Ý nghĩa của tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên của người Việt

Cập nhật: 07/11/2022 Sưu tầm
Ý nghĩa thờ cúng tổ tiên

Từ xa xưa người Việt đã có tín ngưỡng thờ cũng tổ tiên, vậy ý nghĩa của việc thờ cũng tổ tiên là gì? VnAsk.com xin gửi tới bạn đọc bài viết ý nghĩa của việc thờ cúng tổ tiên để bạn đọc cùng tham khảo và có thể hiểu rõ hơn về vấn đề này.

1. Tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên của người Việt

1.

1.1. Khái niệm tín ngưỡng:

Tín ngưỡng là hệ thống các niềm tin mà con người tin vào để giải thích thế giới và để mang lại sự bình an cho cá nhân và cộng đồng. Tín ngưỡng đôi khi được hiểu là tôn giáo. Điểm khác biệt giữa tín ngưỡng và tôn giáo ở chỗ, tín ngưỡng mang tính dân tộc nhiều hơn tôn giáo, tín ngưỡng có tổ chức không chặt chẽ như tôn giáo. Khi nói đến tín ngưỡng người ta thường nói đến tín ngưỡng của một dân tộc hay một số dân tộc có một số đặc điểm chung còn tôn giáo thì không mang tính dân tộc. Tín ngưỡng không có một hệ thống điều hành và tổ chức như tôn giáo, nếu có thì hệ thống đó cũng lẻ tẻ và rời rạc. Tín ngưỡng nếu phát triển đến một mức độ nào đó thì có thể thành tôn giáo

1.2. Tại sao người việt thờ cúng tổ tiên?

Tổ tiên theo quan niệm của người Việt Nam, trước hết là những người cùng huyết thống, như cha, mẹ, ông, bà, cụ, kỵ v.v… là người đã sinh ra mình. Tổ tiên cũng là những người có công tạo dựng nên cuộc sống hiện tại như các vị “Thành hoàng làng” các “Nghệ tổ”. Không chỉ thế, tổ tiên còn là những người có công bảo vệ làng xóm, quê hương, đất nước khỏi nạn ngoại xâm như Trần Hưng Đạo đã thành “Cha” được tổ chức cúng, giỗ vào tháng 8 âm lịch hàng năm. “Tháng 8 giỗ cha” ở rất nhiều nơi trong cộng đồng người Việt. Ngay cả “Thành hoàng” của nhiều làng cũng không phải là người đã có công tạo dựng nên làng, mà có khi là người có công, có đức với nước được các cụ xa xưa tôn thờ làm “thành hoàng”. Tổ tiên trong tín ngưỡng của người Việt Nam còn là “Mẹ Âu Cơ”, còn là “Vua Hùng”, là người sinh ra các dân tộc trong đại gia đình Việt Nam.

*Cơ sở tâm linh: Cơ sở quan trọng đầu tiên cho việc hình thành bất cứ tôn giáo tín ngưỡng nào cũng là quan niệm tâm linh của con người về thế giới. Cũng như nhiều dân tộc khác, người Việt xuất phát từ nhận thức “vạn vật hữu linh” – mọi vật đều có linh hồn, và bắt đầu từ giới tự nhiên xung quanh mình, và linh hồn trở thành đầu mối của tín ngưỡng. Từ quan niệm đó hình thành nên niềm tin về sự tồn tại của linh hồn và mối liên hệ giữa người đã chết và người sống (cùng chung huyết thống). Người đã chết bằng linh hồn trở về chứng kiến, theo dõi hành vi của con cháu, quở trách hoặc phù hộ cuộc sống của họ.

Ngoài lí do tin vào những người đã khuất, ý thức tôn trọng cội nguồn và đức tính hiếu thảo của người Việt cũng là cơ sở quan trọng hình thành nên tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên. Con cháu bày tỏ lòng biết ơn đối với các bậc sinh thành, lúc họ đã chết cũng như khi còn sống đồng thời cũng thể hiện trách nhiệm liên tục và lâu dài của con cháu đối với nhu cầu của tổ tiên. Trách nhiệm được biểu hiện không chỉ trong các hành vi sống (giữ gìn danh dự và tiếp tục truyền thống của gia đình, dòng họ, đất nước) mà còn ở trong các hành vi cúng tế cụ thể. Từ đó, tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên dần được hình thành.

Tín ngưỡng của tục thờ cúng tổ tiên tồn tại ở nhiều dân tộc Đông Nam Á song nó vẫn được xem như là tín ngưỡng đặc trưng cho người Việt về tính phổ biến của nó đối với cộng đồng, hầu như trong mỗi gia đình người Việt đều có bàn thờ gia tiên.

Người phương Đông vốn có thói quen tâm lý duy tình nhưng biểu hiện này ở người Việt càng trở nên sâu sắc hơn. Con người vừa chịu quan niệm “sống vì mồ mả, ai sống vì bát cơm” mong được nhận “phúc ấm của tổ tiên” nhưng lại lo trách nhiệm để phúc cho con cháu “đời cha ăn mặn đời con khát nước”. Bởi vậy mà khi cúng lễ tổ tiên, một mặt con người hướng về quá khứ, định hướng cho hiện tại (giáo dục truyền thống gia đình, đạo lý làm người cho con cháu) và mặt khác đã chuẩn bị cho tương lai.

Tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên có nội dung bình dị và giàu tính thực tiễn, không cực đoan như nhiều tôn giáo khác. Bằng việc thờ cúng tổ tiên, thế hệ trước nêu gương cho thế hệ sau không chỉ vì trách nhiệm đối với các bậc sinh thành mà còn để giáo dục dạy dỗ con cháu lưu truyền nòi giống. Trong khi tế lễ, lời khấn vái của họ cũng thật giản dị, rất thực tiễn: lời cầu xin che chở, phù trợ cho cuộc sống hàng ngày của họ được bình yên, suôn sẻ. Không biết sự cầu xin ấy hiệu quả như thế nào, nhưng trước hết, con người cảm thấy thanh thản về mặt tâm linh, điểm tựa tinh thần quan trọng cho cuộc sống. Do đó, khả năng phổ biến trong không gian và thời gian của tín ngưỡng này cũng là một điều dễ hiểu

Cơ sở xã hội: Khi bước vào chế độ phụ quyền, vai trò của người đàn ông trở nên quan trọng trong họat động kinh tế và sinh họat của gia đình. Con cái mang họ cha và con trai kế tiếp ý thức về uy quyền trong gia đình của mình. Tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên bắt nguồn từ đấy..

Không chỉ chịu ảnh hưởng từ chế độ phụ quyền, tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên còn chịu ảnh hưởng từ ba dòng tôn giáo chính ở Việt Nam. Đó là:

Nho giáo: Theo như Khổng Tử, sự sống của con người không phải do tạo hóa sinh ra càng không phải do bản thân tự tạo ra mà nhờ cha mẹ, sự sống của cha mẹ lại gắn với ông bà và cứ như vậy thế hệ sau kế tiếp thế hệ trước, vì thế mà thế hệ sau phải biết ơn thế hệ trước. Cùng với tư tưởng tôn quân, quyền huynh thế phụ đã củng cố thêm tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên ở nước ta ngày một thể chế hóa.

Đạo giáo: Nếu như Khổng giáo đặt nền tảng lý luận về đạo đức, về trật tự kỉ cương xã hội cho tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên của người Việt thì Đạo giáo góp phần củng cố niềm tin vào sự tồn tại và năng lực siêu nhiên của linh hồn những người đã chết thông qua một số nghi lễ thờ cúng như: gọi hồn, bùa chú, ma chay, tang lễ, mồ mả và đốt vàng mã.

Phật giáo: Phật giáo có ảnh hưởng rất lớn đến sự giữ gìn và phát triển tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên ở Việt Nam trước hết là quan niệm của Phật giáo về cái chết, kiếp luân hồi và nghiệp báo. Những tư tưởng cơ bản của Phật giáo có ảnh hưởng lớn lao đến sự phát triển của tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên người Việt nhưng không vì thế mà có sự sao chép y nguyên. Người Việt Nam quan niệm rằng cha mẹ tổ tiên luôn lo lắng, quan tâm cho con cái ngay cả khi họ đã chết. Người sống chăm lo đến linh hồn người chết, vong hồn người chết sẽ quan tâm đến sự sống của người đang sống.

2. Ý nghĩa của việc thờ cúng tổ tiên

2.

Tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên là quan niệm về sự tồn tại của những linh hồn và mối liên hệ giữa người đã khuất và người sống bằng đấng vô hình hiện hữu trong cuộc sống dõi theo con cháu và đem lại phước lộc, tài thọ cho họ.

Trải qua sự luân chuyển và biến cố của lịch sử, nhiều tín ngưỡng dân gian đã gặp phải thời kì khó khăn khi bị quy kết là “mê tín dị đoan” thế nhưng tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên vẫn tồn tại trong tiềm thức của mỗi người dân Việt.

Tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên mang một ý nghĩa hết sức quan trọng đối với dân tộc Việt Nam. Thông qua phong tục này, nó không chỉ thể hiện ý thức luôn hướng về nguồn cội, bày tỏ lòng hiếu thảo mà còn mang giá trị về mặt tâm linh.

Tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên mang ý nghĩa bày tỏ sự biết ơn luôn hướng về cội nguồn của mỗi người, với cội nguồn dân tộc.

Ý nghĩa sâu sắc của tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên của người Việt Tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên là quan niệm về sự tồn tại của những linh hồn và mối liên hệ giữa người đã khuất và người sống bằng đấng vô hình hiện hữu trong cuộc sống dõi theo con cháu và đem lại phước lộc, tài thọ cho họ. Trải qua sự luân chuyển và biến cố của lịch sử, nhiều tín ngưỡng dân gian đã gặp phải thời kì khó khăn khi bị quy kết là “mê tín dị đoan” thế nhưng tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên vẫn tồn tại trong tiềm thức của mỗi người dân Việt. Tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên mang một ý nghĩa hết sức quan trọng đối với dân tộc Việt Nam. Thông qua phong tục này, nó không chỉ thể hiện ý thức luôn hướng về nguồn cội, bày tỏ lòng hiếu thảo mà còn mang giá trị về mặt tâm linh. Tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên mang ý nghĩa bày tỏ sự biết ơn luôn hướng về cội nguồn của mỗi người, với cội nguồn dân tộc. Theo quan niệm truyền thống, tổ tiên trước hết là những người cùng chung huyết mạch như ông bà, cha mẹ… là những đã sinh thành ra ta. Không chỉ vậy, tổ tiên còn là những bậc anh hùng có công bảo vệ làng xóm, đất nước, đánh đuổi giặc ngoại xâm. Có thể kể đến như Trần Hưng Đạo được tôn thờ là là người cha của dân tộc, được thực hiện tín ngưỡng thờ cúng giỗ vào tháng 8 âm lịch hàng năm. Trong tiềm thức của người Việt Nam tổ tiên còn là Mẹ Âu Cơ, là những vị Vua Hùng những người đã kiến tạo nên nước non và nguồn cội sinh ra các dân tộc Việt Nam. Dân gian ta có câu: ”Dù ai đi ngược về xuôi Nhớ ngày giỗ tổ mùng 10 tháng 3.” Câu ca dao trên đã hàm chứa phần nào về tinh thần luôn hướng về nguồn cội, luôn tôn thờ và tưởng nhớ về tổ tiên. Cứ vào những ngày này hàng năm, mỗi “con rồng, cháu tiên” đều khắc ghi và thành kính tưởng nhớ tới công lao của những vị vua hùng đã có công dựng nước và giữ nước. Có thể nói, tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên nhắc nhớ mỗi chúng ta, dù ở đâu, xa quê hương nhưng luôn tôn thờ và khắc ghi nguồn cội của mình. Thông qua đó giáo dục mỗi người luôn phải có trách nhiệm với quên hương đất nước, bảo tồn và phát huy những giá trị tốt đẹp mà tổ tiên ta đã dày công vun đắp. Phong tục này như sợi dây liên kết giữa những người sống và những người đã khuất, những người trên trần thế và những người ở thế giới tâm linh. Điều này bày tỏ về quan niệm nhân sinh của dân tộc Việt “sự tử như sự sinh, sự vong như sự tồn”. Theo quan niệm của người Việt, chết chưa phải là kết thúc, tổ tiên luôn bên cạnh dõi theo và phù hộ cho chúng ta trong cuộc sống. Nhờ vào hình thức tín ngưỡng này, người Việt bày tỏ sự biết ơn và lòng thành kính, tấm lòng hiếu thảo với ông bà tổ tiên với những người đã sinh thành dưỡng dục chúng ta. Chúng ta luôn tin rằng, sau khi mất, tổ tiên không bao giờ biến mất mà vẫn luôn sát cánh cùng con cháu và chúng ta nên làm tròn bổ phận đạo hiếu của một người con. Những giá trị này luôn được dân tộc ta đúc kết và truyền dạy cho những thế hệ sau qua những câu ca dao hết sức ý nghĩa “Ăn quả nhớ kẻ trồng cây” hay “Cây có gốc mới nở cành xanh ngọn – Nước có nguồn mới bể rộng sông sâu”. Trong mỗi gia đình Việt, tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên truyền tải đạo lý sâu sắc “Uống nước nhớ nguồn” đã trở thành nét đẹp trong văn hóa của người Việt. Thông qua đó, mỗi con người hiểu được giá trị của “đạo hiếu” trong cuộc sống trong mối quan hệ với những người trong gia đình. Công cha nặng tựa mây núi, nghĩa mẹ rộng tựa biển trời bao la, do đó chúng ta luôn phải hiếu thảo và biết ơn với cha mẹ khi còn sống và luôn khắc cốt và bày tỏ sự thành kính và xót thương khi cha mẹ về thế giới vĩnh hằng. Gía trị quý báu nhất tiềm ẩn trong tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên của người Việt đó là lời răn dạy về lòng hiếu thảo. Như vậy, tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên không chỉ là nét đẹp truyền thống của văn hóa dân tộc mà nó còn là bài học đạo đức vô giá trong tiềm thức của mỗi người. Nó răn dạy con người về đức hiếu thảo, hiếu sinh và hướng về cội nguồn…

Theo quan niệm truyền thống, tổ tiên trước hết là những người cùng chung huyết mạch như ông bà, cha mẹ… là những đã sinh thành ra ta.

Không chỉ vậy, tổ tiên còn là những bậc anh hùng có công bảo vệ làng xóm, đất nước, đánh đuổi giặc ngoại xâm.

Có thể kể đến như Trần Hưng Đạo được tôn thờ là là người cha của dân tộc, được thực hiện tín ngưỡng thờ cúng giỗ vào tháng 8 âm lịch hàng năm.

Trong tiềm thức của người Việt Nam tổ tiên còn là Mẹ Âu Cơ, là những vị Vua Hùng những người đã kiến tạo nên nước non và nguồn cội sinh ra các dân tộc Việt Nam. Dân gian ta có câu:

”Dù ai đi ngược về xuôi

Nhớ ngày giỗ tổ mùng 10 tháng 3.”

Câu ca dao trên đã hàm chứa phần nào về tinh thần luôn hướng về nguồn cội, luôn tôn thờ và tưởng nhớ về tổ tiên. Cứ vào những ngày này hàng năm, mỗi “con rồng, cháu tiên” đều khắc ghi và thành kính tưởng nhớ tới công lao của những vị vua hùng đã có công dựng nước và giữ nước.

Có thể nói, tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên nhắc nhớ mỗi chúng ta, dù ở đâu, xa quê hương nhưng luôn tôn thờ và khắc ghi nguồn cội của mình.

Thông qua đó giáo dục mỗi người luôn phải có trách nhiệm với quên hương đất nước, bảo tồn và phát huy những giá trị tốt đẹp mà tổ tiên ta đã dày công vun đắp.

Phong tục này như sợi dây liên kết giữa những người sống và những người đã khuất, những người trên trần thế và những người ở thế giới tâm linh. Điều này bày tỏ về quan niệm nhân sinh của dân tộc Việt “sự tử như sự sinh, sự vong như sự tồn”.

Theo quan niệm của người Việt, chết chưa phải là kết thúc, tổ tiên luôn bên cạnh dõi theo và phù hộ cho chúng ta trong cuộc sống.

Nhờ vào hình thức tín ngưỡng này, người Việt bày tỏ sự biết ơn và lòng thành kính, tấm lòng hiếu thảo với ông bà tổ tiên với những người đã sinh thành dưỡng dục chúng ta.

Chúng ta luôn tin rằng, sau khi mất, tổ tiên không bao giờ biến mất mà vẫn luôn sát cánh cùng con cháu và chúng ta nên làm tròn bổ phận đạo hiếu của một người con.

Những giá trị này luôn được dân tộc ta đúc kết và truyền dạy cho những thế hệ sau qua những câu ca dao hết sức ý nghĩa “Ăn quả nhớ kẻ trồng cây” hay “Cây có gốc mới nở cành xanh ngọn – Nước có nguồn mới bể rộng sông sâu”.

Trong mỗi gia đình Việt, tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên truyền tải đạo lý sâu sắc “Uống nước nhớ nguồn” đã trở thành nét đẹp trong văn hóa của người Việt. Thông qua đó, mỗi con người hiểu được giá trị của “đạo hiếu” trong cuộc sống trong mối quan hệ với những người trong gia đình.

Công cha nặng tựa mây núi, nghĩa mẹ rộng tựa biển trời bao la, do đó chúng ta luôn phải hiếu thảo và biết ơn với cha mẹ khi còn sống và luôn khắc cốt và bày tỏ sự thành kính và xót thương khi cha mẹ về thế giới vĩnh hằng.

Giá trị quý báu nhất tiềm ẩn trong tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên của người Việt đó là lời răn dạy về lòng hiếu thảo.

Như vậy, tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên không chỉ là nét đẹp truyền thống của văn hóa dân tộc mà nó còn là bài học đạo đức vô giá trong tiềm thức của mỗi người. Nó răn dạy con người về đức hiếu thảo, hiếu sinh và hướng về cội nguồn…

Trên đây VnAsk.com vừa gửi tới bạn đọc bài viết Ý nghĩa của tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên của người Việt. Chắc hẳn qua bài viết bạn đọc đã nắm được những ý chính cũng như ý nghĩa của tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên của người Việt rồi đúng không ạ? Qua bài viết, chúng ta đã thấy rõ được sự khác biệt giữa tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên của người Việt Nam và một số nước trong khu vực cùng với ý nghĩa của tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên của người Việt. Hi vọng qua đây các bạn có thêm nhiều thông tin bổ ích nhé. Để biết thêm nhiều bài viết hay và ý nghĩa khác về Tết cổ truyền, các bài hãy theo dõi chuyên mục Tết Nguyên Đán 2023 trên trang VnAsk, để tìm hiểu về các phong tục, tập quán ý nghĩa nhé.