Thỏ Phục sinh (Easter Bunny) là gì? Câu chuyện và ý nghĩa của Thỏ Phục sinh
Có khá nhiều biểu tượng liên quan tới ngày lễ Phục sinh của người theo đạo Thiên Chúa. Một trong số đó phải kể tới Thỏ Phục sinh. Vậy Thỏ Phục sinh (Easter Bunny) là gì? Câu chuyện và ý nghĩa của Thỏ Phục sinh như thế nào? Mời bạn theo dõi bài viết này của chúng tôi để có được lời giải đáp nhé.
>> Xem thêm: Mùa chay năm nay bắt đầu từ ngày nào? Lịch ngày ăn chay Công giáo năm nay
Thỏ Phục sinh (Easter Bunny) là gì?
Thỏ Phục sinh chính là một trong những biểu tượng đặc trưng của ngày lễ Phục sinh của người theo đạo Kitô giáo. Theo các Kitô hữu, ngày lễ Phục sinh là một ngày lễ quan trọng trong năm nhằm tưởng nhớ tới cái chết và sự phục sinh của Chúa Giê-su sau khi ngài bị đóng đinh trên thập tự giá.
Ngày lễ Phục sinh và Chúa Giê-su mang ý nghĩa đặc biệt, thể hiện cho sự hồi sinh, sức sống mạnh mẽ cùng những mong ước về một tương lai tốt đẹp hơn của người Kitô giáo.
Trong khi đó, con Thỏ lại là loài vật có khả năng sinh sản "chóng mặt", chính vì thế nó cũng được coi là biểu tượng cho sự sinh sôi, phát triển, thể hiện cho mong ước về một cuộc sống mới đầy tích cực.
Với những người Kitô giáo, Thỏ Phục sinh chính là con vật đem đến trứng Phục sinh - một trong những biểu tượng đặc trưng của ngày lễ Phục sinh.
Theo truyền thống của giáo hội Luther ở Đức, Thỏ Phục sinh ban đầu có vai trò giống như một người phán xử để đánh giá xem những đứa trẻ đã cư xử đúng mực hay chưa, có ngoan ngoãn hay không, có vâng lời người lớn không khi bắt đầu tới mùa Phục sinh. Theo truyền thuyết, Thỏ Phục sinh chính là nhân vật tương tự với ông già Noel với nhiệm vụ mang những quả trứng đầy màu sắc cùng kẹo, đồ chơi tới nhà những đứa trẻ vào buổi tối trước ngày lễ Phục sinh.
Câu chuyện và ý nghĩa của Thỏ Phục sinh
Trên thực tế, Thỏ là loài vật sinh con chứ không phải đẻ trứng. Tuy nhiên, câu chuyện Thỏ Phục sinh lại hoàn toàn là một chuyện khác. Bên cạnh khả năng sinh sản nhanh, là biểu tượng cho sự sinh trưởng, phát triển mạnh mẽ thì hình ảnh những chú Thỏ cũng được gắn liền với một truyền thuyết về Ostara (hay còn gọi là Eostre). Đây chính là nữ thần mùa Xuân và cũng chính là người được lấy tên để đặt cho lễ Phục sinh (Easter Day).
Chuyện kể rằng, có một lần nữ thần Ostara mang màu Xuân tới với trái đất muộn. Điều này đã khiến cho muông thú và vạn vật phải chịu cảnh giá lạnh. Khi Ostara tới đã vô tình thấy một chú chim sắp chết cóng bởi 2 cánh đã bị đóng băng.
Cảm thương trước cảnh tượng đó, Ostara bèn giải cứu chú chim và biến nó thành một con Thỏ và luôn giữ nó bên mình để làm thú cưng. Nữ thần cũng ban cho con Thỏ khả năng sinh sản bằng cách đẻ trứng cùng với đó là khả năng chạy nhảy rất nhanh. Nữ thần muốn con Thỏ ấy sẽ thay người đi tặng quà cho những đứa bé khi mùa Xuân về.
Tuy nhiên, về sau, chú Thỏ vô tình khiến cho nữ thần Ostara nổi giận và bị thần ném lên bầu trời, hóa vào chòm sao Lepus. Mỗi năm, Thỏ chỉ được xuống trần gian đúng 1 lần vào mùa Xuân để tặng những quả trứng đầy màu sắc, đáng yêu tới lũ trẻ. Kể từ đó, hình ảnh Thỏ đem theo trứng đã trở thành một biểu tượng, một nét rất riêng biệt của ngày lễ Phục sinh.
Hi vọng rằng những chia sẻ trên đây của chúng tôi đã giúp bạn biết được Thỏ Phục sinh (Easter Bunny) là gì, câu chuyện và ý nghĩa của Thỏ Phục sinh như thế nào.Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết!
Đừng quên thường xuyên truy cập website để cập nhật nhiều thông tin hữu ích bạn nhé.
>> Tham khảo thêm:
- Lễ Tạ ơn Thanksgiving Day là gì? Lễ Tạ ơn là ngày nào?
- Lời chúc mừng lễ Phục sinh hay, câu chúc mừng lễ Phục sinh bằng tiếng Anh ý nghĩa
- Lễ Phục sinh Easter Day là ngày gì, có ý nghĩa gì? Lễ Phục sinh 2025 ngày nào?
- Ý nghĩa trứng Phục sinh là gì? Cách trang trí trứng Phục sinh đẹp nhất
- Hình ảnh, thiệp chúc mừng lễ Phục sinh đẹp, ý nghĩa thay lời chúc
Xem thêm
Lịch Công giáo: Lịch Công giáo tháng 11
Lịch Công giáo: Lịch Công giáo tháng 8
Lịch Công giáo: Lịch Công giáo tháng 6
Tuần Bát nhật Phục sinh là gì? Nguồn gốc, ý nghĩa Bát nhật Phục sinh
Thánh ca Mùa Chay: Tổng hợp những bài nhạc thánh ca Mùa Chay hay nhất
Lịch Công giáo: Lịch Công giáo tháng 9
Ý nghĩa trứng Phục sinh là gì? Cách trang trí trứng Phục sinh đẹp nhất
Nguồn gốc, ý nghĩa Thánh lễ Lòng Chúa Thương Xót
Lễ Chúa Giêsu Lên Trời ngày nào? Lịch sử, ý nghĩa Lễ Chúa Thăng Thiên