Vị đại tướng nào đã chỉ huy chiến dịch Hồ Chí Minh?
Vị đại tướng nào đã chỉ huy chiến dịch Hồ Chí Minh, điều này có lẽ rất nhiều người trẻ hiện nay vẫn chưa nắm rõ. Hãy cùng VnAsk tìm hiểu đáp án qua bài viết dưới đây nhé!
Vị đại tướng nào đã chỉ huy chiến dịch Hồ Chí Minh?
Chiến dịch Hồ Chí Minh là chiến dịch cuối cùng của Quân Giải phóng miền Nam Việt Nam trong Cuộc Tổng tiến công và nổi dậy mùa Xuân năm 1975 và Chiến tranh Việt Nam. Đây cũng là chiến dịch quân sự diễn ra trong thời gian ngắn nhất trong Chiến tranh Việt Nam, diễn ra từ ngày 26/4 đến ngày 30/4/1975 tại Sài Gòn và kéo theo là cuộc tiếp quản chính quyền cũ của Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam và Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam tại Đồng bằng sông Cửu Long trong hai ngày 1/5 và 2/5.
Chiến dịch này dẫn đến kết quả chấm dứt hoàn toàn sự chia cắt thành hai vùng tập kết quân sự giữa hai miền Nam - Bắc của Việt Nam sau 21 năm, đưa đến việc thống nhất xã hội, chế độ chính trị, dân cư và toàn vẹn lãnh thổ của Việt Nam trên đất liền, vùng lãnh hải, vùng trời và một số hải đảo khác của Việt Nam.
Vậy, vị đại tướng nào đã chỉ huy chiến dịch Hồ Chí Minh? Câu trả lời cho câu hỏi này chắc chắn không phải ai cũng biết.
Người chịu trách nhiệm cao nhất cho chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước đó chính là Tư lệnh - Đại tướng Văn Tiến Dũng.
Đôi nét về Đại tướng Văn Tiến Dũng
Đại tướng Văn Tiến Dũng (2/5/1917 - 17/3/2002) còn có bí danh là Lê Hoài, nguyên quán tại xã Cổ Nhuế, huyện Từ Liêm (nay là các phường Cổ Nhuế 1 và Cổ Nhuế 2, quận Bắc Từ Liêm), Hà Nội. Thuở nhỏ nhà nghèo, không ruộng đất, mẹ mất sớm, cậu bé họ Văn theo cha ra Hà Nội. Sau khi cha đột ngột qua đời năm cậu 15 tuổi, Văn Tiến Dũng đành phải bỏ học, ở nhà phụ giúp cho anh làm nghề thợ may. 17 tuổi, Văn Tiến Dũng lại ra Hà Nội làm công cho xưởng dệt Thanh Văn (Hàng Đào), sau chuyển sang xưởng Đức Xương Long, Cự Chung (Hàng Bông).
Ông được giác ngộ cách mạng từ rất sớm, vào tháng 11 năm 1937 đã gia nhập Đảng Cộng sản Đông Dương và có rất nhiều đóng góp cho công cuộc giải phóng dân tộc trước năm 1945. Sau Cách mạng tháng Tám năm 1945, ông được giao nhiệm vụ lập chiến khu II (gồm 8 tỉnh phía Tây Bắc và Tây Nam Bắc Bộ), làm Chính uỷ Chiến khu, tham gia Quân ủy Trung ương.
Ngày 20/11/1946 ông làm Phó Cục trưởng Cục Chính trị. Tháng 12 năm 1946, ông là Cục trưởng Cục Chính trị Quân đội Quốc gia Việt Nam (nay là Tổng cục Chính trị Quân đội nhân dân Việt Nam), Phó bí thư Quân uỷ Trung ương. Trong cuộc kháng chiến chống Pháp, ông từng là Đại đoàn trưởng kiêm Chính uỷ Đại đoàn 320.
Đại tướng Văn Tiến Dũng là người giữ vai trò chỉ huy Đại đoàn 320 hoạt động trên chiến trường Bắc Bộ trong kháng chiến chống Pháp và trực tiếp chỉ đạo các chiến dịch có tính quyết định đối với thắng lợi cuối cùng như chiến dịch Đường 9 - Nam Lào (1971), chiến dịch Trị - Thiên (1972), chiến dịch Tây Nguyên (tháng 3/1975) trong kháng chiến chống Mỹ.
Đặc biệt, vào tháng 4/1975, ông giữ chức Tư lệnh chiến dịch giải phóng Sài Gòn - Gia Định (sau đổi tên thành chiến dịch Hồ Chí Minh), lãnh đạo quân và dân hai miền Bắc - Nam tấn công vào sào huyệt cuối cùng của địch, mở ra chiến thắng lịch sử giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước.
Sau ngày thống nhất, Đại tướng Văn Tiến Dũng được Đảng và Nhà nước giao phó cho nhiều nhiệm vụ quan trọng, điển hình như:
- Từ tháng 5/1978 - 1986: Ông giữ cương vị Phó Bí thư thứ nhất, sau đó là Bí thư Quân ủy Trung ương.
- Từ tháng 2/1980 - 1986: Ông giữ chức Bộ trưởng Bộ Quốc phòng.
Ông từ trần hồi 17h30 ngày 17/3/2002 tại Bệnh viện Trung ương Quân đội 108 ở Hà Nội, hưởng thọ 85 tuổi.
Trên đây là những thông tin mà chúng tôi muốn chia sẻ với bạn để giải đáp câu hỏi vị đại tướng nào đã chỉ huy chiến dịch Hồ Chí Minh. Hy vọng rằng những thông tin này sẽ giúp bạn có thêm những kiến thức hữu ích về sự kiện lịch sử quan trọng: Ngày giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất đất nước - 30/4/1975.
Để tham khảo thêm những thông tin thú vị khác trong cuộc sống, hãy truy cập ngay nhé! Hẹn gặp lại bạn trong các bài viết sau.
Tham khảo thêm
Xem thêm
Lời chúc Ngày của Mẹ bằng tiếng Anh hay, ý nghĩa nhất
Các bài thơ hay về bác sỹ
26/10 là ngày gì, cung gì? 26/10 là thứ mấy, tốt hay xấu?
Rằm tháng 10 là ngày gì? Cách cúng rằm tháng 10
Sự tích rét nàng Bân - Nàng Bân may áo cho chồng
Bài phát biểu của học sinh lễ đón thư Bác 15/10
Ngày Quốc tế Thiếu nhi là ngày gì? Lịch sử của ngày Quốc tế Thiếu nhi
Ngày Quốc tế Thiếu nhi là ngày mấy, thứ mấy? Làm gì mừng ngày Quốc tế Thiếu nhi?
Mùng 3 tháng 3 cúng gì? Lễ cúng mùng 3 tháng 3