Câu hỏi về ngày 30/4 và 1/5 (trắc nghiệm có đáp án)
Có rất nhiều hoạt động chào mừng ngày lễ 30/4 - 1/5 và một trong số đó chính là những cuộc thi tìm hiểu về 2 ngày lễ này. Bộ câu hỏi trắc nghiệm về ngày 30/4 - 1/5 có đáp án dưới đây chắc chắn sẽ giúp ích rất nhiều cho bạn trong việc tìm hiểu về dịp lễ đặc biệt này. Mời bạn tham khảo nhé.
Câu hỏi trắc nghiệm về ngày 30/4 có đáp án
Câu 1. Bạn hãy cho biết tên của người chiến sĩ cắm lá cờ đầu tiên trên nóc Dinh Độc Lập.
a. Bùi Quang Thận
b. Lữ Văn Hoả
c. Thái Bá Minh
d. Nguyễn Văn Kỷ
→ Đáp án: a
Câu 2. Bạn hãy cho biết lời kêu gọi cả nước của Bác Hồ: “Dù phải chiến đấu 5 năm, 10 năm, 20 năm hoặc lâu hơn nữa, chúng ta cũng kiên quyết chiến đấu đến thắng lợi hoàn toàn” được ra đời vào thời gian nào?
a. Ngày 5/6/1965
b. Ngày 20/7/1965
c. Ngày 25/6/1965
d. Ngày 26/5/1965
→ Đáp án: b
Câu 3. Lúc 10h45p, ngày 30/4/1975, diễn ra sự kiện cơ bản nào ở Sài Gòn?
a. Dương Văn Minh đầu hàng
b. Xe tăng tiến vào Dinh Độc Lập
c. Chiến dịch Hồ Chí Minh toàn thắng
d. Cắm cờ trên nóc Dinh Độc Lập
→ Đáp án: b
Câu 4. Bạn hãy cho biết tên của một chiến dịch đã mở màn cho đại thắng mùa xuân 1975?
a. Chiến dịch Tây Nguyên
b. Chiến dịch Trị - Thiên
c. Chiến dịch Huế - Đà Nẵng
→ Đáp án: a
Câu 5. “Còn cái lai quần cũng đánh” là câu nói nổi tiếng của ai?
a. Nguyễn Thị Định
b. Nguyễn Thị Út
c. Nguyễn Thị Bình
d. Lê Thị Hồng Gấm
→ Đáp án: b
Câu 6. Địa danh nào được mang tên " ánh Cửa Thép" cuối cùng bảo vệ Sài Gòn từ hướng Đông của Việt Nam Cộng hòa?
a. Trảng Bom
b. Biên Hòa
c. Xuân Lộc
→ Đáp án: c
7. Tên ngôi trường đồng chí Trần Phú đã theo học tiểu học?
a. Quốc học Huế
b. Pháp – Việt Đông Ba
c. Pháp – Việt Cao Xuân Dục
d. Dục Thanh
→ Đáp án: a
Câu 8. Phương châm đánh mà Bộ Chính trị đề ra trong kế hoạch giải phóng miền Nam là gì?
a. “Đánh nhanh, thắng nhanh”
b. “Tích cực, chủ động, cơ động, linh hoạt”
c. “Đánh ăn chắc, đánh chắc thắng”
d. “Thần tốc, táo bạo, bất ngờ, chắc thắng”
→ Đáp án: d
Câu 9. Chiến dịch giải phóng Sài Gòn – Gia Định chính thức đổi tên là chiến dịch Hồ Chí Minh vào thời gian nào?
a. 26/3/1975
b. 29/3/1975
c. 14/4/1975
d. 30/4/1975
→ Đáp án: c
Câu 10. Vị tổng thống cuối cùng của chính quyền Mĩ – Ngụy, đã đầu hàng vô điều kiện khi quân ta tiến vào Dinh Độc Lập?
a. Ngô Đình Diệm
b. Nguyễn Văn Thiệu
c. Dương Văn Minh
d. Trần Văn Hương
→ Đáp án: c
Câu 11: Viên phi công của quân đội Sài Gòn phản chiến thực hiện vụ ném bom dinh Độc Lập ngày 8 - 4 - 1975 tên là gì?
a. Nguyễn Thành Trung
b. Nguyễn Văn Nghĩa
c. Nguyễn Văn Bảy
d. Nguyễn Nhật Chiêu
→ Đáp án: a
Câu 12: Đây là căn cứ quân sự liên hợp lớn nhất của Mỹ ngụy, là thành phố lớn thứ hai ở Miền Nam được giải phóng trong tổng tiến công và nổi dậy mùa Xuân 1975. Bạn hãy cho biết đó là thành phố nào?
a. Đà Nẵng
b. Huế
c. Sài Gòn
→ Đáp án: a
Câu 13: Chiến dịch Hồ Chí Minh diễn ra ngày nào?
a 22/04/1975
b. 23/04/1975
c. 25/04/1975
d. 26/04/1975
→ Đáp án: d
Câu 14: Bạn hãy cho biết chiến dịch Tây Nguyên diễn ra trong thời gian nào?
a. Từ 4/3 đến 3/4/1975
b. Từ 4/3 đến 7/3/1975
c. Từ 7/3 đến 3/4/1975
d. Từ 16/3 đến 15/3/1975
→ Đáp án: a
Câu 15: Ngày 8.4.1975, một phi công của quân đội Sài Gòn phản chiến, ném bom xuống Dinh Độc Lập. Bạn hãy cho biết tên người phi công này.
a. Nguyễn Thành Trung
b. Lê Văn Phong
c. Nguyễn Văn Lương
d. Nguyễn Văn Hiệu
→ Đáp án: a
Câu 16: Bạn hãy cho biết chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử được Đảng ta chia ra bằng mấy mũi tiến công:
a. 3 mũi
b. 4 mũi
c. 5 mũi
d. 6 mũi
→ Đáp án: c
Câu 17: Bạn hãy cho biết tỉnh Phước Long (hiện nay được tách thành 2 tỉnh Long An và Bình Phước) được giải phóng vào thời gian nào?
a. 6/1/1975
b. 16/1/1975
c. 26/1/1975
→ Đáp án: a
Câu 18: Trong cuộc chiến tranh xâm lược Việt Nam, đế quốc Mỹ đã trải qua mấy đời tổng thống:
a. 5 đời
b. 4 đời
c. 3 đời
d. 2 đời
→ Đáp án: a
Câu 19: Chiến dịch giải phóng thành phố Sài Gòn - Gia Định mang tên Chủ tịch Hồ Chí Minh được quyết định vào thời điểm nào?
a. Ngày 4/4/1975
b. Ngày 14/4/1975
c. Ngày 24/4/1975
d. Ngày 23/4/1975
→ Đáp án: b
Câu 20: Bạn hãy cho biết chiến dịch Huế - Đà Nẵng diễn ra trong thời gian nào?
a. Từ 15 đến 21/3/1975
b. Từ 21 đến 29/3/1975
c. Từ 25 đến 29/3/1975
d. Từ 15 đến 29/3/1975
→ Đáp án: b
Câu 21: “Thời cơ chiến lược đã đến, ta có điều kiện hoàn thành quyết tâm giải phóng miền Nam.....Đó là nghị quyết nào của Đảng ta?
a. Hội nghị lần thứ 21 của Trung ương Đảng vào tháng 7-1973
b. Hội nghị Bộ Chính trị họp từ 30-9 đến 7-10-1974
c. Hội nghị Bộ chính trị mở rộng họp từ 18-12-1974 đến 8-1-1975
d. Nghị quyết của Bộ Chính trị ngày 25-3-1975
→ Đáp án: d
Câu 22: Tinh thần “Đi nhanh đến, đánh nhanh thắng” và khí thế “thần tốc, táo bạo, bất ngờ, chắc thắng”. Đó là tinh thần và khí thế ra quân của dân tộc ta trong?
a.Chiến dịch Tây Nguyên
b. Chiến dịch Huế-Đà Nẵng
c. Chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử
d.Tất cả các chiến dịch trên
→ Đáp án: c
Câu 23: Lúc 10h 30 phút ngày 30-4-1975, diễn ra sự kiện cơ bản nào ở Sài Gòn?
a.Dương Văn Minh kêu gọi “ngừng bắn để điều đình giao chính quyền”
b. Xe tăng ta tiến vào dinh độc lập ngụy
c. Lá cờ cách mạng tung bay trên phủ tổng thống ngụy
d. Chiến dịch Hồ Chí Minh toàn thắng
→ Đáp án: b
Câu 24: Ý nghĩa lớn nhất của chiến dịch Tây Nguyên là:
a. Là nguồn cổ vũ mạnh mẽ để quân dân ta tiến lên giải phóng hoàn toàn miền Nam
b. Làm cho tinh thần địch hốt hoảng, mất khả năng chiến đấu
c. Chuyển cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước sang giai đoạn mới: Từ tiến công chiến lược chuyển phát triển thành tổng tiến công chiến lược trên toàn miền Nam
→ Đáp án: c
Câu 25: Bạn hãy cho biết chiếc xe tăng dẫn đầu đánh chiếm Dinh độc lập mang số bao nhiêu?
a. 390
b. 429
c. 205
d. 309
→ Đáp án: a
Câu 26: Bạn hãy cho biết tỉnh Phước Long được giải phóng vào thời gian nào?
a. Ngày 6/1/1975
b. Ngày 6/2/1975
c. Ngày 6/3/1975
d. Ngày 6/4/1975
→ Đáp án: a
Câu 27: Mệnh lệnh "Thần tốc, thần tốc hơn nữa, táo bạo, táo bạo hơn nữa, tranh thủ từng giờ từng phút, xốc tới mặt trận, giải phóng Miền Nam. Quyết Chiến và toàn thắng" do ai đưa ra?
a. Thiếu tướng Lê Ngọc Hiền
b. Đại tướng Văn Tiến Dũng
c. Đại tướng Võ Nguyên Giáp
d. Tổng bí thư Lê Duẩn
→ Đáp án: c
Câu 28: Tính từ lúc quân ta giải phóng Quảng Trị đến lúc giải phóng Đà Nẵng là bao nhiêu ngày?
a. 15 ngày
b. 20 ngày
c. 8 ngày
d. 10 ngày
→ Đáp án: c
Câu 29: Chiến dịch giải phóng Sài Gòn - Gia Định chính thức đổi tên là chiến dịch Hồ Chí Minh vào thời gian nào?
A. 26/3/1975
B. 29/3/1975
C. 14/4/1975
D. 30/4/1975
→ Đáp án: c
Câu 30: Bạn hãy cho biết trong trận "Điện Biên Phủ trên không" - đòn quyết định đập tan "Uy thế không lực Hoa Kỳ" trên bầu trời Hà Nội, quân và dân ta đã tiêu diệt bao nhiêu chiếc máy bay của địch.
a. 85 chiếc
b. 83 chiếc
c. 82 chiếc
d. 81 chiếc
→ Đáp án: d
Câu hỏi về ngày 1/5 có đáp án
Câu 1: Trong tiếng anh, ngày quốc tế lao động là gì?
a. International Labour Day
b. International Labour’s Day
c. Labour Day
d. Labours’ Day
→ Đáp án: c
Trong tiếng Anh, ngày Quốc tế Lao động là Labour Day (Labor Day ở Mỹ). Tại một số nước, ngày này còn được gọi hoặc có mối liên hệ mật thiết với ngày Quốc tế Công nhân (International Workers’ Day).
Câu 2: Ngày quốc tế lao động 1/5 có nguồn gốc từ nước nào?
a. Mỹ
b. Pháp
c. Anh
d. Liên Xô (cũ)
→ Đáp án: a
Ngày 1/5/1886, do yêu cầu của công nhân không được đáp ứng một cách đầy đủ, giới công nhân trên toàn nước Mỹ đã tham gia bãi công nhằm gây áp lực buộc giới chủ thực hiện yêu sách của mình, bắt đầu tại thành phố Chicago. Ngày 20/6/1889, Quốc tế cộng sản lần II nhóm họp tại Paris (Pháp), quyết định lấy ngày 1/5 hàng năm là ngày Quốc tế Lao động, biểu dương lực lượng và đấu tranh chung của tầng lớp vô sản các nước.
Câu 3: Mục đích chính của các cuộc biểu tình ngày 1/5/1886 là gì?
a. Đòi tăng lương, giảm giờ làm
b. Đòi tăng lương
c. Yêu cầu các nhà máy cho phép công đoàn hoạt động
d. Đòi thực hiện ngày làm việc 8 tiếng
→ Đáp án: d
Ngày 1/5/1886, tại Chicago, khoảng 40 nghìn người không đến nhà máy. Họ tổ chức mít tinh, biểu tình trên thành phố với biểu ngữ: “Từ hôm nay không người thợ nào làm việc quá 8 giờ một ngày! Phải thực hiện 8 giờ làm việc, 8 giờ nghỉ ngơi, 8 giờ vui chơi!”. Cuộc đấu tranh nhanh chóng lan rộng ra các thành phố khác ở Mỹ.
Câu 4: Nước nào là nước đầu tiên cho phép người dân được nghỉ làm ngày Quốc tế lao động 1/5?
a. Mỹ
b. Anh
c. Liên Xô (cũ)
d. Đức
→ Đáp án: c
Năm 1920, dưới sự phê chuẩn của Lê Nin, Liên Xô (cũ) là nước đầu tiên cho phép người dân được nghỉ làm vào ngày Quốc tế Lao động 1/5. Sáng kiến này dần được nhiều nước khác trên thế giới tán thành.
Câu 5: Nước nào dưới đây không chúc mừng cũng không cho người lao động nghỉ Quốc tế lao động?
a. Italy
b. Anh
c. Nga
d. Thái Lan
→ Đáp án: a
Mặc dù Italy thừa nhận Ngày Quốc tế lao động 1/5, chính phủ cũng thể hiện sự tôn trọng đối với công nhân, nhưng nước này không tổ chức các hoạt động chúc mừng đặc biệt, cũng không có ngày nghỉ 1/5 mang tính toàn quốc.
Câu 6: Ở Mỹ, ngày Quốc tế lao động là ngày nào?
a. 1/5
b. 1/9
c. Thứ hai tuần đầu tiên của tháng 5
d. Thứ hai tuần đầu tiên của tháng 9
→ Đáp án: d
Cuộc biểu tình của công nhân nổ ra ngày 1/5/1886 ở Mỹ là nguồn gốc của ngày Quốc tế Lao động. Tuy nhiên, nước này quy định nghỉ lễ vào thứ hai tuần đầu tiên của tháng 9 vì nó cũng được coi như là ngày kết thúc của mùa hè nghỉ ngơi. Nhiều trường khai giảng sau ngày này. Mỹ và Canada có chung ngày Quốc tế Lao Động.
Câu 7: Giai cấp công nhân Việt Nam kỷ niệm ngày 1/5 lần đầu tiên vào năm nào?
a. 1926
b. 1929
c. 1930
d. 1936
→ Đáp án: c
Năm 1930, sau khi Đảng Cộng sản Đông Dương ra đời, giai cấp công nhân Việt Nam lấy ngày l/5 hàng năm làm ngày đỉnh cao của phong trào đấu tranh chống thực dân, đế quốc, giành độc lập - tự do - dân chủ, giành những quyền lợi kinh tế - xã hội.
Câu 8: Người lao động Việt Nam chính thức nghỉ lễ Quốc tế lao động có hưởng lương từ năm nào?
a. 1945
b. 1946
c. 1947
d. 1954
→ Đáp án: b
Ngày 29/4/1946, Chủ tịch Hồ Chí Minh ký Sắc lệnh 56, quy định quyền được nghỉ việc ngày Quốc tế Lao động 1/5 và được hưởng lương như ngày làm việc. Từ đó, ngày này trở thành ngày nghỉ lễ chính thức ở nước ta.
Câu 9: Theo Sắc lệnh 56, những công nhân làm việc trong ngày 1/5 được hưởng mức lương như thế nào so với bình thường?
a. Gấp rưỡi
b. Gấp đôi
c. Gấp 2,5
d. Gấp 3
→ Đáp án: b
Điều 3 trong Sắc lệnh 56 quy định, khi công việc xí nghiệp nào không thể tạm ngừng lại được thời những công nhân phụ trách thường trực trong ngày ấy được lĩnh lương gấp đôi.
Câu 10: Từ 2012, tháng 5 hàng năm được gọi là tháng gì?
a. Tháng Người lao động
b. Tháng Lao động
c. Tháng Công nhân
d. Tháng Quốc tế Lao động
→ Đáp án: c
Tháng 3/2012, Ban Bí thư quyết định lấy tháng 5 hàng năm làm Tháng Công nhân theo đề xuất của Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam. Tháng hoạt động này diễn ra với mục tiêu chăm lo, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của công nhân, viên chức, lao động; xây dựng quan hệ lao động hài hoà, ổn định, tiến bộ trong doanh nghiệp.
Trên đây là những câu hỏi trắc nghiệm về ngày 30/4 và 1/5 có đáp án mà chúng tôi muốn chia sẻ đến bạn. Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết.
Đừng quên truy cập chuyên mục Ngày lễ khác trên VnAsk.com để tham khảo thêm nhiều thông tin hữu ích bạn nhé!
Xem thêm
Lễ 30/4 có bắn pháo hoa không? Các điểm bắn pháo hoa dịp 30/4 năm 2024
Hình ảnh chúc mừng Ngày Quốc tế Điều Dưỡng 12/5 đẹp nhất
Dự báo thời tiết nghỉ lễ 30/4 và 1/5 năm nay
26/4 là ngày gì? Ngày 26 tháng 4 thuộc cung gì?
20/4 là ngày gì? Ngày 20 tháng 4 là ngày gì?
30/4 1/5 được nghỉ mấy ngày? Lịch nghỉ lễ 30/4 1/5 năm 2024
Tuổi Hợi khai trương ngày nào tốt năm 2024? Ngày đẹp khai trương tuổi Hợi
Cách cúng Tết Đoan Ngọ mùng 5 tháng 5 như thế nào?
Ngày 15/8 là ngày gì? Ngày 15 tháng 8 là cung gì?