Cách viết sớ Thổ Công
Sớ Thổ Công - Cách viết sớ Thổ Công chi tiết để có thể làm lễ cúng Thổ công đầy đủ, chỉn chu.
Sớ cúng Thổ Công
Thổ Công là ai? Ý nghĩa của việc thờ Thổ Công
Người ta thường có câu: “Đất có thổ công, sông có hà mã”.
Thổ công được mọi người biết đến với vai trò là vị thần trông coi khu đất, nhà cửa mà gia chủ đang sinh sống.
Thờ cúng thổ công thể hiện lòng biết ơn đối với vị thần đã cai quản và bảo vệ nơi đất mình đang sống, đồng thời mong muốn thổ công phù hộ cho gia đình hạnh phúc, bình an, ngăn chặn tà quỷ.
Vì sao cần phải viết sớ cúng ông công ông táo?
Theo tín ngưỡng dân gian của người dân Việt Nam, ngày 23 tháng chạp hằng năm là ngày Táo Quân cưỡi cá chép vàng lên trời báo cáo với Ngọc Hoàng Thượng đế những điều mà ông thấy được ở trần gian.
Theo quan niệm xưa nay, ông công ông táo là cánh tay phải đắc lực của Ngọc Hoàng, giúp bề trên theo sát cuộc sống của chúng sinh rồi sau đó cuối dịp mỗi năm vào ngày 23 tháng chạp thì về trời báo cáo
Bên cạnh việc tượng trưng cho may mắn, sung túc, các vị thần còn giúp ngăn cản sự quấy rối của ma quỷ và giữ bình yên cho mọi người trong gia đình. Vì vậy, lễ cúng ông Táo là một trong những hình thức bày tỏ lòng kính trọng, biết ơn của người dân đối với vị thần này trong suốt một năm qua.
Tất cả những việc tốt, việc xấu, những gì đã làm được và chưa làm được của con người dưới trần gian sẽ được ông báo cáo một cách khách quan, trung thực với Ngọc Hoàng. Lễ cúng Táo quân cũng mang tính chất là ngày lễ chuyển giao giữa năm cũ với năm mới, kể từ ngày cúng Táo Quân, người dân cũng bắt đầu chuẩn bị cho một năm mới đang đến.
Sớ Thổ Công
Phục dĩ
Chí thành khả cách nam danh cảm ứng chi huyền cơ khắc kính dĩ thân liêu ngụ tinh thần chi tố khổn phàm tâm khẩn đảo tuệ nhỡn chứng minh viên hữu
Việt Nam quốc ................
Thượng phụng
Phật thánh hiến cúng........ Thiên tiến lễ động thổ trạch (tân gia, trấn trạch)v.v
Giải hạn tống ách trừ tai khất cầu gia nội bình an lộc tài vượng tiến diên thọ sự kim thần tín chủ...........
Thiết khủng phương ngung cấm kỵ hoặc do phạm cửu dĩ nan thông cư xử hành tàng mạc thức cát hung chi sám tạ tư phùng lệ
.........Tiết bái đảo cầu an giải nhất thiên tai ương nhạ hà sa cát khánh do thị kim nguyệt cát nhật
Tu thiết nhang hoa kim ngân đầu thành ngũ thể tịnh tín nhất tâm cụ hữu sớ văn chí tâm
Thượng tấu
Cung duy
Bản xứ thổ công địa chủ ngũ phương vạn phúc phu nhân
Vị tiền
Bản xứ thổ công địa chủ ngũ phương vạn phúc phu nhân
Vị tiền
Bản gia đông trù tư mệnh tảo phủ thần quân
Vị tiền
Bản xứ thổ địa phúc đức chính thần
Vị tiền
Ngũ phương long mạch tiền chủ tiếp dẫn tài thần
Vị tiền cúng vọng
Tôn thần
Đổng thuỳ
Chiếu giám
Phục nguyện
Thần vị trấn phương ngung quyền chi chiêu tịch linh thông hữu hách át phục thi cố khí nhi khẳng sử bằng lăng chính trực vô tư ngoại đạo yêu tà quỷ bất dung tiệp đột hoàng thi âm lực tĩnh chấn dương môn sở cư chi nam bắc tây đông vô ngu thử thiết khuyết xư chi
Bạch điêu nam nữ hàm toại tiến an đản thần hạ tình vô nhậm khích thiết bỉnh dinh chi chí cẩn sớ.
Thiên vận: niên .... nguyệt......
Mẫu sớ cúng Thổ Công
Phục dĩ
Chí thành khả cách nam danh cảm ứng chi huyền cơ khắc kính dĩ thân liêu ngụ tinh thần chi tố khổn phàm tâm khẩn đảo tuệ nhỡn chứng minh viên hữu
Việt Nam quốc…………….
Thượng phụng
Phật thánh cúng dưỡng…….. Thiên tiến lễ giải hạn tống ách trừ tai kỳ gia nội bình an lộc tài vượng tiến duyên sinh sự
Kim thần
Tín chủ:……………………….
Thiết khủng phương ngung cấm kỵ hoặc do phạm cửu dĩ nan thông cư xử hành tàng mạc thức cát hung chi sám tạ tư phùng lệ
………Tiết bái đảo kỳ an giải nhất thiết chi tai ương nhạ hà sa cát khánh do thị kim nguyệt cát nhật
Tu thiết hương hoa kim ngân đầu thành ngũ thể tịnh tín nhất tâm cụ hữu sớ văn kiền thân
Thượng tấu
Cung duy
Bản xứ thổ công địa chủ ngũ phương vạn phúc phu nhân
Bản gia đông trù tư mệnh táo phủ thần quân
Bản xứ thổ địa phúc đức chính thần
Ngũ phương long mạch tiền chủ tiếp dẫn tài thần
Tôn thần Đổng thuỳ Chiếu giám
Thần vị trấn phương ngung quyền chi chiêu tịch linh thông hữu hách ngộ phục thi cố khí nhi khẳng sử bằng lăng chính trực vô tư ngoại đạo
Tà quỷ bất dung tiệp khổn hoằng thi âm lực tĩnh trấn dương môn sở cư chi nam bắc tây đông vô ngu thử thiết thiết quyết xứ
Thánh đức cộng mộc hồng ân đãn thần hạ tình bất thắng cảm hà chi chí cẩn sớ
Thiên vận: niên …. nguyệt…..
Ý nghĩa cúng Thổ công
Bàn thờ Thổ công không chỉ thờ một vị, mà thờ ba vị thần với ba danh hiệu khác nhau. Trong bài vị mọi gia đình người Việt để danh hiệu của cả ba vị thần này, mỗi vị thần đều trông coi một việc khác nhau.
- Vị thần Thổ Công: trông coi việc bếp núc.
- Vị thần Thổ Địa: trông coi việc nhà.
- Vị thần Thổ Kỳ: trông nom việc chợ búa cho phụ nữ, hoặc việc sinh sản các vật ở vườn đất.
Bài vị của ba thần được lập chung và viết như sau:
- Bản gia Đông trù Tư mệnh Táo phủ Thần quân
- Bản gia Thổ địa Long Mạch Tôn Thần,
- Bản gia Ngũ phương Ngũ thổ Phúc đức chính thần.
Ba vị thần này tương đương với ba bộ đồ: 3 mũ, 3 bộ quần áo và 3 đôi giầy và những chú cá chép đưa ông Táo lên chầu trời. Mũ, quần áo, hia mỗi năm có một màu hợp với ngũ hành: Kim, Mộc, Thủy, Hỏa, Thổ. Mỗi năm có một ngũ hành riêng, mỗi ngũ hành có một màu riêng nhất định.
- Năm có hành Kim: cúng mũ màu trắng.
- Năm có hành Mộc: cúng mũ màu xanh.
- Năm có hành Thủy: cúng mũ màu đen.
- Năm có hành Hỏa: cúng mũ màu đỏ.
- Năm có hành Thổ: cúng mũ màu vàng.
Mỗi gia đình người Việt đều có riêng một Thổ công. Hàng năm các Thổ công này được thay thế vào ngày 23 tháng chạp gọi là ngày tiễn đưa ông táo về trời. Vào ngày này gia đình sửa lễ cúng ông Công, rồi đốt bài vị cũ thay bài vị mới.
Trong ngày lễ này, sau khi cúng xong, Thổ Công lên trời chầu Thượng Đế để báo cáo những điều mà mình nghe và đã nhìn thấy ở dưới trần gian. Còn các gia đình sẽ hóa vàng, mũ, áo, hia của năm trước đổ tro ra sông và phóng sinh cho cá chép để cho ông cưỡi lên trời (dân gia truyền miệng cho rằng: cá chép sau khi được phóng sinh sẽ hóa thành rồng để cho ông Táo cưỡi lên trời).
Lễ vật cúng Thổ Công
- Nước lọc
- Rượu trắng
- Muối
- Gạo
- Đèn cầy
- Trầu cau
- Bánh kẹo
- Xôi
- Chè
- Cháo
- Trái cây 2 đĩa bày 2 bên
- Nhang ( hương)
- Hoa cúc
- 1 con gà luộc
- Bia và nước ngọt
- Thuốc lá và gói chè
Cách cúng Thổ Công
Cúng thổ công thường cúng vào ngày 23 tháng Chạp, có thể cúng vào mùng 1, rằm tháng riêng, ngày giỗ.
Nếu cúng vào mùng 1 và rằng tháng riêng các gia đình người Việt thường cúng đồ chay như nước, trầu, giấy vàng (bạc), hoa quả nhưng cũng có gia đình lại thêm đồ cúng mặn vào mâm cúng như gà, rượu, xôi,….
Thường làm lễ cúng Gia Tiên ->> sớ Gia Tiên bao giờ người ta cũng cúng Thổ Công trước. Khấn cúng Thổ Công cầu sự phủ hộ cũng giống như cúng Gia Tiên. Dù cúng Thổ Công nhưng khi cúng vẫn phải khấn đủ các thần linh ghi trong bài vị.
Lễ cúng Thổ Công thường được tổ chức trong dịp Tết nguyên đán, thường là trước lễ cúng tất niên và cúng giao thừa.
Để đón năm mới nhiều may mắn, các bạn có thể chọn tuổi xông nhà để chọn ra tuổi hợp với gia chủ mang lại nhiều điều tốt lành trong dịp năm mới.
Trên đây VnAsk.com vừa gửi tới bạn đọc bài viết Cách viết sớ Thổ Công. Hi vọng qua bài viết này bạn đọc có thêm tài liệu bổ ích nhé.
Xem thêm
Bài văn khấn cúng Thổ Công ngày rằm, mùng 1 chuẩn nhất
Văn khấn lễ Phật ở chùa
Kinh Dược Sư có chữ lớn dễ đọc, nghe tụng kinh Dược Sư MP3 cầu an
Văn khấn ngày giỗ, bài cúng giỗ ông bà, bố mẹ chuẩn nhất
Văn khấn chuyển bàn thờ gia tiên
Bài cúng về nhà mới, nghi lễ nhập trạch, văn khấn nhập trạch đầy đủ nhất
Kinh Sám Hối Sáu Căn
Bài cúng dỡ bỏ ban thờ
Cách viết sớ cúng gia tiên