Các ngôi chùa ở Nhật Bản gióng bao nhiêu hồi chuông mừng năm mới?
Thời khắc chuyển giao đang đến gần, có rất nhiều người yêu mến đất nước xinh đẹp Nhật Bản thắc mắc rằng: “Vào ngày Tết thì các ngôi chùa ở Nhật Bản gióng bao nhiêu hồi chuông đón mừng năm mới?” Trong bài viết dưới đây, sẽ giải đáp thắc mắc đó cho bạn. Hãy tham khảo nhé!
Ngôi chùa ở Nhật Bản gióng bao nhiêu hồi chuông mừng năm mới?
Có nhiều bạn mong muốn được chúng tôi giải đáp thắc mắc rằng: Ở Nhật Bản người ta thường gióng bao nhiêu hồi chuông đón chào năm mới? Câu trả lời của đó là 108 hồi chuông. Truyền thống rung chuông đón năm mới của nước này có phần giống với màn đếm ngược thời gian ở các nước phương Tây. Đây là một trong những sự kiện đặc biệt được diễn ra ở đất nước xinh đẹp này với mỗi vùng sẽ có kiểu tổ chức riêng.
Vài phút trước khi thời khắc chuyển giao năm cũ - năm mới thì tiếng chuông từ các ngôi đền Phật giáo sẽ rung hồi chuông dài 108 lần như một phần lễ Joya no kane (phong tục đón năm mới ở Nhật Bản). Theo Phật giáo, con số này tượng trưng cho những ham muốn trần tục gây ra nhiều đau khổ cho con người. 108 tiếng chuông được gióng lên để loại bỏ đi những phiền não trong nội tâm, thanh lọc tâm trí và linh hồn của mỗi con người, chào đón một năm mới đang đến gần. Tại Tokyo, các ngôi đền tổ chức nghi lễ là Zojoji gần tháp Tokyo và Sensoji ở khu Asakusa.
Đêm giao thừa, có nhiều người đi đến đền thờ, chùa chiền là bởi chuyến đi đầu năm thường là tới thăm những nơi linh thiêng (tiếng Nhật gọi là Hatsumoude). Nếu bạn chọn ngôi đền Phật giáo làm nơi tham quan thì sẽ được chứng kiến nghi lễ Joya no kane.
Văn hóa đón Tết của người Nhật Bản
Trước đây, Nhật Bản cũng ăn Tết theo Âm lịch như Tết cổ truyền ở Việt Nam, nhưng từ năm 1873 thì họ đã chuyển sang ăn Tết theo Dương lịch. Tuy người Nhật Bản ăn Tết theo lịch Dương nhưng họ còn giữ một số phong tục mừng năm mới cũ. Họ cũng chế biến các món bánh, đồ ăn, sắm sửa đồ mới, trang trí nhà cửa để rước lộc vào nhà.
Các phong tục đón Tết của người Nhật Bản đó là:
- Ăn món Osechi (cỗ Tết Nhật Bản)
- Treo mũ rơm
- Làm thiệp chúc mừng năm mới
- Cúng các vị thần (ăn/làm) bánh nếp hình tròn
- Ăn súp năm mới
Và một số phong tục khác như đặt Kadomatsu (cổng thông - một biểu tượng ngày Tết ở Nhật Bản) ở cạnh cửa, dọn dẹp vệ sinh nhà cửa sạch sẽ…
Tìm hiểu thêm các thông tin thú vị về Tết trên thế giới:
- Người ta thường ăn bao nhiêu quả nho lúc giao thừa để may mắn ở Tây Ban Nha?
- Người ta mặc đồ màu gì để tránh xui xẻo vào đêm giao thừa tại Brazil?
- Bài hát dân ca Scotland nào phổ biến nhất thế giới đêm giao thừa?
Trên đây là một số thông tin về phong tục, tập quán đón năm mới của người Nhật Bản mà chúng tôi muốn chia sẻ đến bạn đọc. mong rằng bạn đã có thêm nhiều kiến thức cho bản thân. Cảm ơn bạn đã quan tâm theo dõi bài viết của chúng tôi!
Đừng quên truy cập website để tham khảo thêm nhiều thông tin hữu ích bạn nhé!
>> Tham khảo thêm:
- Dự báo thời tiết Tết Dương lịch 2021, Tết Nguyên Đán Tân Sửu
- Lịch nghỉ Tết Dương lịch 2021: Tết Dương lịch 2021 nghỉ mấy ngày?
- Lịch nghỉ Tết Âm 2021: Tết Nguyên Đán năm 2021 được nghỉ mấy ngày?
- Những câu chúc Tết bá đạo, lời chúc Tết độc đáo nhất
- Tết Nguyên Đán là gì? Nguồn gốc, ý nghĩa của Tết Nguyên Đán
- Điểm danh những nước ăn Tết Âm lịch, Tết Nguyên Đán như Việt Nam
Xem thêm
Mùng 1 Tết có nên đi chùa không? 13 Điều kiêng kỵ khi đi chùa mùng 1 Tết
Văn khấn mùng 2 Tết Giáp Thìn 2024
Mùng 3 Tết là ngày gì? Ý nghĩa lễ cúng mùng 3 Tết
Ngày Đông chí là ngày nào?
Những câu đố Tết hay, vui, hài hước có đáp án
Mâm cúng khai trương đầu năm có gì? Cách cúng khai trương đầu năm chuẩn
101 Thư chúc Tết 2024 gửi khách hàng, đối tác, nhân viên hay nhất
Tết Âm lịch 2024 vào ngày nào? Thứ mấy?
Tết 2024 ngày nào tốt: Ngày mùng 4, 5, 6, 7 Tết 2024 tốt hay xấu?