Tháng 12 có ngày lễ gì? Các ngày lễ trong tháng 12

Cập nhật: 28/03/2024

Tháng 12 có ngày lễ gì? Bài viết dưới đây sẽ tổng hợp chi tiết các ngày lễ trong tháng 12 để bạn đọc tiện theo dõi và sắp xếp các lịch trình nghỉ ngơi trong tháng cũng như có sự chuẩn bị đầy đủ cho các hoạt động cúng bái cần thiết trong gia đình nhé!

Các ngày lễ trong tháng 12 Dương lịch

1.

Những tháng cuối năm luôn là khoảng thời gian có rất nhiều ngày lễ cũng như lễ hội lớn được tổ chức. Hãy cùng VnAsk điểm lại những ngày lễ lớn trong tháng 12 Dương lịch tới đây nhé!

Ngày thành lập Đội tuyên truyền giải phóng quân

Tháng 12 năm 1944, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã ra chỉ thị thành lập Đội Việt Nam Tuyên truyền Giải phóng quân. Chỉ thị của lãnh tụ Hồ Chí Minh nhấn mạnh: "Tên Đội Việt Nam Tuyên truyền Giải phóng quân nghĩa là chính trị quan trọng hơn quân sự. Nó là đội tuyên truyền đồng thời nó là khởi điểm của giải phóng quân, nó có thể đi suốt từ Nam chí Bắc...".

Ngày 22 tháng 12 năm 1944, tại khu rừng thuộc huyện Nguyên Bình, tỉnh Cao Bằng, Đội Việt Nam Tuyên truyền Giải phóng quân đã chính thức được thành lập với 3 tiểu đội, gồm 34 chiến sĩ được lựa chọn từ những chiến sĩ Cao - Bắc - Lạng và đồng chí Võ Nguyên Giáp được chỉ định làm chỉ huy trưởng. Đội Việt Nam Tuyên truyền Giải phóng quân là đơn vị chủ lực của lực lượng vũ trang cách mạng, đồng thời đơn vị cũng là tiền thân của lực lượng Quân đội nhân dân Việt Nam.

Các ngày kỷ niệm trong tháng 12

Ngay sau khi được thành lập, theo chỉ thị “phải đánh thắng trận đầu”, các chiến sĩ của Đội Việt Nam Tuyên truyền Giải phóng quân đã mưu trí và táo bạo đột nhập vào đồn Phai Khắt vào 17 giờ chiều ngày 25 tháng 12 năm 1944. Sáng ngày hôm sau 26 tháng 12 năm 1944, đơn vị đã đột nhập đồn Nà Ngần. Đội Việt Nam Tuyên truyền Giải phóng quân đã tiêu diệt được 2 đồn địch, giết chết 2 tên đồn trưởng, bắt sống toàn bộ binh lính, đồng thời thu giữ toàn bộ số vũ khí, quân trang và quân dụng của quân địch.

Từ khi được thành lập, Đội Việt Nam Tuyên truyền Giải phóng quân luôn luôn phát triển, ngày càng trở nên trưởng thành và hoàn thiện hơn. Ngày 22 tháng 12 năm 1944 được chính thức lấy làm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam, đánh dấu sự ra đời của một tổ chức quân sự mới của dân tộc Việt Nam: “Một quân đội của dân, do dân, vì dân, luôn gắn bó máu thịt với dân, luôn luôn được dân tin yêu, đùm bọc".

Tên gọi “Quân đội nhân dân” được Chủ tịch Hồ Chí Minh đặt với ý nghĩa là: “Từ nhân dân mà ra, vì nhân dân phục vụ”. Từ đó cho tới nay, ngày 22 tháng 12 hàng năm được chọn làm ngày kỉ niệm thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam.

>> Xem thêm: Lời chúc ngày 22/12, thơ về ngày 22/12 hay mừng Quân đội Nhân dân Việt Nam

Ngày hội Quốc phòng toàn dân

Năm 1989, theo chỉ thị của Ban bí thư Trung ương Đảng và quyết định của Chính phủ, ngày 22/12 hàng năm không chỉ là ngày kỷ niệm thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam mà còn là Ngày hội Quốc phòng Toàn dân. Ngày 22/12/1989 - Ngày hội Quốc phòng toàn dân lần đầu tiên được tổ chức ở tất cả các địa phương trong cả nước và từ đó đến nay, ngày này hằng năm trở thành ngày hội lớn, ngày hội quy tụ sức mạnh bảo vệ Tổ quốc của toàn dân tộc.

Việc lấy ngày 22/12 hằng năm làm “Ngày hội Quốc phòng toàn dân” là quyết định đúng đắn, sáng tạo, thể hiện ý Đảng hòa quyện với lòng dân - chủ trương nhất quán, xuyên suốt của Đảng, khẳng định quan điểm toàn dân tham gia xây dựng, củng cố quốc phòng, bảo vệ Tổ quốc, trong đó, Quân đội nhân dân (QĐND) làm nòng cốt.

Lễ Giáng sinh

Theo phần lớn các tín hữu Kitô giáo, ngày lễ Giáng sinh (còn được gọi là lễ Noel, lễ Thiên Chúa Giáng sinh, Christmas hay X-mas) là ngày kỉ niệm Chúa Jesus (Giêsu) ra đời. Họ luôn tin rằng Chúa Giêsu được sinh tại Bethlehem thuộc xứ Judea nước Do Thái (ngày nay là 1 thành phố của Palestine), lúc bấy giờ thuộc Đế quốc La Mã, khoảng giữa năm 7 TCN và năm 2.

Thông thường, lễ Giáng sinh được cử hành chính thức vào ngày 25 tháng 12 thế nhưng từ tối 24/12 đã diễn ra nhiều hoạt động bởi theo lịch Do Thái, hoàng hôn chính là lúc bắt đầu một ngày mới chứ không phải nửa đêm như lịch thông thường. Ngày 25 tháng 12 thường được gọi là lễ chính ngày còn lễ đêm 24 tháng 12 được gọi là lễ vọng và đêm lễ này thường thu hút được nhiều người tham dự hơn.

Các ngày lễ trong tháng 12

Xưa kia, lễ Giáng sinh là dịp để người theo đạo Kitô giáo kỷ niệm ngày sinh của người lãnh đạo tôn giáo mình - người mà họ cho là Thiên Chúa. Tuy nhiên, theo thời gian, nhờ sự giao thoa văn hóa giữa các quốc gia mà ngày lễ Giáng sinh đã trở thành một ngày lễ quốc tế được tổ chức tại rất nhiều nơi trên thế giới.

Lễ Giáng sinh không chỉ đơn thuần là dịp để kỷ niệm ngày Thiên Chúa giáng thế mà đây còn là một ngày lễ của mỗi gia đình. Giáng sinh là dịp để các thành viên, các thế hệ được tụ tập, quây quần bên nhau, cùng nhau tâm sự, sẻ chia về cuộc sống, công việc và đón chào một năm mới sắp tới. Bên cạnh đó, Giáng sinh cũng là một ngày để những thông điệp của hòa bình được lan tỏa, đồng thời cũng là dịp để mỗi chúng ta sẻ chia với những người kém may mắn hơn, những người vô gia cư, bị bỏ rơi, cô đơn, già yếu hay bệnh tật...

>>> Xem thêm: Giáng Sinh là ngày gì? Nguồn gốc & ý nghĩa ngày Giáng Sinh

Ngoài những ngày lễ được liệt kê trên đây, trong tháng 12 này còn diễn ra một số sự kiện quốc tế nổi bật khác như:

  • 1 tháng 12 - Ngày Thế giới phòng chống HIV/AIDS (World AIDS Day)
  • 1 tháng 12 - Quốc khánh România
  • 2 tháng 12 - Quốc khánh Các tiểu vương quốc Ả Rập thống nhất
  • 2 tháng 12 - Quốc khánh Lào
  • 3 tháng 12 - Ngày Người khuyết tật Quốc tế (International Day of Disabled Persons)
  • 6 tháng 12 - Quốc khánh Phần Lan
  • 9 tháng 12 - Ngày Quốc tế chống tham nhũng (International Anti-Corruption Day) theo LHQ
  • 10 tháng 12 - Ngày Nhân quyền (Human Rights Day) theo LHQ
  • 12 tháng 12 - Quốc khánh Kenya
  • 20 tháng 12 - Ngày Quốc tế Đoàn kết Nhân loại (International Human Solidarity Day)
  • 22 tháng 12 - Đông chí
  • 25 tháng 12 - Lễ Giáng sinh
  • 26 tháng 12 - Quốc khánh Liên bang Nga

>> Xem thêm: Tháng 12 là tháng gì đối với đàn ông, con trai?

Các ngày lễ trong tháng 12 Âm lịch

2.

Rằm tháng Chạp

Rằm tháng Chạp (tức 15 tháng 12 Âm lịch) là ngày rằm cuối cùng của một năm tính theo lịch Âm. Với nhiều người dân Việt Nam, ngày rằm này có ý nghĩa khá quan trọng. Họ thường sẽ thực hiện lễ cúng rất trang nghiêm, chu đáo nhằm đẩy lùi những điều không may mắn của năm cũ và cầu mong những điều tốt đẹp đến với gia đình mình.

>>> Tham khảo: Rằm tháng Chạp cúng gì? Văn khấn rằm tháng Chạp chuẩn nhất

Tết ông Công ông Táo

Các ngày lễ trong tháng 12 Âm lịch

Lễ cúng ông Công ông Táo là một trong những lễ cúng quan trọng trong dịp trước Tết Nguyên Đán. Người ta quan niệm một năm mở đầu bằng Tết Nguyên Đán và kết thúc bằng Tết ông Táo vào 23 tháng Chạp. Theo sự tích dân gian Việt Nam, hằng năm, vào ngày 23 tháng Chạp, Táo Quân sẽ cưỡi cá chép bay về trời để trình báo mọi việc lớn nhỏ xảy ra trong gia đình với Ngọc Hoàng. Cho đến đêm Giao thừa, Táo Quân sẽ quay về hạ giới để tiếp tục công việc trông coi bếp lửa của các gia đình.

Táo Quân có nguồn gốc từ ba vị thần Thổ Công, Thổ Địa, Thổ Kỳ của Lão giáo Trung Quốc nhưng được người Việt cổ chuyển hóa thành sự tích Táo Quân bao gồm 3 vị là thần Đất, thần Nhà, thần Bếp núc. Tuy vậy người dân vẫn quen gọi chung là Táo Quân hoặc ông Táo.

>>> Xem thêm: Nguồn gốc tục lệ cúng ông Táo và ý nghĩa ngày ông Công ông Táo

Lễ tất niên

Các ngày lễ, ngày kỷ niệm trong tháng 12 Âm lịch

Tất niên là một nghi thức không thể thiếu trong văn hóa của người Việt Nam. Lễ này thường được tổ chức vào dịp cuối năm Âm lịch ra nhằm ghi nhận việc kết thúc một năm và chuẩn bị bước sang năm mới.  Theo nghĩa Hán Việt thì "tất" có nghĩa là hết, hoàn thành, xong; còn "niên" có nghĩa là năm. Vì thế, tất niên được hiểu đơn giản là kết thúc một năm.

Thường thì tất niên ở nước ta được tổ chức vào ngày cuối cùng của năm tính theo lịch Âm (tức là ngày 30 tháng 12 Âm lịch, hay còn được gọi là ngày 30 Tết, một số năm thiếu thì sẽ được tổ chức vào ngày 29 tháng 12 Âm lịch (ngày 29 Tết)). Vào dịp tất niên, các thành viên trong gia đình sẽ quây quần, sum họp để ăn tất niên, tức là ăn bữa cơm cuối cùng của năm để tiễn đưa năm cũ và chuẩn bị đón chào năm mới.

>>> Tham khảo: 

Trên đây là tổng hợp chi tiết những ngày kỷ niệm trong tháng 12 năm 2021 theo lịch Dương và lịch Âm. Hy vọng rằng chia sẻ này của chúng tôi đã đem đến thông tin hữu ích để bạn và gia đình sắp xếp các kế hoạch nghỉ ngơi, thư giãn sau những giờ làm việc, học tập căng thẳng hoặc chuẩn bị cho các hoạt động cúng bái vào dịp quan trọng. Đừng quên truy cập  để đọc thêm nhiều bài viết khác với chủ đề thú vị, gần gũi với cuộc sống xung quanh bạn nhé!

>> Xem thêm các bài viết liên quan: