Khoan thư sức dân nghĩa là gì?
Ý nghĩa của khoan thư sức dân
Khoan thư sức dân nghĩa là gì? Mời các bạn cùng tìm hiểu đôi nét về ý nghĩa của cụm từ khoan thư sức dân trong bài viết sau đây của VnAsk.
- Bài dự thi tìm hiểu về đại thi hào dân tộc Nguyễn Du và tác phẩm truyện Kiều
- Rằm tháng 7 nên cúng cô hồn vào giờ nào?
1. Khoan thư sức dân là gì
Khoan thư sức dân là khái niệm nổi tiếng về quốc sách trị nước của Hưng Đạo Đại Vương Trần Quốc Tuấn. Ta có thể hiểu "Khoan thư" ở đây nghĩa là khoan hồng, khoan dung, hay miễn giảm những thứ làm lao lực sức dân. Ngày nay, trong thời bình, đây là một quốc sách trị nước được Đảng và nhà nước ta ưu tiên hàng đầu. Khoan thư sức dân ngày nay hiểu là làm cho nhân dân đỡ khổ, đỡ lao lực để mà chăm lo cho cái "gốc rễ" của một quốc gia là nhân dân. Nhân dân hạnh phúc thì đất nước mới thịnh vượng; hay nhân dân chính là gốc rễ cần chăm sóc lâu bền của nhà nước nên phải khoan thư sức dân. Trong cuộc sống ngày nay, nhà nước vẫn luôn có chính sách quan tâm đến đời sống vật chất, sức khỏe của người dân, đặc biệt là người dân những vùng kinh tế khó khăn. Mọi công dân đều được hưởng đời sống bình đẳng, ấm no và hạnh phúc, được chăm lo và tự do phát triển. Tóm lại, kế sách khoan thư sức dân là chăm lo cho đời sống nhân dân, tránh lãng phí sức lực của nhân dân là 1 quốc sách trị nước tuyệt vời mà ngày nay vẫn còn áp dụng.
"Khoan thư sức dân" ý chỉ đất nước khi ở trong thời bình thì triều đình phải phải lo cho dân, vì nhân dân và vì lợi ích lâu dài cho nhân dân và dân tộc.
Trần Hưng Đạo đã từng nói: "Khoan thư sức dân để làm kế sâu rễ bền gốc, đó là thượng sách giữ nước."
2. Đôi điều bàn về khoan thư sức dân
“Khoan thư sức dân” trong thời bình, nghĩa gần nhất/ thấy ngay, là giảm bớt sự đóng góp/ huy động nhân lực vật lực/ sức người sức của, thì giờ/ tiền bạc... của nhân dân so với thời chiến, sao cho dân giàu hơn thời chiến, sung sướng hơn lên chứ không phải lao lung như thời chiến, nghĩa là “nhàn” hơn thời chiến. Bên cạnh đó, còn có những nghĩa xa hơn, trừu tượng hơn: “Lao” thì có “lao lực”, “lao tâm”. Bớt sức, bớt của mới chỉ là bớt “lao lực”. Bớt được “lao tâm” cũng cần không kém. Cho nên, còn phải “khoan thư sức dân” bằng cách làm cho dân không bị bất an, phân tâm, loạn tâm, lao tâm khổ trí, bực bội đủ điều, tức là làm cho dân “nhàn tâm”. Vì thế mà Nguyễn Trãi thì xin vua chăm dân sao cho “khắp thôn cùng xóm vắng không một tiếng hờn giận oán sầu”. Vì thế mà Bác Hồ dặn “chớ điếu phúng linh đình mà lãng phí thì giờ và tiền bạc của nhân dân”... Người cũng từng nói: “Nếu nước độc lập mà dân không hưởng hạnh phúc tự do, thì độc lập cũng chẳng có nghĩa lý gì”. Giành độc lập là việc thời chiến, làm cho dân hạnh phúc là việc thời bình.
“Khoan thư sức dân” chính là bồi bổ “gốc rễ” của nước nhà, để nước nhà được trường tồn, vẻ vang, chứ thời bình mà không chăm “gốc rễ”, chỉ nương vào công đức/ công sức của tiền nhân để hưởng lợi riêng, “vinh thân phì gia”, thì còn nói đến làm gì.
Mời các bạn tham khảo thêm các thông tin hữu ích khác trên chuyên mục Tài liệu của VnAsk.
Xem thêm
Bài phát biểu của lãnh đạo xã tại lễ khai giảng năm học mới 2023 - 2024
Điểm chuẩn là gì? Điểm chuẩn các trường đại học 2021
Trước khi đi thi nên làm gì, ăn gì để may mắn?
Mẫu bản tường trình về việc mất thẻ Đảng viên chuẩn nhất
C01 gồm những môn nào, ngành nào? Các trường xét khối C01 năm 2022
D15 gồm những môn nào, ngành nào? Các trường xét khối D15
Học Tài chính ngân hàng ra làm gì? Học trường nào tốt?
Các trang web tuyển dụng, tìm việc uy tín miễn phí
Hiện tượng siêu trăng hồng là gì? Siêu trăng hồng diễn ra khi nào?