Cách bày mâm ngũ quả Trung thu đẹp, đơn giản mà ý nghĩa

  • 1

Vào dịp rằm Trung thu, bên cạnh những chiếc bánh nướng bánh dẻo thì trên bàn thờ, mâm cúng của các gia đình cũng không thể thiếu một thứ, đó là mâm ngũ quả. Mâm ngũ quả không quá cầu kỳ, nhưng để bày được một mâm ngũ quả đẹp thì không phải ai cũng làm được. Trong bài viết này, VnAsk sẽ hướng dẫn bạn cách bày mâm ngũ quả Trung thu như thế nào cho đẹp và đơn giản để dâng cúng tổ tiên và trông trăng nhé!

>> Xem thêm: Trung thu ngày mấy 2024? Trung thu 2024 vào thứ mấy?

Nguồn gốc và ý nghĩa mâm ngũ quả Trung thu

Trong những dịp lễ, Tết đặc biệt trong năm, trên bàn thờ tổ tiên của người Việt Nam không thể thiếu sự hiện diện của mâm ngũ quả. Đây là một nét đẹp văn hóa đã có từ rất lâu đời của người Việt, tuy nhiên không phải ai cũng biết nguồn gốc của mâm quả đặc biệt này.

Mâm ngũ quả ra đời là dựa theo thuyết Ngũ Hành, một trong số những học thuyết triết học nổi tiếng của phương Đông và có nhiều ảnh hưởng đến văn hóa Việt Nam. Theo thuyết này, tất cả mọi vật chất trên thế giới đều được tạo nên bởi năm yếu tố là Kim, Mộc, Thủy, Hỏa, Thổ. Một mâm có năm loại quả là tượng trưng cho Ngũ Hành hợp nhất, thể hiện sự gắn kết, đủ đầy, yên ấm, đem lại may mắn cho gia chủ.

Cách bày mâm ngũ quả Trung thu về cơ bản không khác so với mâm ngũ quả ngày Tết

Ngoài ra, theo một số nghiên cứu, số năm của mâm ngũ quả là con số trung tâm, là con số của sự sống. Các loại quả là biểu tượng của sự sung túc, là biểu thị của tín ngưỡng phồn thực, tượng trưng cho ý nguyện sinh sôi nảy nở và duy trì nòi giống. Nói chung, dù ở bất kỳ vùng miền nào thì ý nghĩa mâm ngũ quả Trung thu cũng không có quá nhiều khác biệt, đều là để thể hiện ý nguyện cầu hòa, an, đủ của người dân Việt Nam ta.

>> Xem thêm: Cúng rằm Trung Thu vào lúc nào? Cúng rằm tháng 8 gồm những gì?

Mâm ngũ quả Trung thu gồm những gì?

Việt Nam là một đất nước có nền văn hóa đa dạng với nhiều phong tục vùng miền khác nhau. Chính vì vậy, hoa quả dùng để bày mâm ngũ quả Trung thu ở mỗi vùng miền cũng khác khác nhau.

Ví dụ như ở miền Bắc, mâm ngũ quả Trung thu thường bao gồm chuối, bưởi, đào, hồng, quýt bởi đây đều là những loại hoa quả đặc trưng cho mùa thu ở miền Bắc. Một số gia đình lại thích thay thế bưởi bằng quả phật thủ, những chỗ khuyết thì đặt xen kẽ quýt vàng, táo xanh hoặc ớt đỏ.

Mẫm ngũ quả miền bắc thường có chuối, bưởi, hồng, quýt...

Mâm ngũ quả của người miền Trung thì thường không quá cầu kì, có gì cúng nấy vì đặc điểm của mảnh đất miền Trung là thời tiết khắc nghiệt, đất đai cằn cỗi nên ít hoa trái. Cách làm mâm ngũ quả Trung thu của miền Trung thường sử dụng những loại trái cây là đu đủ, xoài, mãng cầu, sung, chuối…

Còn với người dân Nam bộ, từ trước đến nay việc thờ cúng luôn rất được chú trọng. Vì vậy, mâm ngũ quả của người miền Nam cũng được chuẩn bị khá cầu kì. Trên mâm ngũ quả của người phương Nam thường có đu đủ, mãng cầu, dừa, xoài, sung, ghép lại với nhau sẽ mang nghĩa “Cầu sung vừa đủ xài”. Ngoài ra, mâm ngũ quả ở miền Nam có thể còn có thêm một cặp dưa hấu xanh vỏ đỏ lòng tượng trưng cho sự may mắn và trái thơm (quả dứa) để tượng trưng cho con cái đủ đầy.

Làm mâm ngũ quả theo kiểu miền Nam khá đơn giản nhưng nhiều ý nghĩa

Có thể thấy rằng, dù mỗi vùng miền sẽ có cách bày mâm ngũ quả Trung thu khác nhau, sử dụng những loại hoa quả, trái cây khác nhau nhưng tựu trung, mâm ngũ quả nào cũng cần có đủ 5 loại trái cây chính, tượng trưng cho 5 hành Kim, Mộc, Thủy, Hỏa, Thổ. Các loại quả trong mâm cúng Trung thu truyền thống thường có cả quả xanh, quả chín, mang ý nghĩa âm - dương hòa hợp, cân bằng theo quan niệm người xưa.

Bên cạnh mâm ngũ quả thì cách bày mâm cỗ Trung thu đơn giản đến đâu cũng không thể thiếu được nhang đèn, những chiếc bánh nướng, bánh dẻo thơm ngon cùng các món đồ chơi Trung thu nhiều màu sắc cho trẻ em như đèn ông sao, đèn lồng, mặt nạ...

>> Xem thêm: Trung thu vào ngày nào? Cúng rằm Trung thu cần chuẩn bị những gì?

Cách bày mâm ngũ quả Trung thu đẹp và đơn giản

Nhìn chung, cách bày mâm ngũ quả Trung thu khá đơn giản, tùy theo mỗi vùng miền cũng như yêu cầu của mỗi gia đình mà độ cầu kỳ sẽ khác nhau. Một số gia đình thường tỉa hoa quả Trung thu thành những hình thù ngộ nghĩnh như chú thỏ từ quả bưởi, làm chú cá từ quả thanh long... Nhiều chị em khéo tay còn làm cả những chú chó "lông xù" bằng bưởi trông rất bắt mắt và khiến nhiều bạn nhỏ thích thú.

Thông thường, với người miền Bắc cách bày mâm ngũ quả Trung thu đơn giản nhất đó là xếp nải chuối tươi ở dưới cùng để làm đế, sau đó đặt lên trên nải chuối một quả bưởi tròn, còn cành còn lá. Tiếp theo, chúng ta sẽ xếp đào, hồng, quýt vào những chỗ trống còn lại, sao cho các loại hoa quả nằm gọn trên đĩa. Có thể xếp xen kẽ ớt đỏ tươi vào khoảng trống giữa những quả chuối để mâm ngũ quả có đủ ba màu vàng - đỏ - xanh.

Cách bày mâm ngũ quả Trung thu đẹp

Với người miền nam, cách bày mâm ngũ quả Trung thu đẹp theo đúng tiêu chuẩn truyền thống là chọn những trái lớn như đu đủ, mãng cầu, dừa, đặt lên mâm trước để lấy thế. Sau đó bày những quả nhỏ hơn lên trên rồi sắp xếp hợp lý để mâm ngũ quả có hình thù giống như một ngọn tháp. Riêng cặp dưa hấu thì được dùng để sắp hai bên sau khi mâm ngũ quả đã hoàn thành. Tuy nhiên, hiện nay nhiều gia đình cũng đã bỏ bớt hai trái dưa hấu, sắp xếp các loại hoa quả vừa vào một khay để đỡ tốn diện tích trên bàn thờ.

Cách bày mâm cỗ Trung thu đơn giản, đẹp mắt

Nếu mâm ngũ quả hai miền Bắc - Nam có sự khác biệt khá lớn thì mâm ngũ quả miền Trung lại có sự giao thoa của hai vùng miền này. Các loại quả thường được bày rất đa dạng và phong phú bao gồm chuối, cam, táo, nho, sung, bưởi, xoài, dưa hấu, dứa, mãng cầu… Cách bày mâm ngũ quả Trung thu đẹp theo kiểu miền Trung cũng đơn giản, cứ quả to và nặng đặt ở dưới làm đế, tiếp đó là những quả có trọng lượng nhỏ hơn được chèn bên trên hay xen kẽ vào chỗ trống. Nhiều gia đình còn cài xen kẽ những bông cúc vàng tươi vào mâm ngũ quả để đẹp mắt hơn.

>> Xem thêm: 

Như vậy, có thể thấy, cách làm mâm ngũ quả Trung thu đẹp mắt thật ra cũng không khó một chút nào phải không các chị em? Tuy nhiên, khi chuẩn bị hoa quả bày mâm cúng Trung thu, chị em cũng cần lưu ý một số điều sau nhé!

Lưu ý khi chọn trái cây bày mâm ngũ quả Trung thu

Chọn các loại trái cây tươi ngon để bày mâm ngũ quả

  • Đối với chuối, nên chọn những nải chuối còn tươi xanh, vỏ bóng, mướt, quả chuối có dáng hơi cong và số lượng quả từ 12 - 16 quả. Không nên chọn những nải đã ngả vàng vì chúng sẽ chín rất nhanh, thậm chí có thể chín trước cả khi bạn kịp làm lễ cúng.
  • Với các loại quả khác, bạn cần xem xét kĩ độ tươi ở cuống (chọn quả còn nguyên cuống lá) và không có vết dập.
  • Không rửa quả để tránh quả bị hỏng và chỉ nên dùng khăn khô sạch để lau bụi bẩn. Sau khi thắp hương và hạ lễ xong thì bạn mới đem những loại quả này đi rửa sạch (nên rửa bằng nước đã được lọc qua máy lọc nước) và cho cả nhà thụ lộc. Nếu vẫn muốn rửa trái cây trước khi bày lên bàn thờ để đảm bảo sự sạch sẽ cho không gian thờ cúng, bạn nên để ráo nước, dùng giấy ăn hoặc khăn thấm hết nước trước khi bày trí để tránh trường hợp nước còn đọng lại trên trái cây gây hư hỏng.
  • Tên gọi là mâm ngũ quả (năm loại quả) nhưng ngày nay mâm ngũ quả rất đa dạng, bạn không quá câu nệ hình thức. Ngoài các loại quả truyền thống thì các loại quả khác như na, thanh long, ớt… cũng thường được dùng phổ biến mà vẫn không làm mất đi ý nghĩa của mâm ngũ quả.

Ảnh mâm ngũ quả Trung Thu đơn giản mà đẹp

Ảnh mâm ngũ quả Trung Thu đơn giản mà đẹp

Ảnh mâm ngũ quả Trung Thu đơn giản mà đẹp

Ảnh mâm ngũ quả Trung Thu đơn giản mà đẹp

Ảnh mâm ngũ quả Trung Thu đơn giản mà đẹp

Ảnh mâm ngũ quả Trung Thu đơn giản mà đẹp

>> Xem thêm: Bảo quản bánh trung thu trong tủ lạnh, nên hay không?

Tết Trung thu năm nay đang đến gần, để có một ngày Trung thu ý nghĩa, một mùa tết đoàn viên sum vầy, bạn đừng quên lên kế hoạch chuẩn bị mâm ngũ quả, mâm cúng Trung thu cũng như kế hoạch vui chơi, thăm hỏi, đoàn tụ người thân. Chúc bạn có một Tết Trung thu thật hạnh phúc và vui vẻ!

>> Tham khảo thêm:

  • 10.288 lượt xem
👨 Nguyễn Hoàng Hằng Hải Cập nhật: 28/03/2024