúa mọi nơi, mọi lúc, thật là chính đáng, phải đạo, và sinh ơn cứu độ cho chúng con.

Cùng với Con Một Chúa và Chúa Thánh Thần, Chúa là Thiên Chúa duy nhất, là Chúa Tể duy nhất, không phải trong một ngôi đơn độc nhưng trong Ba Ngôi cùng một bản thể. Nhờ mặc khải Chúa ban, chúng con tin Chúa là Ðấng vinh hiển và chúng con cũng tin như thế về Con Chúa và Chúa Thánh Thần. Và khi tuyên xưng Chúa là Thiên Chúa chân thật và hằng hữu, chúng con tôn thờ Ba Ngôi tuy riêng biệt, nhưng cùng một bản thể duy nhất và một uy quyền ngang nhau. Vì thế, các Thiên thần và tổng lãnh Thiên thần ngợi khen Chúa và hàng ngày không ngớt lời ca tụng, đồng thanh tung hô rằng:

Thánh! Thánh! Thánh!…

12. Ca hiệp lễ

Vì anh em được làm con cái, nên Thiên Chúa đã sai Thánh Thần của Con Chúa vào tâm hồn chúng ta, mà kêu lên rằng: Abba, nghĩa là “Lạy Cha”.

13. Lời nguyện hiệp lễ

Lạy Chúa là Thiên Chúa chúng con, xin cho bí tích chúng con vừa lãnh nhận, và lời chúng con tuyên xưng Chúa là một Chúa Ba Ngôi, đem lại cho hồn xác chúng con ơn cứu độ muôn đời. Chúng con cầu xin…

14. Suy niệm

15. Kết thúc

Ðể giải tán dân chúng, Linh mục hoặc Phó tế nói: Lễ xong, chúc anh chị em đi bình an. Alleluia. Alleluia.

Ðáp: Tạ ơn Chúa. Alleluia. Alleluia.

Gợi ý một số bài hát và Thánh ca Lễ Chúa Ba Ngôi

4.

Thánh ca Lễ Chúa Ba Ngôi

Bài hát Lễ Chúa Ba Ngôi

Bài hát Lễ Chúa Ba Ngôi số 1: Giọt lệ ăn năn

Bài hát Lễ Chúa Ba Ngôi số 2: Hồn tôi ơi

Bài hát Lễ Chúa Ba Ngôi số 3: Kính dâng Ba Ngôi

Trên đây là những thông tin về Lễ Chúa Ba Ngôi mà muốn chia sẻ, hy vọng sẽ giúp ích được cho bạn! Truy cập  để đọc thêm những bài viết bổ ích với nội dung đa dạng, hấp dẫn khác nhé!

>> Xem thêm các bài viết cùng chủ đề: