Cách làm lễ cúng Thanh minh tại nhà, ngoài mộ chuẩn nhất
Tết Thanh minh là một trong những nét văn hóa tâm linh quan trọng và có ý nghĩa rất lớn với người dân Việt. Tết Thanh minh là dịp để con cháu bày tỏ lòng hiếu kính và sự biết ơn đến ông bà, tổ tiên, những người đã khuất. Vậy cúng Thanh minh như thế nào? Trong bài viết hôm nay, xin chia sẻ đến bạn cách làm lễ cúng Thanh minh tại nhà, ngoài mộ chuẩn nhất. Mọi người tham khảo nhé!
Cách làm lễ cúng Thanh minh ngoài mộ chuẩn nhất
Mâm cúng Thanh Minh ngoài mộ
Lễ vật cúng tiết Thanh minh ngoài mộ cần chuẩn bị những phần lễ cơ bản sau:
- Mâm cơm cúng Thanh minh: Có thể làm cỗ chay (ví dụ như xôi chè, oản, giò chả chay...), hoặc cỗ mặn (gà luộc, thịt heo quay, giò chả...).
- Vàng mã cúng Thanh minh: Giấy ngũ sắc, giấy tiền, vàng bạc, quần áo giấy hàng mã…
- Các loại bánh kẹo và quả tươi.
- Trầu cau, rượu.
- Nước sạch.
- Nhang, đèn.
- Một bộ tam sinh: Bộ tam sinh dùng để cúng tế trong các đại lễ ngày xưa thường là ba con vật gồm bò, lợn và dê. Tuy nhiên, ngày nay, tùy theo phong tục tập quán của địa phương và điều kiện của mỗi gia đình mà có thể chuẩn bị lễ vật này hay không.
Những lễ vật trên cần được sắp xếp gọn gàng và chu đáo, mọi người nên dùng đĩa để đựng các lễ vật này, khi bày trên mặt đất cần lót chiếu hoặc khăn và để tại nơi bằng phẳng trước khi thực hiện nghi lễ cúng.
Lễ cúng Tết Thanh minh ngoài mộ còn có thêm phần lễ cúng Thổ Công và Thổ Địa tại nơi an táng của tổ tiên nên các gia đình cần lưu ý phải có lễ cúng dành riêng cho các ngài với lễ vật như hương nhang, trầu rượu, tiền vàng, quần áo giấy... tùy theo mỗi gia đình.
Theo tục của người Việt xưa, lễ vật cúng Tết Thanh minh thường yêu cầu chuẩn bị khá nhiều lễ vật, tuy nhiên, ngày này, các gia đình có thể thêm bớt sao cho gọn nhẹ và đơn giản là được, chủ yếu là tấm lòng thành của con cháu hướng về tổ tiên, những người đã khuất.
Các bước cúng Tết Thanh minh ngoài mộ
Khi đi tảo mộ Thanh minh, con cháu trong nhà nên đi cùng để xách đồ lễ tảo mộ, không nên thuê người ngoài. Sau khi đến phần mộ, các trưởng lão trong gia đình sẽ lo phần lễ bái, các con cháu nên đứng nghiêm túc bên cạnh để quan sát. Trong lúc làm lễ, con cháu chắp tay vái lạy và không nên nô đùa, nói chuyện to để thể hiện sự tôn kính với tổ tiên.
Sau khi làm lễ cúng Tết Thanh minh cho tổ tiên xong thì mới được tiến hành dọn dẹp xung quanh mộ, bởi vì phải xin phép ông bà tổ tiên trước rồi mới được tiến hành sửa sang để tránh phạm thượng. Đối với những phần mộ đã xây cất thì chỉ cần dọn cỏ dại xung quanh, để tránh cho chuột hoặc rắn đào hang gây động mộ. Đối với những phần mộ chưa xây thì bên cạnh dọn dẹp cỏ dại, bạn cũng nên bồi đắp thêm đất để phần mộ không bị xẹp xuống.
Gia đình chờ khi hương đã cháy hết ⅔ thì có thể xin hóa vàng, khi đốt vàng mã, bạn nhớ đốt đúng nơi quy định và lưu ý không đốt quá gần mộ gây ảnh hưởng tới âm khí của mộ. Sau khi hóa vàng xong thì trưởng lão vái lạy lễ tạ và xin lộc rồi mang về nhà.
Lưu ý: Lễ cúng Tết Thanh minh nhằm tưởng nhớ và biết ơn tổ tiên, những người đã khuất nên khi cúng ngoài mộ, các gia đình nên làm đơn giản, tránh lãng phí và tránh tổ chức rình rang gây ảnh hưởng tới các gia đình khác.
>> Xem thêm: Bài cúng thanh minh ngoài mộ
Cách làm lễ cúng Thanh minh tại nhà chuẩn nhất
Mâm cúng Thanh Minh tại nhà
Phần lễ vật cúng tại nhà cũng không yêu cầu quá cầu kỳ, tùy vào điều kiện của mỗi gia đình hoặc tùy vào phong tục tập quán của mỗi địa phương để sắm sửa.
- Mâm cỗ cúng Thanh Minh tại nhà: Thường là lễ mặn với các món như xôi, gà luộc, giò, canh măng, miến, thêm đĩa xào… Bạn có thể làm mâm lễ chay cũng được. Các món trong mâm cỗ không cố định, mà có thể thay đổi tùy thuộc vào sở thích cũng như điều kiện của mỗi gia đình.
- Vàng mã cúng Thanh minh tại nhà: Các loại tiền vàng, quần ao giấy...
- Hoa quả, hoa tươi, trầu cau, rượu, nhang, đèn...
Các bước cúng Tết Thanh minh tại nhà
Trước khi làm lễ cúng Tết Thanh minh, mọi người cần dọn dẹp nhà cửa cho gọn gàng và sạch sẽ, sau đó lau sạch bụi tại bàn thờ gia tiên. Tiếp theo, gia đình hãy chuẩn bị mâm lễ cúng tổ tiên tại nhà, nên làm đơn giản, chủ yếu là cái tâm thành kính của mình hướng về tổ tiên.
Sau khi chuẩn bị xong mâm lễ cúng Tết Thanh minh thì gia đình mang bày lên bàn thờ. Sau đó, người cúng cần phải mặc quần áo sạch sẽ, chỉnh tề rồi lên hương, vái lạy tổ tiên và đọc văn khấn Tết Thanh minh tại nhà. Khi một tuần hương cháy hết thì gia đình có thể hóa vàng và xin thụ hưởng lộc.
>> Xem thêm: Bài cúng Thanh minh tại nhà
Cúng Thanh minh trước có được không?
Theo quan niệm dân gian, việc cúng lễ Thanh minh trước là hoàn toàn có thể và nó còn mang lại một số lợi ích như sau:
- Tri ân và tôn vinh tổ tiên: Việc thực hiện lễ cúng Thanh minh trước cũng là một cách để con cháu tôn tinh, tri ân tổ tiên, nhất là những người đã khuất từ lâu và không còn ai trong gia đình nhớ đến. Điều này có thể giúp cho các linh hồn được an nghỉ và cảm thấy được quan tâm và yêu thương.
- Cầu bình an, may mắn cho gia đình: Làm lễ cúng Thanh minh trước cũng giúp cho gia đình bạn được bình an và may mắn hơn trong suốt ngày lễ. Theo quan niệm dân gian, khi những linh hoàn đã mất đi từ thế giới bên kia trở về thăm thân nhân thì họ sẽ mang lại sự bình an và may mắn cho cả gia đình.
- Siêu thoát cho các linh hồn: Cúng Thanh minh trước cũng có thể giúp cho các linh hồn được giải thoát khỏi những oán hận, phiền muộn trong cuộc sống. Điều này còn giúp các linh hồn được an nghỉ và tiếp tục hành trình của mình.
Tóm lại, việc cúng Thanh minh trước vẫn được để cầu sự bình an, tài lộc, tuy nhiên điều quan trọng là gia chủ cần phải thể hiện lòng thành kính với việc cúng Thanh minh.
Cúng Thanh minh giờ nào đẹp?
Năm 2024, lễ Thanh minh sẽ rơi vào thứ Năm ngày mùng 4/4 (tức 26/2 năm Giáp Thìn), kéo dài trong khoảng 15 - 16 ngày (có nghĩa là kết thúc khoảng ngày 20 - 21/4/2024). Giờ đẹp để cúng Thanh minh ngày 4/4/2024 là khoảng những giờ như sau: Tý (3h - 5h), Thìn (7h - 9h), Tỵ (9h - 11h).
Trên đây là cách làm lễ cúng Thanh minh tại nhà, ngoài mộ chuẩn nhất mà VnAsk muốn chia sẻ đến bạn. Hy vọng, những thông tin vừa rồi là hữu ích đối với bạn. Cảm ơn các bạn đã quan tâm theo dõi bài viết!
Đừng quên truy cập chuyên mục Tổng hợp trên để tham khảo thêm nhiều thông tin hữu ích bạn nhé!
Xem thêm
Mùng 3/3 Âm là ngày gì?
Ngày 4/4 là ngày gì, ngày lễ gì, là cung gì?
Thủ tục nhập trạch về nhà mới cần làm gì?
Giỗ tổ Hùng Vương 10/3 ngân hàng có làm việc không?
Mẫu Phông, Backdrop tổng kết năm học
Tết Đoan Ngọ cúng gì, thắp hương gì cho ông Địa?
Lời dẫn chương trình văn nghệ tổng kết năm học
Kịch bản chương trình kỉ niệm ngày thành lập Đoàn TNCS Hồ Chí Minh
Diễn văn bế mạc hội nghị cán bộ công chức